Monday, September 25, 202311:17 PM(View: 6)
https://www.spiritofmedjugorje.org/index.php?ArticleSeq=172#featuredArticle Ông Stephen Galdo kể cảm nghiệm của ông: Tượng Thánh Padre Pio ở trong tiệm tại Medjugorje (Lễ nhớ Padre Pio là ngày 23 tháng 9 hàng năm)
Monday, September 25, 20239:41 PM(View: 4)
https://www.spiritofmedjugorje.org/index.php?ArticleSeq=172#featuredArticle Ông Stephen Galdo kể cảm nghiệm của ông
Monday, September 25, 20231:46 PM(View: 10)
Nguồn: Spiritdaily.com Tà thần là kẻ vô hình. Vũ khí của tà thần là bóng tối và bí mật. Thánh Phaolo viết trong thư Epheso (6:12): “12 Vì chúng ta chiến
Monday, September 25, 20239:16 AM(View: 14)
Nguồn: https://www.spiritofmedjugorje.org/index.php?ArticleSeq=172#featuredArticle Bà June Klins kể chuyện của một người hành hương tên Marie Murphy: "Rồi bà Marie kết thúc cảm nghiệm của mình
Sunday, September 24, 20239:40 PM(View: 16)
Nguồn: https://www.spiritofmedjugorje.org/index.php?ArticleSeq=172#featuredArticle Bà June Klins kể chuyện của một người hành hương tên Marie Murphy: Bà Marie kể rằng bà đi hành hương khoảng 1 năm rưỡi sau các biến cố. Rồi bà đọc Thánh Kinh, lần chuỗi Mân Côi và ăn chay. Trong cuộc hành hương ấy bà đi nghe cha Danko giảng ở toà nhà mầu...
Sunday, September 24, 20239:03 PM(View: 17)
Nguồn: https://www.spiritofmedjugorje.org/index.php?ArticleSeq=172#featuredArticle Bà June Klins kể chuyện của một người hành hương tên Marie Murphy: Ngày 19/5/2014, bà Marie Murphy kể cảm nghiệm của bà trên chương trình TV MaryTV's "Fruit of Medjugorje". Tôi ghi lại để kể cho quý đọc giả nghe. Mãi đến nay tôi mới viết ra. Bà Marie kể về
Saturday, September 23, 202312:38 AM(View: 34)
Hôm nay 23/9/2023, ngày lễ giỗ Thánh Padre Pio, vị linh mục người Ý (23/9/1968). Đó cũng là ngày mà vợ chồng tôi gặp nhau lần đầu cách đây 56 năm dài. Vậy mà tôi nhở như là mới xẩy ra vào ngày hôm qua:
Friday, September 22, 202311:46 PM(View: 32)
https://torchbearerforthequeen.blogspot.com/ Chúa Giêsu nói với nữ tu Mary Ephrem vào những ngày 12/71954, 13/7/1954 và 14/7/1954:
Thursday, September 21, 20236:18 PM(View: 38)
Nguồn: Sisters of the Indwelling Trinity Lời kể của Sr. Mildred Mary Neuzil viêt trong Nhật Ký của bà về Our Lady of America:
Thursday, September 21, 20231:50 AM(View: 48)
Nhân Danh Thánh Chúa Giêsu Kito, giờ đây ta khiển trách, bẻ gẫy và giải thoát ta và gia đình ta khỏi tất cả những lời nguyền rủa độc dữ, tôn sùng, bùa ngải, những lời khích bác, bùa yêu, xui xẻo, tất cả những quyền lực đồng bóng, ma thuật, bùa mê, phù thuỷ, nước bùa tình yêu, và những lời cầu tâm linh đă được đặt trên ta, và đi ngược về 10 thế hệ về trước...

Da diết tuổi già

Thursday, August 18, 20222:34 PM(View: 147)

già5Da diết tuổi già

Trần Doãn Nho/Người Việt

KENNEDALE, Texas (NV) – Già! Đó là con chữ duy nhất mà không mấy ai muốn nghe, muốn nhắc, ngay cả đối với những người… già. Vì đi cùng với “già” là một số chữ nghe tiêu cực: lão lai tài tận, gần đất xa trời, da mồi tóc sương, da mồi tóc bạc, phơ phơ đầu bạc, răng long đầu bạc, vú xếch lưng còng…

Để tránh chữ “già,” người ta dùng chữ nghe “ít già” hơn đôi chút: cao niên. Thay vì “nhà già” thì là “trung tâm cao niên;” thay vì “Elderly Center” thì là “Senior Center.”

Tại sao già?
...Vậy tiến trình lão hóa là tiến trình gắn liền với sự khô dần và lạnh dần ở bên trong cơ thể con người.

Tiến trình tự nhiên đó, đối với con người, lại là một tiến trình buồn. Đang xôn xao, mơ ước, đang năng động, vui tươi, yêu đời thì bỗng nhiên, đến một lúc nào đó, mọi thứ bỗng nhiên chững lại. Cơ thể – cái giúp cho chúng ta làm đủ thứ trong đời – trở chứng: thoái hóa. Lòng thì vẫn ăm ắp niềm vui sống, nhưng thân xác lại khước từ. Mới ngày nào đây, nó răm rắp tuân theo những điều mình muốn thì bây giờ, nó làm ngược hẳn: muốn đi, chân không chịu đi, muốn ăn, miệng chẳng buồn nuốt, muốn yêu nó chẳng chịu yêu. Vân vân và vân vân.

Tóm lại, già thì buồn. Da diết buồn. Một “nỗi buồn già.”

Nhà văn quá cố Bùi Bích Hà mô tả “nỗi buồn già” qua một câu chuyện thấm thía: “Lẻ Bóng” (2).

“Lẻ Bóng” dựng nên chân dung một người có một cuộc đời vô cùng may mắn và thành đạt, từ trẻ cho đến… già. Đó là một bác sĩ làm việc dưới chế độ VNCH, vừa có địa vị vừa sống một đời sống sung túc so với hàng triệu người khác. Khi quân Cộng Sản đánh chiếm miền Nam ngày 30 Tháng Tư, 1975, ông may mắn di tản kịp trước lúc Sài Gòn sụp đổ, không chứng kiến cảnh “thất thế kiến tha bò, sa cơ ruồi đuổi ngựa,” không phải đi khai báo, không ăn bo bo, không đi học tập cải tạo…

Định cư ở Mỹ, ông được đi học lại bác sĩ, ra trường, hành nghề rất sớm tại Orange County là thủ đô của người Việt. Ba thập niên sau, ông “làm chủ một quỹ về hưu khá lớn, cho phép ông vẫn giữ nếp sống thoải mái như thời còn làm việc.” Không những thế, ông có sức khỏe tốt, con cái đứa nào cũng thành đạt như ông. Một hạnh phúc gia đình toàn diện. Đúng là an hưởng tuổi già! Nếu trên đời mỗi người đuợc cho một điều ước đẹp nhất, thì chỉ cần ước được một phần nhỏ của cái may mắn, thành đạt mà ông bác sĩ này có được, là đã quá lý tưởng rồi.

Ấy thế mà, ông hoàn toàn không cảm thấy hạnh phúc. Vì sao?

Nhà cao cửa rộng phải bán đi vì lầu cao, đầu gối đau, không lên xuống cầu thang được, lại không ai chăm sóc vườn tược; đã thế, giao cho con, không đứa nào nhận. Vì đứa nào cũng có nhà cao cửa rộng rồi, lấy thêm sợ anh chị em tị nạnh. Đã thế, trong lúc ông còn sức khỏe thì vợ ông phải nằm trong nhà dưỡng lão, “đôi mắt trống vắng, lạnh băng,” “không ấm một dấu hiệu cảm xúc” nào. Bà có đó mà cũng như không.

Không lẻ bóng mà thành ra lẻ bóng. Nhiều người trong lứa tuổi ông ở góa, nên tìm một bà góa để hôm sớm có nhau. Họ vui lòng trả giá để có những buổi sáng thức dậy cùng nhau đón mặt trời và nghe chim hót trong vườn, ngồi bên nhau uống tách cà phê thơm đầu ngày, ăn món điểm tâm tùy thích, nói năm ba câu chuyện trên trời dưới biển đem lại cho nhau những tràng cười sảng khoái. Nhưng ông không thể làm như thế được.

Rốt cuộc, ông phải chọn lựa, nhưng chọn lựa nào cũng vấp phải những trở ngại. Ông mua một cái “mobile home” nhỏ nhắn gọn gàng, gần khu người Việt, gần bạn bè, nhưng thiếu bóng hồng nên “không được sum suê và mỹ quan như bên hàng xóm.” Chợ búa thì gần, thức ăn không thiếu, nhưng “cứ lui cui cặm cụi gắp, nhai, nuốt một mình, xung quanh vắng lặng không tiếng người, không cả tiếng dép hay tiếng rót một ly nước.” Xe hơi thì sang (Lexus 450) nhưng khổ nỗi, lại lớn, khó tìm chỗ đậu cho vừa, lại sợ bị va quẹt, nên phải nghĩ đến mua một chiếc xe rẻ hơn, nhưng nhỏ, gọn.

Cư xá ông ở an ninh, nhưng chỉ toàn người già, vắng bóng trẻ con. Nhà thì quá sạch sẽ, quá ngăn nắp nhưng “hiu quạnh lạ thường.” Bạn bè cũ rủ ông đi karaoke, nhưng sợ về khuya, khó ngủ, nên “không đi thường xuyên như lúc bắt đầu nữa,” đành “chấp nhận nhiều hôm một mình đối bóng với đêm trường.”

Ông thèm tiếng động nên mở ti vi cho có tiếng người, nhưng “không xem, không nghe.” Thèm một cốc cà phê nóng, nhưng “thú vui nhỏ ấy sẽ làm ông mất ngủ.” Trước viễn cảnh (mà cũng là cận cảnh) “Con đường của người già là con đường trong những bức tranh hay tấm hình vẽ hoặc chụp viễn cảnh, hun hút, thu hẹp dần trong mắt nhìn,” ông nghĩ đến mua một con robot Nhật để vừa làm bạn vừa làm người giúp việc.

Ở đoạn kết của câu chuyện, Bùi Bích Hà viết:

“Đôi mắt ông nhìn mông lung ra xung quanh, chạm vào cái kệ sách chỉ còn lại ít sách quý ông mang theo tới đây, ngậm ngùi hình dung ra đời mình như cuốn sách, nay cũng đang khép lại trên án thư. Các nhân vật có vai trò đã xuất hiện, đã làm xong nhiệm vụ, đã bước ra, chỉ còn ông ở trang cuối cùng chờ cơn gió nhân duyên thổi tắt ngọn nến từ bi trong thời kinh Bát Nhã ông tụng hằng đêm, đóng lại giùm ông cuốn sách sẽ được xếp lên kệ rồi bỏ quên như chưa từng hiện diện.”

Rốt cuộc, cuộc đời của một người già, dù thành đạt hay không, dù giàu có hay không, thì đều cùng chịu đựng một hiện thực: già. Buồn già! Buồn già thì ai cũng như ai.

Cuối Tháng Sáu rồi, tôi trở lại thăm Little Saigon lần đầu tiên sau mấy năm tự nhốt mình vì cơn đại dịch. Thành phố, cũng như cộng đồng người Việt ở đây, vẫn thế, không có gì khác xưa. Sống động, vui tươi, ồn ào. Những quán ăn, quán cà phê, chợ búa, đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí… tất cả có vẻ như cơn đại dịch chưa hề hiện diện.

Không thấy cái già, cái chết. Tuy nhiên, trong những lần gặp gỡ bạn bè, giữa cái rộn rã, vui cười, vẫn thấp thoáng những khoảng trống: những khuôn mặt bạn bè thân yêu đã vĩnh viễn ra đi, trong đó có chị Bùi Bích Hà. Vào lúc cuối đời, chị Bùi Bích Hà cũng sống lẻ bóng. Nhưng khác với nhân vật bác sĩ trong bài viết, chị vẫn làm việc, vẫn ăm ắp bạn bè, ăm ắp độc giả và khán giả. Chiều hôm đó, một ngày Tháng Bảy, 2021, chị bỏ bạn bè, bỏ độc giả, bỏ khán giả ra đi.

Dường như chị không có “nỗi buồn già.” Có phải là vì chị đã nhanh chân ra đi trước khi nỗi buồn kịp đến.

Chị viết: “Ở chặng đường cuối một đời người, không ai còn nhiều thời gian phí uổng nữa nhưng có lẽ phí uổng là cách giải quyết dễ nhất khi không có nhiều chọn lựa.” (Lẻ Bóng)

Chú thích:

(1) Adam Woodcox, Aristotle’s Theory of Aging:
https://journals.openedition.org/etudesanciennes/1040

(2) Bùi Bích Hà, “Lẻ Bóng,” Người Việt, 5 Tháng Chín, 2018
www.nguoi-viet.com/nhin-tu-little-saigon/le-bong