26 Tháng Tư 20242:52 CH(Xem: 6)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 5. NHỮNG ƠN LẠ THƯỜNG
26 Tháng Tư 20242:16 CH(Xem: 7)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 4. Nữ Tu Cristina vào nhà Dòng...
26 Tháng Tư 20241:34 CH(Xem: 10)
Trong cuộc đời tôi học được nhiều điều, không những trong sách vở mà còn trong trường đời. Tôi nghiệm ra rằng muốn cho gia đình được êm ấm, muốn cho gia đình nhận được ơn Thiên Triệu thì chắc chắn phải có những người trong gia đình chịu nhiều đau khổ.
25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 25)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 30)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 55)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 66)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 78)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 67)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 55)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.

Lời nói thẳng vẫn cần thiện tâm, đừng gây tổn thương cho người nghe

30 Tháng Tư 20183:49 SA(Xem: 1395)
chua10Lời nói thẳng vẫn cần thiện tâm, đừng gây tổn thương cho người nghe

Lời CHÚA

Khôn Ngoan - Chương 8 -5  Nếu trên đời này, giàu sang là báu vật ai ai cũng khao khát, thì còn có gì giàu sang hơn Đức Khôn Ngoan,
vì Đức Khôn Ngoan làm nên tất cả ?  Huấn Ca - Chương 43 -33 Quả thật, chính Đức Chúa đã làm nên tất cả,và ban tặng khôn ngoan cho người đạo hạnh.

Thư Giacôbê - Chương 3 -17 Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình.
 
Trong bữa tiệc liên hoan cuối năm của công ty, một đồng nghiệp nam thấy đồng nghiệp nữ mặc bộ đồ mới bó sát thân, càng làm nổi lên thân thể mập mạp đẫy đà của cô, thật không hợp chút nào, trông còn xấu hơn bộ đồ thường ngày.

Đồng nghiệp nam liền nói: “Nói thật nhé, bộ đồ này tuy rất đẹp, nhưng cô mặc lên trông chẳng khác nào khoác mảnh gấm hoa lên chiếc thùng tô nô, trông thật không ra sao cả, vì cô béo quá”.

Nữ đồng nghiệp vừa tức giận vừa xấu hổ, liền bỏ buổi liên hoan ra về ngay. Từ đó trở đi, cô không bao giờ nói một lời nào với anh đồng nghiệp nữa.

Anh đồng nghiệp này vốn là người tốt bụng, cũng hay giúp đỡ người khác, và là người thật thà thẳng thắn. Anh cũng thành tâm có ý tốt nói với nữ đồng nghiệp để cô gây được thiện cảm, có hình ảnh đẹp hơn trước mặt mọi người. Tuy là người tốt, lại có năng lực, làm việc có thành tích, có tinh thần trách nhiệm, nhưng những bạn đồng nghiệp vào công ty cùng với anh đều đã được thăng tiến, bổ nhiệm vào các vị trí quản lý cao cấp, riêng anh vẫn là chỉ là chàng kỹ sư ‘có chuyên môn cao’ mà thôi.

Về công việc, anh vẫn được đồng nghiệp và cấp trên khen “tốt”, nhưng ở công ty anh rất cô độc, cứ lùi lũi một mình. Đại đa số đều giống trường hợp cô đồng nghiệp này, sau khi được anh đóng góp ý kiến thì không muốn gần gũi trò chuyện cùng anh nữa.

Dù luôn có lòng tốt với người khác và anh vẫn được đồng nghiệp và cấp trên khen “tốt”, nhưng ở công ty anh rất cô độc, cứ lùi lũi một mình.

Nhiều người nói, tôi khẩu xà tâm Phật, hoặc tôi miệng nói vậy thôi chứ trong lòng không có gì đâu. Nhưng chúng ta thử xoay lại nghĩ, nếu ở vị trí người ‘được’ phê bình, ‘được’ ý kiến đó, chúng ta có thấy dễ chịu không, chúng ta có phản ứng như người ta không?

Lòng không có gì, tâm thiện, nhưng lời nói không chú ý, lại gây ra hậu quả xấu. Nói thẳng nói thật vốn xuất phát từ thiện tâm, nhưng nếu gây hậu quả xấu thì cái tâm thiện ấy thà rằng không có còn hơn, vì đã tạo ra nghiệp xấu. Người có thiện tâm cũng là muốn hành thiện tích đức, nhưng không chú ý đến mức độ tiếp nhận của người nghe, không khởi tác dụng cho người nghe tốt lên, mà khiến họ bực tức, giận dữ, hay tổn thương thì chính là lời ác ngữ vậy.

Người xưa nói: “Bệnh theo miệng mà vào, họa theo miệng mà ra”. Anh đồng nghiệp kia dù có lòng thiện lương ngay thẳng, lại có năng lực, có tránh nhiệm, nhưng cái miệng đã gây cho anh bao tai họa, khiến anh không có cơ hội được cất nhắc, khiến anh cô độc lẻ loi thui thủi một mình. Có thể anh nghĩ lời ác phải là lời mắng nhiếc, chửi rủa, nạt nộ người khác, mà đâu biết rằng, lời nói thẳng mà gây tổn thương đến người khác cũng độc ác không kém lời lăng mạ, vì: “Dao sắc cắt thân vết thương dễ lành, lời ác tổn thương uất hận khôn nguôi”.

Góp ý, phê bình cũng là một nghệ thuật. Anh kỹ sư kia chỉ mới góp ý với các đồng nghiệp trong công ty mà đã hủy hoại cả sự nghiệp và các mối quan hệ bạn bè rồi. Nếu góp ý như vậy với cấp trên, với ông chủ, hoặc với những người uy quyền địa vị cao hơn nữa, thì có thể còn gây đại họa. Vì vậy, phê bình, góp ý cũng cần phải học, nó không những là nghệ thuật mà còn là biểu hiện của trí tuệ, và phải dụng công học tập mới có được, đúng như lời dạy của ông bà: “Học ăn học nói, học gói học mở”.

*Có câu chuyện kể về Yến Tử tướng quốc nước Tề can gián vua đã thể hiện nghệ thuật và trí tuệ của người biết khéo léo góp ý, mà vẫn giữ được cái tâm chính trực.

Tề Cảnh Công có thú vui đi săn, nên ông rất quý những con chim ưng săn thỏ. Một lần người nuôi chim ưng là Chúc Trâu sơ ý để một con chim ưng bay mất. Cảnh Công nổi trận lôi đình, lệnh binh sỹ đem Chúc Trâu ra chém đầu.

Yến Tử vội đến nói với Cảnh Công rằng: “Chúc Trâu có ba tội lớn, sao có thể để hắn nhẹ nhàng ra đi như thế này được, để thần công bố tội trạng hắn xong rồi hãy xử trảm”.

Cảnh Công đồng ý, Yến Tử đứng trước đám đông nói lớn với Chúc Trâu: “Chúc Trâu, ngươi nuôi chim cho đại vương mà lại để chim bay mất, đây là đại tội thứ nhất. Ngươi lại khiến cho đại vương vì chim mà giết người, đây là đại tội thứ hai. Giết ngươi rồi, khiến chư hầu và người khắp thiên hạ đều biết đại vương coi trọng chim, coi nhẹ sỹ tốt, đó là đại tội thứ ba”.

Nói xong, Yến Tử quay sang chắp tay tâu với Cảnh Công: “Tâu đại vương, bây giờ ngài có thể cho xử trảm được rồi”.