Saturday, November 30, 20246:31 AM(View: 40)
Trong Mùa Tạ Ơn 2024 này, con nhìn lại cuộc đời 74 năm của con để nhìn thấy Bàn Tay Chúa an bài. Con cảm tạ Chúa vì con đã từng nhìn thấy những ơn lành mà Chúa ban cho con trong suốt cuộc đời của con.
Saturday, November 30, 20245:02 AM(View: 42)
1. Một người phụ nữ chia sẻ: Vợ chồng tôi là chủ của một tiệm làm móng tay (nails). Suốt ngày chúng tôi rất bận rộn với nhiều khách hàng và các thợ làm móng. Vì thế tôi đã phá thai đến 4 lần vì sợ rằng có con cái...
Thursday, November 28, 20242:24 PM(View: 52)
Ngày hôm nay tôi đọc được một tin rất buồn từ FB Catholic Saint of The Day như sau: Xin cầu nguyện cho linh
Thursday, November 28, 20241:55 PM(View: 46)
Hôm nay là Lễ Tạ Ơn. Buổi sáng vợ chồng tôi đến dự Lễ sớm vì biết hôm nay là Lễ của hai sắc dân Việt và Mỹ nên rất đông.
Thursday, November 28, 20241:14 PM(View: 54)
By: Susan Tassone Đức Mẹ Maria khi hiện ra tại làng Medjugorje đã từng nói về cây thánh giá trên núi Krizevac như sau:
Wednesday, November 27, 20249:15 PM(View: 50)
By: Susan Tassone Hai năm sau, cha Aladel đến gặp Đức Tổng Giám Mục de Quelen ở Paris và kể lại cho Đức Cha nghe những gì đã xẩy ra tại vùng Rue du Bac cũng ở tại Paria. Ngài nói rằng mề đay này hợp với những giáo huấn của Giáo Hội.
Wednesday, November 27, 20248:41 PM(View: 53)
By: Susan Tassone Vào năm 1830, nữ tu Catherine Laboure được Đức Mẹ Vô Nhiễm hiện ra và bảo vị nữ tu hãy cho đúc một mề đay huyền nhiệm và phân phát cho mọi người. Cuộc hiện ra đầu tiên là vào buổi tối trước lễ Thánh Vincent DePaul, đó là ngày 19 tháng 7.
Tuesday, November 26, 20248:44 PM(View: 58)
Trong một cuộc phỏng vấn của một nữ tu với bà Maria Simma ở nước Áo. Bà Simma nói rằng:
Sunday, November 24, 20249:30 PM(View: 60)
Một nữ tu chia sẻ: Trong Mùa Tạ Ơn này, chúng ta hãy cố gắng trong suốt một ngày gồm 24 tiếng đồng hồ thì sẽ ta sẽ không nói một lời than van và chê trách ai cả. Liệu chúng ta có làm được không?
Saturday, November 23, 20248:52 PM(View: 52)
Chỉ còn có mấy ngày nữa là đến ngày Tạ Ơn. Nhân dịp mùa lễ lớn này, chúng tôi xin kính chúc quý vị và gia đình có một mùa Tạ Ơn đầy tràn Ơn Thánh Chúa và một mùa lễ sum họp gia đình đầm ấm và hạnh phúc.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ BẢY TUẦN VII PHỤC SINH SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : Cv 28,16-20.30-31

Saturday, May 30, 20207:43 AM(View: 938)

16-12aLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ BẢY TUẦN VII PHỤC SINH

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : Cv 28,16-20.30-31

Ông Phao-lô ở lại Rô-ma và rao giảng Nước Thiên Chúa.

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

16 Khi chúng tôi vào Rô-ma, ông Phao-lô được phép ở nhà riêng cùng với người lính canh giữ ông.

17 Ba ngày sau, ông mời các thân hào Do-thái đến. Khi họ đã tới đông đủ, ông nói với họ : “Thưa anh em, tôi đây, mặc dầu đã không làm gì chống lại dân ta hay các tục lệ của tổ tiên, tôi đã bị bắt tại Giê-ru-sa-lem và bị nộp vào tay người Rô-ma. 18 Sau khi điều tra, họ muốn thả tôi, vì tôi không có tội gì đáng chết. 19 Nhưng vì người Do-thái chống đối, nên bó buộc tôi phải kháng cáo lên hoàng đế Xê-da ; tuy vậy không phải là tôi muốn tố cáo dân tộc tôi. 20 Đó là lý do khiến tôi xin được gặp và nói chuyện với anh em, bởi chính vì niềm hy vọng của Ít-ra-en mà tôi phải mang xiềng xích này.”

30 Suốt hai năm tròn, ông Phao-lô ở tại nhà ông đã thuê, và tiếp đón tất cả những ai đến với ông. 31 Ông rao giảng Nước Thiên Chúa và dạy về Chúa Giê-su Ki-tô, một cách rất mạnh dạn, không gặp ngăn trở nào.

Đáp ca : Tv 10,4.5 và 7 (Đ. x. c.7b)

Đ. Những kẻ sống ngay lành được chiêm ngưỡng thánh nhan.

4Đức Chúa ngự trong thánh điện,
ngai Đức Chúa đặt trên cõi trời ;
Chúa đưa mắt nhìn, dò xét phàm nhân.

Đ. Những kẻ sống ngay lành được chiêm ngưỡng thánh nhan.

5Chúa dò xét người lành kẻ dữ,
ghét những ai ưa thích bạo tàn.7Quả thật Chúa là Đấng công chính,
ưa thích điều chính trực ; những kẻ sống ngay lành
được chiêm ngưỡng Thánh Nhan.

Đ. Những kẻ sống ngay lành được chiêm ngưỡng thánh nhan.

Tung hô Tin Mừng : x. Ga 16,7.13

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : “Thầy sẽ sai Thần Khí sự thật đến với anh em ; Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn.” Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Ga 21-20-25

Chính môn đệ này đã viết ra những điều đó và lời chứng của người ấy là xác thực.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

20 Khi ấy, ông Phê-rô quay lại, thì thấy người môn đệ Đức Giê-su thương mến đi theo sau ; ông này là người đã nghiêng mình vào ngực Đức Giê-su trong bữa ăn tối và hỏi : “Thưa Thầy, ai là kẻ nộp Thầy ?” 21 Vậy khi thấy người đó, ông Phê-rô nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, còn anh này thì sao ?” 22 Đức Giê-su đáp : “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh ? Phần anh, hãy theo Thầy.” 23 Do đó, mới có tiếng đồn giữa anh em là môn đệ ấy sẽ không chết. Nhưng Đức Giê-su đã không nói với ông Phê-rô là : “Anh ấy sẽ không chết”, mà chỉ nói : “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh ?”

24 Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực.

25 Còn có nhiều điều khác Đức Giê-su đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ : cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra.


SUY NIỆM-LỜI CHỨNG THẬT


Thánh Micae Hồ Đình Hy (18081857), là một vị quan thanh liêm, thời vua Tự Đức. Ngài bị bắt và bị kết án vì theo đạo Giatô. Trong tù, ngài bị tra tấn dữ dội, khiến các quan đồng nghiệp cảm thương và khuyên giả vờ chối đạo để được tha, nhưng ngài quyết không giả vờ. Cuối cùng, ngày 22/5/1857, ngài đã chịu tử vì đạo tại An Hòa, Huế.


Lời chứng có vai trò quan trọng trong các vụ xử án, hay trong một vấn đề nào đó có liên quan đến danh dự hay tính mạng của bị cáo. Lời chứng gian có thể làm lợi cho người này, nhưng lại làm hại cho kẻ khác. Dù che mắt được người đời, nhưng người làm chứng gian sẽ phải trả lẽ công bằng trước mặt Chúa. Còn lời chứng thật, nhất là làm chứng cho chân lý, thường bị đe dọa và bị bách hại như người môn đệ trong Tin Mừng.

Thánh Hồ Đình Hy là một gương mẫu về việc làm chứng cho đức tin. Vì lời chứng của mình, ngài đã hy sinh mạng sống, và phần thưởng dành cho ngài là hạnh phúc bên Chúa.


(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn biết yêu mến sự thật là chính Chúa, để chúng con hăng say nói về Chúa cho tha nhân bằng chính đời sống của chúng con. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô: Hãy dạy các trẻ em biết làm dấu Thánh Giá


Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng bất chấp tội lỗi lan tràn, có những người "có khả năng cầu nguyện với Thiên Chúa một cách chân thành, có khả năng viết số mệnh của con người theo một cách khác". Và ngài yêu cầu dạy các trẻ em làm dấu Thánh Giá, "lời cầu nguyện đầu tiên".


Sáng thứ Tư 27/05, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn tiếp tục buổi tiếp kiến chung trực tuyến từ Thư viện Dinh Tông Tòa. Trong bài giáo lý, ngài nói về chủ đề lời cầu nguyện của những người công chính.


Đức Thánh Cha nhắc lại các chương đầu của sách Kinh Thánh với sự xuất hiện và lan rộng của sự dữ và tội lỗi trong thế giới con người. Dù chúng ta cảm thấy sự hiện diện của sự ác trên thế giới, nhưng kế hoạch của Thiên Chúa dành cho con người là tốt lành. Bên cạnh Cain ganh tị ác độc, có Abel, Sết, Ênốt và Nôê, những người khiêm nhường, chân thành cầu nguyện với Thiên Chúa. Những người công chính này là người kiến tạo hòa bình và họ cho thấy rằng lời cầu nguyện đích thực giải thoát khỏi khuynh hướng bạo lực; nó là cái nhìn hy vọng hướng về Thiên Chúa; nó có thể nuôi dưỡng sự sống mới thay cho sự khô cằn của hận thù.


Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu, như những người công chính trong Kinh Thánh không ngừng cầu khẩn, hãy cầu nguyện để chính mình được biến đổi, vâng theo ý Chúa, và cầu nguyện cho thế giới, xin Thiên Chúa hoàn thành hoạt động biến đổi trái tim con người. Ngài cũng nhắc hãy dạy cho trẻ em cầu nguyện, trước hết là biết làm dấu Thánh Giá. Đức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý như sau:


Tội lỗi lan tràn trong thế giới con người


Kế hoạch của Thiên Chúa dành cho con người là tốt lành, nhưng trong cuộc sống hàng ngày chúng ta lại nhận thấy có sự hiện diện của sự dữ. Những chương đầu tiên của sách Sáng Thế miêu tả sự phát triển, lan rộng của tội lỗi trong cuộc sống con người. Ông Adam và bà Evà (x. St 3,1-7) nghi ngờ ý định nhân lành của Thiên Chúa, nghĩ rằng họ đang gặp một vị thần ghen tương, ngăn cản họ được hạnh phúc. Từ đó, họ nổi loạn: họ không còn tin vào một Đấng Tạo Hóa quảng đại, mong muốn họ được hạnh phúc. Tâm hồn họ chiều theo cám dỗ của kẻ xấu, bị ảo tưởng về sự toàn năng: "Nếu chúng ta ăn trái của cây, chúng ta sẽ trở nên giống Thiên Chúa" (x. c. 5). Đây là cám dỗ, là tham vọng len vào tâm hồn. Nhưng họ đã gặp phải điều ngược lại: mắt họ mở ra và họ thấy mình trần truồng (c. 7).


Sự dữ càng trở nên tàn phá hơn trong thế hệ con người thứ hai: đó là câu chuyện về Cain và Abel (x. St 4,1-16). Cain ghen tị với em mình; mặc dù là con đầu lòng, anh coi Abel là đối thủ, người đe dọa quyền trưởng tử của anh ta. Sự ác xuất hiện trong trái tim Cain và anh ta không thể chiến thắng nó. Sự ác bắt đầu đi vào tâm lòng: nhìn người khác với những ý tưởng xấu, nghi ngờ. “Tên này là người xấu, sẽ hại mình.” Và thế là câu chuyện về tình huynh đệ đầu tiên kết thúc bằng một vụ giết người. Tôi nghĩ về tình huynh đệ nhân loại ngày nay: chiến tranh ở khắp nơi.


Hậu duệ của Cain phát triển các nghề thủ công và nghệ thuật, nhưng cũng phát triển bạo lực, được thể hiện qua bài ca độc ác của Laméc, nghe như một bài thi ca báo thù: “Vì một vết thương, ta đã giết một người; vì một chút sây sát, ta đã giết một đứa trẻ. Cain sẽ được báo thù gấp bảy, nhưng Laméc thì gấp bảy mươi bảy lần!” (St 4,23-24). Báo thù là thế này: bạn gây ra thì bạn phải đền trả. Nhưng quan tòa không nói điều này, mà là tôi nói. Tôi biến mình thành quan tòa. Và thế là tà ác lan truyền như dầu loang, cho đến khi nó chiếm trọn bức tranh: " Đức Chúa thấy rằng trên mặt đất sự gian ác của con người quả là nhiều, và suốt ngày lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu." (St 6,5). Các bức bích họa lớn về trận đại hồng thủy (chương 6-7) và tháp Babel (chương 11) cho thấy rằng cần có một khởi đầu mới, như một sáng tạo mới, sẽ được hoàn thành trong Chúa Kitô.


Lời cầu nguyện của những người công chính


Tuy nhiên, trong những trang đầu tiên của Kinh Thánh, một câu chuyện khác cũng được thuật lại, ít nổi bật hơn, khiêm tốn và đạo đức hơn nhiều, đại diện cho sự cứu rỗi của hy vọng. Ngay cả khi hầu hết mọi người cư xử một cách tàn bạo, tạo nên thù hận, vẫn có những người có thể cầu nguyện với Thiên Chúa một cách chân thành, có khả năng viết lại số phận của con người theo một cách khác. Abel dâng cho Thiên Chúa của lễ hy sinh là những hoa trái đầu mùa. Sau khi Adam chết, ông Adam và bà Evà có người con thứ ba, đó là Sết, người sinh ra Ênốt, và Sách Thánh nói: "Lúc đó, người ta bắt đầu kêu cầu danh Đức Chúa" (4,26). Sau đó, Khanốc ra đời; ông là một người "bước đi với Chúa" và được Thiên Chúa “bắt cóc” đưa lên thiên đàng (x. 5,22.24). Và cuối cùng là câu chuyện về ông Nôê, một người công chính đã "bước đi với Chúa" (6,9); qua ông, Thiên Chúa đã rút lại ý định xóa sổ loài người (x. 6,7-8).


Cầu nguyện giải thoát khỏi bản năng bạo lực, hướng về Thiên Chúa xin Người biến đổi trái tim chúng ta


Đọc những câu chuyện này, chúng ta có ấn tượng rằng cầu nguyện vừa là bờ đê vừa là nơi ẩn náu của con người trước làn sóng tràn đầy sự ác đang phát triển trên thế giới. Quan sát kỹ hơn, chúng ta cũng cầu nguyện để được cứu khỏi chính mình. “Lạy Chúa xin cứu con khỏi chính con, khỏi những tham vọng, đam mê của con.” Những người cầu nguyện trong những trang đầu tiên của Kinh Thánh là những người hoạt động vì hòa bình: thực tế, khi lời cầu nguyện là đích thực, nó giải thoát khỏi bản năng bạo lực và nó là một cái nhìn chăm chú vào Thiên Chúa, xin Người quay lại chăm sóc trái tim của con người. Sách Giáo lý viết: "Phẩm chất cầu nguyện này được sống bởi vô số người công chính trong tất cả các tôn giáo" (GLHTCG, 2569). Cầu nguyện vun trồng những bông hoa tái sinh ở những nơi mà lòng thù hận của con người chỉ có thể làm cho sa mạc lan rộng. Lời cầu nguyện có sức mạnh, bởi vì nó lôi kéo quyền năng của Thiên Chúa và quyền năng của Chúa luôn ban sự sống. Đó là Thiên Chúa của sự sống và làm cho tái sinh.


Đây là lý do tại sao vương quyền của Thiên Chúa đi qua những thế hệ con người nam nữ này, những người thường bị hiểu lầm hoặc bị loại ra ngoài lề trên thế giới. Nhưng thế giới sống và phát triển nhờ sức mạnh của Thiên Chúa được ban nhờ lời cầu nguyện của những người phục vụ Người. Họ là những con người không ồn ào, hiếm khi trở thành các tiêu đề, nhưng điều rất quan trọng là họ khôi phục niềm tin cho thế giới!


Hãy dạy trẻ em làm dấu Thánh Giá - lời cầu nguyện đầu tiên


Giải thích cho điều vừa nói, Đức Thánh Cha kể câu chuyện về một nhà lãnh đạo vô thần. Trong lòng ông không có cảm thức tôn giáo, nhưng ông đã nghe bà của mình cầu nguyện từ khi còn nhỏ và lời cầu nguyện đó đọng lại trong lòng ông. Rồi trong một thời điểm khó khăn trong cuộc sống, kỷ niệm đó trở lại trong lòng ông. Ông bắt đầu cầu nguyện như bà của ông và ông đã tìm gặp được Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha nhận định: Lời cầu nguyện là một chuỗi cuộc sống. Nhiều người cầu nguyện và gieo rắc sự sống….

Và ngài nhắc nhở: “Dạy cho trẻ em cầu nguyện là điều quan trọng. Tôi thấy đau lòng khi gặp các trẻ em và bảo ‘con hãy làm dấu Thánh giá' và các em không biết làm. Hãy dạy các em làm dấu Thánh giá, đó là lời cầu nguyện đầu tiên. Có thể các em sẽ quên, sẽ đi theo con đường khác. Nhưng điều đó lưu lại trong lòng các em, bởi vì đó là hạt giống sự sống, hạt giống đối thoại với Thiên Chúa.


Hành trình của Thiên Chúa trong lịch sử đã đi ngang qua họ: nó đã đi qua một "phần còn lại" của loài người, những người không khuất phục trước luật lệ của kẻ mạnh nhất, nhưng cầu xin Thiên Chúa thực hiện các phép lạ của Người, và trên hết là biến đổi trái tim bằng đá của chúng ta thành trái tim bằng thịt (x. Ed 36,26). Và điều này giúp cho việc cầu nguyện, bởi vì cầu nguyện mở lòng ra với Thiên Chúa, biến đổi trái tim cứng cỏi của chúng ta thành trái tim con người.


Hồng Thủy - Vatican News