25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 16)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 18)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 53)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 63)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 75)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 64)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 52)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 62)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 63)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 58)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.

SUY NIỆM PHÚC ÂM, CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA NĂM C (26/12/2021)

25 Tháng Mười Hai 20213:53 CH(Xem: 446)

10-7SUY NIỆM PHÚC ÂM, CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA NĂM C (26/12/2021)

CON TRẺ GIÊSU LÀ CON CỦA THIÊN CHÚA

"Cha mẹ không biết rằng Con phải lo công việc của Cha Con ư?"

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

Trong Phụng vụ của Hội Thánh Công giáo, Lễ Thánh Gia Nagiarét được mừng kính ngay sau Lễ Chúa Giáng Sinh vì gia đình của Chúa Giêsu, của Mẹ Maria và của Thánh Giuse là một yếu tố quan trọng của Mầu Nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể làm người. Nhưng Lễ Thánh Gia Nagiarét lại có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống hôn nhân và gia đình của loài người nói chung, của người Kitô hữu nói riêng nên lễ này đáng được mừng kính cách long trọng.

II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 2,41-52: Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng, mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết.

Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrusalem để tìm Người. Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại.

Nhìn thấy Người, hai ông bà đã ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: "Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con". Người thưa với hai ông bà rằng: "Mà tại sao cha mẹ tìm Con? Cha mẹ không biết rằng Con phải lo công việc của Cha Con ư?" Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói.

Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nadarét, và Người vâng phục hai ông bà. Maria mẹ Người ghi nhớ những việc đó trong lòng. Còn Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta.

III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 3,10-18:

3.1 Câu chuyện duy nhất của thời thơ ấu của Chúa Giêsu được Phúc âm chép lại: Thánh Giuse và Mẹ Maria là những người Israel đạo hạnh, tuân giữ luật Môsê và coi trọng việc lên đền thờ Giêrusalem dâng lễ và cầu nguyện mỗi năm. Khi Con Trẻ Giêsu được 12 tuổi-là tuổi có nghĩa vụ tôn giáo- thì hai ông 9ếnbà đem Con Trẻ Giêsu đi cùng. Việc hai ông bà lạc mất con cũng là chuyện dễ xẩy ra vì có nhiều người đi trẩy lễ và khách hành hương lẫn lộn vào dòng người khi ra về.

3.2 Bí mật “tầy trời” được Con Trẻ Giêsu hé lộ: Qua mấy lời trao đổi giữa Mẹ Maria và Con Trẻ Giêsu khi mẹ con tìm lại nhau, một bí mật “tầy trời” được hé lộ: Con Trẻ Giêsu khống chí có một người cha là Thánh Giuse mà Người còn có một người Cha khác, người Cha mà Chúa Giêsu có trách nhiệm thi hành công việc mà người Cha ấy giao phó. Người Cha ấy là chính Thiên Chúa.

Nhìn thấy Người, hai ông bà đã ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: "Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con". Người thưa với hai ông bà rằng: "Mà tại sao cha mẹ tìm Con? Cha mẹ không biết rằng Con phải lo công việc của Cha Con ư?"

IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 3,10-18:

4.1 Chúng ta hãy đón nhận mặc khải mà Chúa Giêsu hé mở cho chúng ta trog bài Phúc âm hôm nay: Đó là Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, có sứ mạng thực thi thánh ý cũng là công việc mà Thiên Chúa Cha giao cho. Thánh ý hay công việc của Chúa Cha là cứu rỗi nhân loại.

4.2 Chúng ta hãy giúp các con trẻ phát triền theo mẫu Con Trẻ Giêsu: Ngoài mặc khải quan trọng trên bài Phúc âm còn để lại cho chúng ta một bài học quý giá về việc phát triển toàn diện (thể chất, tâm linh, các mối tuơng quan) của người trẻ là các cháu thiếu nhi, thiếu niên và thanh niên của chúng ta. Thánh Luca ghi: Còn Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta. Đó là hình mẫu của sự phát triển mà chúng ta phải hướng tới.

V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 3,10-18:

Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban cho chúng con Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô, là Đấng đã sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Xin Cha nghe lời chúng con cầu xin.

Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN

1.- «Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người ơn biết quan tâm đến đời sống tôn giáo và tâm linh của mình.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

2.- «Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng, mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy luôn cùng sống với Chúa Giêsu Kitô.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

3.- «Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu luôn tìm Chúa Giêsu trong cuộc sống đẻ luôn có Chúa ở cùng.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

4.- «Người thưa với hai ông bà rằng: "Mà tại sao cha mẹ tìm Con? Cha mẹ không biết rằng Con phải lo công việc của Cha Con ư?" Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho tất cả các Kitô hữu biết đón nhận mạc khải quan trong mà Chúa Giêsu trao ban cho hôm nay.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

LỜI KẾT:

Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho nhân loại chúng con. Người đã sinh ra và lớn lên một cách hoàn hảo trong khung cảnh gia đình để thánh hóa và cứu chuộc các gia đình.

Chúng con xin Cha ban Thánh Thần cho chúng con để Người giúp chúng con đón nhận mạc khải mà Con Trẻ Giêsu đã ban cho chúng con hôm nay. Mạc khải đó là Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và Chúa Giêsu là Con Một của Thiên Chúa. Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu Kitô, Con Cha và Chúa chúng con Amen.

Sàigòn ngày 24 tháng 12 năm 2021
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội