Tài liệu này nói một cách tổng quát về việc trừ tà hơn là hướng dẫn từng bước một. Việc trừ tà là một phần quan trọng tiếp nối sứ mạng của Giêsu Kitô. Kinh Thánh đưa ra nhiều bằng chứng trừ tà trong và sau khi Chúa Giêsu sống rao giảng. Những người tin vào Chúa Giêsu ngày hôm nay đều có năng quyền và cơ hội để tiếp tục sứ vụ trừ tà của Ngài trên người bị quỷ ám.
Những thần dữ, cũng được coi là quỷ, có thể nhập vào con người bằng nhiều cách khác nhau. Tội dâm dục mang thần dữ vào những người phạm tội này. Vì phần lớn khuynh hướng của nền văn hóa hiện đại đưa ra nhiều cám dỗ khiêu dâm, càng ngày càng nhiều người đang phải chiến đấu với sự áp chế của ma quỷ.
Tôi cho in tài liệu này với nhiều lý do:
Giúp mọi người hiểu những căn bản về mục vụ trừ tà
Giúp mọi người thoát khỏi sự trói chặt của ma quỷ, bởi vì việc nghiện dâm dục là con đường chính đưa tới việc áp chế của ma quỷ.
Giúp những ai không có được sự giúp đỡ của mục vụ trừ tà một cách hữu hiệu.
Phá tan những hiểu biết sai lạc về sự trừ tà.
Dàn bài:
Quỷ là ai?
Tôi có quỷ trong người không và nếu có thì tôi phải làm gì?
Chuẩn bị và tham dự các buổi cầu nguyện xin trừ tà
Phải làm gì sau các buổi cầu nguyện xin trừ tà
Các dẫn chứng trong Kinh Thánh về sự trừ tà
Giả thiết: Việc trừ tà có thể gặp nhiều thách đố cho người bị quỷ ám và người trừ tà. Sau đây chúng ta đưa ra những phỏng đoán cho người bị quỷ ám.
Bạn đã đặt niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô.
Bạn đang cố gắng đặt Chúa vào mọi lãnh vực trong đời sống của mình.
Bạn đã học xong khóa “Hành trình tìm tự do” trên mạng.
Bạn mong ước được giải thoát khỏi sự kềm kẹp của Satan.
Chúng tôi không khuyến khích mọi người đi tìm cách giải thoát cho tới khi họ hoàn toàn quyết tâm sống cho Chúa. Những ai không hết lòng khi được trừ tà sẽ làm cho tình trạng tệ hơn sau đó (Mathêu 12:43:45).
Ai có thể làm mục vụ trừ tà?
Kinh Thánh khi nói đến sự trừ tà cho thấy rằng những ai đồng hành với Chúa Giêsu đều có thể làm mục vụ trừ tà. Họ không cần phải là một linh mục hoặc một tu sĩ. Không nên coi thường việc trừ tà. Những ai đang làm mục vụ này nên chuẩn bị và sống mối liên hệ hoàn toàn với Chúa Giêsu. Họ cần phải cố gắng sống trong sạch trong mọi lãnh vực để ma quỷ không thể ở trong mình khi giúp những người bị quỷ ám.
Quỷ là gì ?
Quỷ là những thần dữ thuộc vương quốc có tổ chức của Satan ở dưới đất và ở cõi trời. Vương quốc này do Satan cai trị và chia ra nhiều đẳng cấp quyền lực (Êphêsô 6:12, 2:2; Mathêu 12:24-27). Danh từ “daimonion” theo tiếng Hi lạp đưa ra những nét mô tả ma quỷ là gì:
Có được thần quyền.
Là một thần thấp hơn Thiên Chúa nhưng cao hơn con người.
Là thần dữ, là sứ giả của ma quỷ.
Nguồn gốc:
Có 2 học thuyết về nguồn gốc ma quỷ mà tôi muốn nhấn mạnh. Cả 2 học thuyết này cho rằng ma quỷ là những thụ tạo phản bội Thiên Chúa:
Các thiên thần sa ngã: Satan còn được gọi là Lucife, là một thiên thần của Thiên Chúa (Ezêkiel 28:14-16). Khi nó phạm tội vì kiêu ngạo, nó thuyết phục một phần ba các thiên thần khác phản lại Thiên Chúa (Sáng thế 12:4). Satan và các thiên thần của nó bị đuổi ra khỏi thiên đàng để xuống mặt đất (Isaia 14:12, Êzêkiel 28:16-17, Luca 10:18). Học thuyết này cho rằng những ma quỷ này là những “thiên thần sa ngã”.
Những thần dữ bị loại: Isaia 14:12, 16,17, 20 nói đến Satan là vị lãnh đạo của dòng giống trước khi có Adong. Cuối cùng dòng giống đó bị Thiên Chúa tiêu diệt bằng một cơn lụt to lớn, sự kiện này cho thấy tình trạng của trái đất được nói đến trong sách Sáng thế 1:2 (tối tăm và bị nước bao phủ). Học thuyết này cho rằng ma quỷ là những thần dữ bị loại khỏi dòng giống có trước Adong.
Bất kỳ nguồn gốc nào, ma quỷ thực sự hiện diện ngày hôm nay không chỉ trong thời kỳ rao giảng của Chúa Giêsu. Kinh thánh còn hướng dẫn chúng ta cách đối phó với chúng dưới quyền năng của Chúa Giêsu Kitô.
Đặc tính của ma quỷ:
Ma quỷ mà chúng ta gặp trên trái đất hình như thích ở trong thân xác con người (Khải huyền 18:2, Mathêu 12:43-44, Marcô 5:12)
Sống hợp đoàn: Ma quỷ thường sống và hoạt động chung với nhau. Chúa Giêsu giải thích rằng khi ma quỷ nhập vào lại một người bị ám trước kia, nó sẽ kéo theo 7 quỷ khác dữ hơn nó và trở lại nhập vào người đó (Mathêu 12:43-45). Các dẫn chứng về nhóm quỷ được tìm thấy trong Phúc âm, Marcô 16:9 (Maria Mađalêna được trừ khỏi 7 quỷ) và Marcô 5:9 (1 người bị đạo binh quỷ ám).
Ma quỷ cũng thông minh và bền chí (Mathêu 12:43-45, Marcô 5:6-13)
Ma quỷ cũng có nhiều loại ác độc khác nhau (Mathêu 12:43-45, Marcô 5:6-13)
Ma quỷ khác nhau dựa trên quyền năng và sức chịu đựng: chúng cũng cần nghỉ ngơi (Mathêu 12:43-44; Marcô 5:6-13); có vài loại ma quỷ chỉ trừ được qua sự ăn chay và cầu nguyện (Mathêu 17:21; Marcô 9:29)
Ma quỷ nhìn nhận Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa và chúng cũng có thể phân biện ai là người thực sự có thể sử dụng quyền năng của Chúa Giêsu Kitô (Marcô 1:24-26, Marco 5:10-13; TĐCV 19:15)
Khả năng của Ma quỷ
Có thể di chuyển chỗ này qua chỗ khác (Mathêu 12:43-45)
Có thể gây bệnh tật, sốt, điên loạn, thay đổi giọng nói
Có thể chiến đấu với các thiên thần của Thiên Chúa (Daniel 10:13, 20; Khải huyền 12:7)
Có thể gây ảnh hưởng đến các biến cố (Khải huyền 16:13-14)
Có thể nói qua giọng nói của người khác và nhìn qua mắt của người đó (TĐCV 19:15)
Có thể thay đổi tình trạng của người bị chúng nhập (Mathêu 12:43-45) thỉnh thoảng (Marcô 9:17-18) hoặc hoàn toàn ngự trị trong người đó (Marcô 5:2-
8). Chúng có thể thay đổi cảm xúc, tư tưởng và hành động cho tới khi người đó ngã quỵ. Trường hợp người bị quỷ ám lấy đá đập vào mình trong đoạn Marcô 5:5 và một cậu bé bị quỷ xô vào lửa trong đoạn Marcô 9:22.
8). Chúng có thể thay đổi cảm xúc, tư tưởng và hành động cho tới khi người đó ngã quỵ. Trường hợp người bị quỷ ám lấy đá đập vào mình trong đoạn Marcô 5:5 và một cậu bé bị quỷ xô vào lửa trong đoạn Marcô 9:22.
Có thể ban cho con người một sức mạnh lạ lùng (TĐCV 19:16).
Có thể lừa gạt người ta không tin vào chân lý, cám dỗ họ hãy sống với dục vọng của mình (Sử biên 2 18:20-22, Luca 4:1-13, Giacôbê 1:14, TĐCV 5:3)
Tại sao ma quỷ nhập vào con người?
Để hoàn thành sứ mạng của quỷ vương: Satan cũng còn được gọi là Bê-en-dê-bun, quỷ vương của tất cả ma quỷ (Luca 11:15-20, Mathêu 12:24-27). Sứ mạng của Satan là ăn cắp, giết và huỷ diệt (Gioan 10:10). Cũng vậy, ma quỷ luôn tìm cách bắt con người bằng cách lừa gạt để làm theo ý của Satan (2 Timôthê 2:25-26).
Ma quỷ muốn chiếm lấy thân xác con người: thân xác con người là nơi nghỉ ngơi hoặc trú ẩn. Chúa Giêsu giải thích rằng sau khi bị đuổi ra khỏi 1 thân xác, thần ô uế sẽ đến nơi khô ráo tìm chỗ nghĩ ngơi nhưng không tìm được. Nó cố trở về lại con người đó (Luca 11:q24-26, Mathêu 12:43-45).
Thiên Chúa có thể cho phép ma quỷ nhập vào con người: vua Saul bị thần khí xấu nhập (1 Samuel 16:14, Biên sử 2 18:19-22); và gây bệnh chết người (Biên sử 2 21:12-15).
Ma quỷ chống lại chương trình và mục đích của Thiên Chúa: Ma quỷ thường được sai đi để cản trở những tôi tớ phục vụ Chúa. Điều này thường được biểu lộ bằng nhiều cách như làm cho trầm cảm, đau ốm, lẫn lộn, bị cám dỗ, nghi ngờ, … Mục đích thường thường là làm suy giảm đức tin (2 Timôthê 1:5-9) bởi vì đức tin là yếu tố chống lại mặt trận tâm linh.
Làm thế nào ma quỷ nhập vào con người ?
Tội lỗi của chúng ta làm cho ma quỷ nhập vào một cách hợp pháp: tội làm cho ma quỷ có chỗ đứng trong chúng ta để đàn áp chúng ta. Chúa Giêsu nói với người bị bệnh: “Hãy đi và đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước” (Gioan 5:5-14). Các dẫn chứng Kinh Thánh về tội để cho ma quỷ nhập: 1 Samuel 15:22; 1 Samuel 16:14; Luca 22:3-6; TĐCV 5:2; 1 Timôthê 6:9-10; Dân số 5:18-30.
Những lời nguyền rủa do tội mang đến (1 Samuel 14:24; Dân số 5:18-28; Sáng thế 9:24-25; 2 Samuel 6:20-23): tội của chúng ta mang đến những lời nguyền rủa trên chúng ta và con cháu của chúng ta. Ma quỷ có quyền hoạt động theo những lời nguyền đó. Chẳng hạn những tội tình dục như ly dị hoặc ngoại tình thường thường có thể truy ra từ quá trình lịch sử của gia đình.
Chấn thương: các thần khí gây sợ hãi có thể nhập vào chúng ta qua các biến cố gây chấn thương. Bởi vì đức tin hoạt động như một tấm khiên che chở, sự sợ hãi (đối ngược với đức tin) làm cho tấm khiên đó suy yếu đi khi chúng ta nghi ngờ về sự che chở của Chúa. Từ đó chúng ta dễ bị thần khí gây sợ hãi xâm chiếm.
Vi phạm lời thề (Dân số 5:18-28; Mathêu 5:33-37; Giacôbe 5:12): nếu chúng ta bẽ gãy lời thề mà chúng ta đã tuyên xưng, chúng ta có thể mang lấy 1 lời nguyền rủa cho chính chúng ta, làm cho ma quỷ có quyền nhập vào để thi hành lời nguyền đó trên chúng ta.
Những lời nói vô căn cứ /lời chửi mắng (Giacôbê 3:6,8; Mathêu 12:35-37; 2 Timôthê 2:16-17): Những lời đó có thể tốt hay xấu. Chúng có thể xây dựng hoặc phá hoại người khác. Những lời nói vô căn cứ của chúng ta có thể tác động như 1 lời nguyền trên chúng ta hoặc người khác. Chẳng hạn những lời nói vô căn cứ như: “tôi hi vọng nó bị hư thối trong hỏa ngục,” “số phận tôi là sẽ bị ung thư vì đã có người trong gia đình tôi bị rồi” Khi một lời nguyền được nói ra, ma quỷ có quyền hoạt động theo những gì lời nguyền nói đến.
Công tác của Satan: Kinh Thánh nhắc đến những trường hợp khi Satan xin phép Chúa để đàn áp con người (Job 2:1-7; Luca 22:31).
Phán đoán: Trong vài trường hợp Chúa có thể cho phép ma quỷ quấy phá con người khi con người thất bại không đón nhận lòng yêu mến chân lý hoặc ưa thích điều dữ. Trong thư thứ 2 Thêxalônica 2:10-12 mô tả tình trạng khi Chúa gửi đến một sức mạnh mê hoặc trên đám dân nổi loạn tin vào những lời dối trá của ma quỷ. Các “thần nói láo” là những con quỷ chuyên đi lừa gạt để có thể nhập vào con người.
Trao nộp cho Satan: Điều này xảy ra khi một người bị tách rời khỏi nhiệm thể Đức Kitô. Khi giáo hội “trao nộp” 1 người cho Satan, giáo hội hi vọng người đó sẽ ăn năn hối cải để trở về với Chúa (1 Corinthô 5:5; 1 Timothê 1:20) . Một khi mất đi quyền làm con cái của giáo hội, người đó dễ bị ma quỷ nhập vào thân xác.
Mất đức tin: Bởi vì đức tin là tấm khiên che chở chúng ta trong mặt trận tâm linh (Ephêsô 6:16), bất cứ sự mất đức tin nào cũng có thể làm cho chúng ta dễ bị ma quỷ tấn công. Với tấm khiên bị suy yếu, mũi tên của Satan có thể làm chúng ta bị thương, và cho ma quỷ một chỗ đứng trong mình. Lòng nghi ngờ là dụng cụ Satan thường dùng để tiêu diệt đức tin và gây bối rối (Giacôbê 1:6-8).
Tôi có bị quỷ ám không và nếu có tôi phải làm gì?
Để xác nhận nếu một người bị quỷ ám hay không là cả 1 vấn đề. Chúng ta phải nhớ rằng để cho Chúa giúp trong vấn đề này. Những người trừ tàthông thường dựa vào những triệu chứng sau đây để xác nhận việc bị quỷ ám hay không:
Xác nhận từ Chúa Thánh Linh là quỷ đang hiện diện (ơn hiểu biết)
Cái nhìn thiêng liêng để nhận ra quỷ: Thiên Chúa ban cho người nào đó khả năng phân biện sự hiện diện của các thần dữ. Kinh Thánh đề cập đến ơn “phân biện thần dữ” (1 Corinthô 12:8-11). Biết được tên hoặc loại quỷ có thể giúp cho việc trừ tà (Luca 8:30).
Dấu hiệu trên thân xác (xem ở dưới).
Sự đồng ý của các thành viên của nhóm trừ tà và người bị quỷ nhập từ các vụ trừ tà khác.
Phản ứng của người bị quỷ nhập giống với những vụ quỷ ám trong Kinh Thánh.
Dấu hiệu trên thân xác:
Chúng tôi liệt kê ra đây nhiều dấu hiệu có thể xảy ra trên thân xác cho biết là bị quỷ nhập. Càng nhiều dấu hiệu càng xác nhận dấu hiệu quỷ hiện diện:
Đau ốm hoặc bệnh tật (Luca 4:39; Luca 4:41; Luca 13:10-13)
Đau đớn trên thân xác nhưng không giải thích được
Giọng thay đổi
Phong cách thay đổi
Thái độ dữ tợn / thù hận tột cùng (Mathêu 8:28-32; TĐCV 19:13-16)
Mùi thối trên người không giải thích được (giống mùi trứng thối)
Thái độ tùy hứng hoặc như bị ám ảnh bởi điều gì đó.
Giựt kinh phong ( bị quỷ ám và buộc phải làm gì đó) (Luca 8:29; Luca 9:39-42)
Thái độ muốn tự huỷ hoại (chẳng hạn tự lao mình vào lửa, tự tử, cắt thịt cho chảy máu, v.v…) (Marcô 5:1-6; Luca 8:27)
Khỏa thân ở chỗ công cộng (Luca 8:27)
Cách sống và thái độ sống bất bình thường
Đọc Kinh Thánh hoặc đọc kinh một cách khó khăn
Xưng tội và xưng 1 tội đặc biệt nào đó một cách khó khăn
Thân xác co thắt lại (Luca 4:33-36; Marcô 1:25-26); mắt lồi ra; mặt nhăn lại; run rẩy như rắn; bò đi như mèo; v.v…
Phản ứng xấu như quỷ (có ác cảm với Lời Chúa, với việc thờ phượng Chúa, chế diễu, gây chia trí cho người đang trừ tà, v.v…)
Xùi bọt mép (Luca 9:39-42)
Bị điếc và / hoặc câm (Luca 9:39-42)
Chế diễu (Luca 4:33-35; TĐCV 16:16-18)
Thái độ điên khùng hoặc bất thường (Luca 8:35; Marcô 5:5)
Sức mạnh phi thường (Luca 8:29; Marcô 5:3-4)
Thái độ thù hận đối với những người thực sự theo Chúa Giêsu (chẳng hạn: khóc rống lên) (TĐCV 8:6-7; Luca 4:33)
Sợ hãi
Bị các cơn nghiện hành hạ
Bị quỷ nhập vào ban đêm
Bị ác mộng thường xuyên
Bị dằn vặt bởi các tư tưởng và giọng nói trong trí.
Nguyền rủa
Thiếu bình an
Chú ý:
Có những rối loạn tình cảm và bệnh tật có thể phát sinh những triệu chứng kể trên. Nếu bạn nghĩ là mình bị rối loạn như vậy, thì nên đi bác sĩ hoặc cố vấn tâm linh trước khi tìm đến sự giúp đỡ trừ tà. Quỷ có thể nhập trong những trường hợp đó. Nếu cố gắng trừ tà trên 1 người không bị quỷ ám có thể dẫn đến sự thiệt hại về tình cảm và tâm linh.
Phải làm gì khi bị quỷ nhập:
Bắt đầu xin Chúa ban cho sự khôn ngoan siêu nhiên và phân biện để tìm đúng người giúp giải thoát bạn. Tìm người có kinh nghiệm trừ tà (nếu được) để giúp. Phải tìm người nào phục vụ trong tình yêu Chúa Giêsu Kitô. Thật không may những mục vụ trừ tà thường hay bị Satan tấn công. Nếu việc trừ tà không gắn bó vào Chúa Giêsu, việc đó có thể dẫn đi sai lạc (chẳng hạn đưa đến sự kiêu ngạo, tham lam, chế ngự, v.v…). Có thể nhờ đến những sự giúp đỡ sau đây:
Nhà thờ của bạn: tất cả chúng ta đều cần phải liên kết với “nhiệm thể Đức Kitô”. Danh từ này muốn nói đến tất cả mọi người đã có niềm tin vào Đức Giêsu Kitô để được cứu chuộc. Kinh Thánh có nói rõ là nhiệm thể Đức Kitô gồm nhiều chi thể tùy thuộc vào nhau (1 Corinthô 12). Chúng ta cần liên kết với những tín hữu khác để gìn giữ, củng cố và thăng tiến tâm linh. Sự gìn giữ tâm linh qua nhà thờ có thể là 1 nơi trú ẩn quan trọng trong thời kỳ phục hồi sau khi trừ được quỷ và cho những vấn đề tâm linh khác. Hãy cầu nguyện và xin cố vấn từ cha sở và / hoặc từ nhóm mục vụ cầu nguyện tại nhà thờ của bạn. Hãy cẩn thận về những vấn đề 1 vài nhà thờ không cho tổ chức trừ tà. Hãy xin Chúa hướng dẫn bạn và mạc khải cho biết những vấn đề liên quan đến giáo lý mà nhà thờ của bạn có thể có.
Mục vụ cầu xin chữa lành và trừ tà ở nơi bạn ở: các mục vụ cầu nguyện chữa lành và trừ tà khác có thể giúp ích cho mọi người khi mà các mục vụ trừ tà ở nhà thờ của họ không giúp được 1 cách hữu hiệu.
Một Kitô hữu với đức tin mạnh mẽ (trong sạch): Nếu bạn không thể có được sự giúp đỡ của nhà thờ hoặc mục vụ cầu nguyện tại địa phương, bạn có thể nhờ tới người bạn này. Họ sẽ giúp nhiều cho bạn nếu người bạn này đã có vài kinh nghiệm trong mục vụ cầu nguyện và chữa lành.
Những yếu tố cần thiết để tìm sự giúp đỡ trong tương lai:
Tin vào Kinh Thánh như là Lời của Chúa
Tín thác vào quyền năng của Thiên Chúa qua lời cầu nguyện, ơn sủng của Chúa Thánh Thần và tin vào Lời Chúa
Dựa vào tình yêu Thiên Chúa chứ không dựa vào luật lệ
Kinh nghiệm trong việc trừ tà
Bình an của Chúa ở trong lòng bạn khi đón nhận mục vụ này.
Hoa quả nhận được từ sự khôn ngoan của Thiên Chúa (thanh khiết, hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị và không giả hình (Giacôbê 3:13-18))
Tự mình:
Chúng tôi khuyên bạn không nên tự mình trừ tà vì vài lý do. Thứ nhất Kinh Thánh cho ta thấy những trường hợp những người được trừ tà phải do ít nhất là một người khác trừ cho. Việc tự mình trừ cũng có thể được, nhưng chúng ta không thấy những trường hợp đó trong Kinh Thánh. Thứ hai, thông thường là do 1 nhóm tín hữu mạnh mẽ giúp bạn, bởi vì việc trừ tà có thể đòi hỏi sức mạnh thể chất và tâm linh. Sau đây là vài cách thức mà một nhóm có thể giúp bạn trong việc trừ tà:
Làm tăng thêm đức tin, khuyến khích và tình bạn
Giúp có lòng ước ao quyết định đi xưng tội và xin chữa lành (Giacôbê 5:15-16 và 1 Gioan 1:9)
Giúp tăng sức mạnh thể chất và tâm linh trong trường hợp bị ma quỷ chống trả dữ dội trong lúc đang được trừ (thỉnh thoảng người bị quỷ nhập có thể
tạm thời mất hết sức lực do quỷ ám trong lúc được trừ)
Giúp nhận được ơn Thánh Thần trong lúc được trừ (7 ơn của Chúa Thánh Thần)
Theo dõi và hỗ trợ: Bạn sẽ cần mọi sự khuyến khích và hỗ trợ trong và sau khi được giải thoát. Bạn muốn mọi người chung quanh sẽ khuyến khích bạn tiếp tục sống trong sạch để các thần dữ sẽ không bao giờ có thể nhập vào bạn lần nữa (Mathêu 12:45)
Người Kitô hữu có thể có quỷ trong mình không?
Đây là 1 câu hỏi thường được hỏi.
Tác giả trả lời:
Người Kitô hữu có quỷ trong người không là vấn đề gây tranh cãi trong giáo hội suốt nhiều thập niên. Có vài lý do tại sao tôi tin là một Kitô hữu có thể có quỷ trong người. Trong sách Tân ước, Chúa Giêsu đã đuổi quỷ ra khỏi nhiều người mà không cần hỏi họ phải tin vào Người. Sự hiện diện của họ giữa đám đông để xin chữa lành cho tôi thấy rằng họ thực sự tin vào quyền năng của Chúa để giúp họ. Chúa Giêsu nói rằng 1 khi đã đuổi được quỷ ra khỏi 1 người không phải là Kitô hữu, người đó sẽ bị hại trở lại bởi vì quỷ đó có thể trở lại với 7 quỷ khác độc ác hơn làm cho người đó tồi tệ hơn trước.
43 "Khi thần ô uế xuất khỏi một người, thì nó đi rảo qua những nơi khô cháy, tìm chốn nghỉ ngơi mà tìm không ra.44 Bấy giờ nó nói: "Ta sẽ trở về nhà ta, nơi ta đã bỏ ra đi." Khi đến nơi, nó thấy nhà để trống, lại được quét tước, trang hoàng hẳn hoi.45 Nó liền đi kéo thêm bảy thần khác dữ hơn nó, và chúng vào ở đó. Rốt cuộc, tình trạng của người ấy lại còn tệ hơn trước. Thế hệ gian ác này rồi cũng sẽ bị như vậy." (Mathêu 12:43-45).
Một Kitô hữu khi đã được trừ tà có cơ hội “lấp đầy” cuộc sống của mình với Đức Kitô để cho các thần dữ không thể trở lại. Suốt những năm mục vụ trừ tà của tôi giúp tôi xác tín rằng các Kitô hữu có thể có quỷ trong người.
Thỉnh thoảng có người hỏi làm thế nào Chúa Thánh Thần có thể chiếm ngự cùng 1 con thuyền như thần dữ đã chiếm. Nghĩ đến điều đó, nó xảy đến cho tôi là Chúa Thánh Thần gặp 1 trở ngại khác tương tự - đó là tư tưởng của chúng ta. Thực tế là những người Kitô hữu, mặc dầu họ được cứu độ, vẫn có những tư tưởng của ma quỷ tràn ngập lòng họ. Bằng cách nào đó, mặc dầu chúng ta được cứu độ, chúng ta vẫn phải chiến đấu với “cái bản thân khác” của mình hằng ngày và phải mặc lấy “thân xác mới” của Chúa Kitô. Làm thế nào để Chúa Thánh Thần có thể sống trong ta khi mà chúng ta vẫn để cho tư tưởng ma quỷ ở trong lòng mình?
Tôi nghĩ câu trả lời là Chúa Thánh Thần hiệp nhất với thần khí của chúng ta (1 Corinthô 6:17), nó bị tách rời khỏi tâm hồn và thân xác của mình. Các thần dữ chế ngự trên thân xác và tâm hồn, nhưng không thể đụng đến thần khí của chúng ta. Một hình ảnh tương tự mà tôi được nghe là Đền thờ được so sánh như Thân xác. Đấng Thánh tối cao của các thánh tượng trưng cho thần khí. Đó là nơi thần khí của chúng ta ở chung với Chúa Thánh Thần. Không có những gì không trong sạch có thể đi vào nơi đó. Tôi không biết đoạn Kinh Thánh nào liên kết những thành phần này chỉ biết là thân xác được coi như là đền thờ của Thiên Chúa:
18 Anh em hãy tránh xa tội gian dâm. Mọi tội người ta phạm đều ở ngoài thân xác mình, còn kẻ gian dâm thì phạm đến chính thân xác mình.19 Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa,20 vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em. (1 Corinthô 6:18-20)
Nếu chúng ta giả thiết rằng các Kitô hữu có thể có quỷ trong người, thì điểm kế tiếp là Thiên Chúa ước muốn giải thoát con cái Ngài ra khỏi sự chế ngự đó. Chúa muốn chúng ta được tự do sống một đời sống mới như những con người mới đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần toàn năng. Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã ban cho mọi tín hữu quyền năng trừ tàvà được thoát khỏi sự chế ngự của ma quỷ. Sự tự do này có thể đến từ chính mình hoặc nhóm mục vụ trừ tà tùy theo người đó và hoàn cảnh. Trong trường hợp có nhiều quỷ hiện diện, tốt nhất là kết hợp với những Kitô hữu khác để cầu nguyện xin giải trừ thay vì tự mình làm lấy.
Tin vào Đức Kitô bắt buộc chúng ta sống như Chúa bằng cách không sống theo những thói phạm tội trước kia để cho ma quỷ bước vào. Như lời thánh Phaolô được trích ở trên, chúng ta sẽ sống tốt nếu chúng ta tập trung vào việc vinh danh Chúa hết lòng và hết trí khôn thay vì phạm tội.
Các buổi cầu nguyện trừ tà
Chuẩn bị buổi trừ tà
Chuẩn bị buổi trừ tà căn bản là 1 tiến trình lôi kéo chúng ta đến gần Chúa và tẩy sạch chúng ta khỏi càng nhiều tội càng tốt. Các thần dữ dùng các điểm mấu chốt để giữ chặt chúng ta. Khi những điểm tựa đó bị lấy đi nhờ đi xưng tội và ăn năn, những thần dữ đó khó có thể chống lại khi bị trục xuất. Đây là vài đề nghị để hành động cho tới ngày trừ tà:
Xét mình về những tội hiện tại và quá khứ (xem phần Xét tội)
Xưng tội và ăn năn tội nếu có thể. Nên nhớ rằng những người bị quỷ nhập thỉnh thoảng cảm nghiệm một cái gì đó “ngăn chặn” khi cố gắng từ bỏ tội phạm trong quá khứ (nhất là tội thờ thần). Có những bằng chứng như giọng nói khó khăn, mệt mỏi lờ đờ. Nếu những dấu hiệu này xảy ra, hãy đế ý đến tội mà bạn đang cố đối phó và hãy nói cho nhóm chữa lành biết về việc này.
Hãy xin những Kitô hữu đạo đức cầu nguyện cho bạn càng nhiều càng tốt. Lời cầu nguyện sẽ giúp bạn an bình cho tới ngày chữa lành. Email là phương tiện tốt qua đó bạn có thể nhờ nhóm cầu nguyện gửi đi những lời bạn xin cầu nguyện một cách nhanh chóng.
Hãy đọc Lời Chúa hàng ngày nhất là lúc gần đến ngày chữa lành. Sốt sắng học hỏi Kinh Thánh, suy niệm Lời Chúa qua các cuộc băng, CD nói về Kinh Thánh.
Hãy tạo bầu khí ngợi khen và thờ phượng chung quanh mình và trong nhà mình.
Cầu nguyện hàng ngày để có bình an, được gìn giữ và chiến thắng ma quỷ. Ví dụ: bị thần dữ buộc chặt làm bạn mất bình an của Chúa;
xin Máu Thánh Chúa Giêsu tràn ngập bạn và lòng trí bạn.
xin Máu Thánh Chúa Giêsu tràn ngập bạn và lòng trí bạn.
Ăn chay: ăn chay giúp củng cố thần khí của bạn và giúp thần khí điều khiển thân xác mình
Bạn có thể sẽ gặp sự chống cự (từ các thần dữ) gia tăng khi gần đến ngày trừ tà. Ma quỷ chống lại việc bị trục xuất giống như những người thuê nhà đang chống lại việc bị trục xuất. Sau đây là vài kế hoạch ma quỷ sử dụng:
Cố gắng làm cho bạn phản ứng thường xuyên hơn với những thái độ mà bạn thích làm
Gia tăng sự tranh chấp về tình cảm của bạn.
Chiến thuật hăm dọa để gia tăng sự sợ hãi khi phải tham dự buổi chữa lành
Tấn công 2 mặt (những suy nghĩ như là “bạn sẽ không bao giờ được giải thoát”, hoặc “Bạn sẽ không còn được hưởng những thú vui sau khi được giải thoát”).
Cố gắng làm cho bạn có những thái độ tự hủy hoại.
Làm cho bạn thiếu bình an, khó ngủ và gặp ác mộng, v.v…
Nếu bạn gặp phải những trường hợp kể trên và bị tấn công, bạn hãy can đảm và không để cho ma quỷ làm suy yếu sự quyết định của mình để thoát khỏi kềm kẹp của ma quỷ. Ma quỷ là một đối thủ bị bại và biết tới lúc này nó sẽ bị trục xuất. Món nợ của bạn đã được trả và sự tự do của bạn được Chúa Giêsu Kitô mua cho cách đây 2000 năm. Hãy phấn khởi trong đức tin để kiên trì và tiếp tục tiến hành việc chữa lành khi Chúa đang hướng dẫn bạn.
Các buổi trừ tà
Hình thức:
Mỗi buổi trừ tà sẽ khác nhau tùy thuộc vào bạn, nhóm chữa lành và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Vài sự kiện thường xảy ra trong các buổi trừ tà:
Bắt đầu đọc kinh cầu nguyện, ngợi khen và thờ lạy.
Cầu nguyện để buộc chặt và tháo gỡ: Buộc chặc ma quỷ khỏi phải làm những hành động hung dữ, buộc chặt ma quỷ khỏi sử dụng những quyền năng khác / sử dụng chương trình của Chúa để được tự do và được giải thoát.
Cầu xin được gìn giữ: Cầu xin Máu Thánh Chúa Giêsu đổ trên những người hiện diện, trong phòng và bầu khí chung quanh.
Cầu xin được hướng dẫn: Xin Chúa hướng dẫn cách tiến hành việc trừ tà.
Cầu xin mời gọi: Mời gọi Chúa và các thiên thần đến trong phòng; Xin Chúa chữa lành và giải thoát.
Xưng tội và từ bỏ: Xưng tội ra và từ bỏ những tội đặc biệt nào đó, nhất là tội liên quan đến việc gắn bó với ma quỷ.
Truyền lệnh nhân danh Giêsu: lấy quyền của Đức Kitô áp đặt trên ma quỷ và truyền cho chúng phải ra khỏi người bị chúng nhập. Việc này thường thường kèm theo việc đọc những đoạn Kinh Thánh nói về quyền năng của người tin áp đặt trên ma quỷ.
Cầu xin chữa lành: Xin Chúa chữa lành mọi vết thương tình cảm, thiêng liêng hoặc trên thân xác từ trong qua khứ là nơi ma quỷ đang chế ngự.
Cầu xin để cắt đứt những trói buộc của linh hồn: Xin cắt đứt mọi liên hệ tội lỗi của linh hồn chúng ta với người khác, các thần linh hoặc sự vật.
Cầu xin cho được “chìm đắm”: đây là lúc nhóm trừ tà cầu xin trong thinh lặng cầu xin trong Thần khí của người đang được trừ. Kinh xin được chìm đắm thường được sử dụng để chữa lành, theo như các tài liệu nghiên cứu cho biết sự cầu nguyện lập đi lập lại trong 1 khoảng thời gian sẽ giúp những việc chữa lành có kết quả. Cầu nguyện bằng tiếng lạ là 1 phương tiện ích lợi cho những việc chữa lành như thế, nhất là khi nhóm trừ tà không biết chắc để tiến hành như thế nào.
Chờ đợi những gì:
Có nhiều trường hợp trừ tà được nói đến trong Kinh Thánh. Có khi việc trừ tà xảy ra nhanh chóng, và khi khác lại kéo dài hơn. Có những “loại” quỷ hình như chống cự lâu hơn những loại quỷ khác. Chẳng hạn, những thần dữ liên quan đến tội thờ thần (các tội dâm dục thuộc về loại này) thường rất dai dẳng. Không có lý do gì để sợ ma quỷ nếu chúng ta tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu chuộc của chúng ta. Thiên Chúa ban cho chúng ta quyền và các phương tiện mổ xẻ tâm linh để trục xuất những thần dữ và tái lập sự vẹn toàn cho người được giải thoát.
Trách nhiệm của bạn
Tin: Đức tin là chìa khóa căn bản mang quyền năng của Thiên Chúa cho đời sống của bạn và giúp bạn được giải thoát. Có vài điều cần tin tưởng mà đức tin của bạn phải dựa vào đó:
Bạn có quyền trên mọi thần dữ nhờ đức tin vào Chúa Giêsu Kitô của bạn (Luca 10:19-20).
Lời Chúa là lời hằng sống và đầy uy quyền; Lời Chúa làm cho sự tuyên xưng của bạn là người thừa hưởng Nước Chúa và quyền năng của Đức Kitô thành sự thật (Roma 8:11,13).
Bạn thắng được quyền năng của ma quỷ nhờ Đức Giêsu Kitô (1 Gioan 4:4; 1 Gioan 5:4-5).
Thiên Chúa sẽ giải thoát bạn khỏi ma quỷ và dành cho bạn nước Thiên đàng của Ngài (2 Timôthê 4:18).
Bạn có được ở trong lòng sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần để chận đứng mọi thói quen tội lỗi và sống 1 đời sống mới trong sự công chính (Roma 8:11,13).
Đừng đầu hàng: Việc trừ tà có thể gặp khó khăn, nhưng với ơn Chúa giúp, bạn sẽ thành công. Quyết tâm của bạn để tiếp tục tham dự các buổi trừ tà sẽ giúp bạn và nhóm trừ tà rất nhiều. Hãy hiệp nhất với nhóm để quyết định dứt bỏ các thần dữ. Đừng nghe những lời nói dối do ma quỷ sử dụng để lạm nhụt ý chí của bạn. Một vài lời nói dối của chúng như sau:
“Mày sẽ không bao giờ được chữa lành ”.
“Sống mà không có tội sẽ gây nhàm chán”.
“Mày thực sự không muốn chúng tao rời bỏ mày”.
“Mày không thể sống mà không phạm tội đam mê (hoặc “không có nó mày sẽ chết”).
“Mày biết chúng tao sẽ trở lại, vậy tại sao cần phải chống lại chúng tao ngay lúc này”.
“Thiên Chúa không thể dùng mày vì mày là người tội lỗi thối tha”.
“Thiên Chúa đã từ bỏ mày rồi, mày không có hi vọng nào nữa”.
Hãy chân thành với nhóm trừ tà của bạn:
Hãy hoàn toàn mở lòng với nhóm trừ tà để nói lên cảm nghĩ của bạn và những gì đang ở trong đầu của bạn là điều rất quan trọng. Việc này sẽ giúp cho nhóm tiến hành buổi trừ tà. Nếu bạn cảm thấy không được giải thoát vào cuối buổi trừ tà, đừng tự bắt mình phải nói là bạn được giải thoát. Cũng vậy nếu bạn bất cứ khi nào cảm thấy khó chịu về cách thức nhóm tiến hành, hãy chia sẻ với họ. Nếu điều gì không đúng, đừng sợ để xin ngưng một chút để chia sẻ lo lắng và / hoặc xin cầu nguyện để biết làm gì.
Hãy can đảm và đừng sợ hãi:
Ma quỷ không muốn bạn được giải thoát khỏi sự trói buộc của nó. Nó sẽ làm bạn sợ và nói dối để giữ bạn lại với nó. Đức tin vào Thiên Chúa của bạn sẽ trực tiếp triệt tiêu bất cứ chiến thuật gây sợ hãi của nó (Đệ Nhị Luật 31:6). Sự tin tưởng của bạn vào Lời Chúa (chân lý) sẽ tiêu diệt mọi dối trá của ma quỷ nói với bạn (Gioan 8:31-32).
Những buổi trừ tà tiếp theo
Việc trừ khỏi những quỷ ám lâu năm có thể đòi hỏi không thể làm trong 1 lần. Có thể nạn nhân bị nhiều con quỷ nhập và có thể Chúa muốn người bị quỷ ám có thể được thay đổi từ từ theo tiến trình trừ khử. Bạn đừng thất vọng nếu việc trừ tà đòi hỏi phải nhiều buổi trở lên.
Những việc làm tiếp theo
Những việc làm bạn cần phải làm tiếp sau buổi trừ ta cũng quan trọng, nếu không muốn nói quan trọng hơn buổi trừ tà. Bởi vì ma quỷ sẽ tìm cách trở lại vào 1 lúc nào đó. Nếu nó nhập trở lại, tình trạng của bạn sẽ xấu hơn trước khi được trừ như Chúa Giêsu đã giải thích trong đoạn Luca 11:24-26. Tốt nhất là luôn gắn bó với Chúa Giêsu sau buổi trừ tà. Sau đây là vài để nghị để hành động:
Dành thời giờ sốt sắng gặp gỡ Chúa hàng ngày (học hỏi Kinh Thánh, cầu nguyện, ngợi khen).
Cảnh giác hàng ngày để chống lại các cám dỗ.
Tạ ơn và ngợi khen Chúa mỗi ngày về sự giải thoát và chữa lành mà Ngài đã ban và đang ban cho bạn.
Vinh danh Chúa mỗi ngày về cách sử dụng thân xác, luôn nhớ rằng thân xác của bạn là đền thờ của Chúa Thánh Thần (Roma 12:1-2; 1 Corinthô 6:12-20).
Hãy liên kết với 1 nhà thờ. Nhà thờ sẽ giúp che chở tâm linh bạn và củng cố những gì bạn xin. Nếu bạn không liên kết với 1 nhà thờ, chúng tôi khuyên bạn nên làm điều đó.
Hãy xếp đặt một mạng lưới hỗ trợ: Nhà thờ của bạn có thể là nơi tốt nhất để thiết lập một mạng lưới hỗ trợ. Mạng lưới này gồm có những người muốn cầu nguyện cho bạn và giúp bạn cùng bước đi với Chúa Giêsu. Bạn đừng lạm dụng mạng lưới này bằng cách dựa vào họ hơn là dựa vào Chúa.
Trong khi bạn bước đi trong đời sống mới, bạn luôn tìm kiếm bàn tay Chúa hướng dẫn bạn. Bạn hãy nghĩ đến làm thế nào để Chúa muốn dùng bạn để gặp gỡ người khác bằng tình yêu và sự chữa lành của Ngài.
Nếu những buổi trừ tà không thành công:
Hãy tìm câu trả lời ở Chúa:
Trước khi xét đến mọi lý do tại sao buổi trừ tà không thành công, hãy tìm câu trả lời của Chúa trong sự cầu nguyện. Đoạn Thánh Kinh Giacôbê 1:5 nói rằng chúng ta có thể kêu cầu Chúa để xin sự khôn ngoan và chúng ta sẽ được ban cho. Thiên Chúa có ánh sáng để tiêu diệt tối tăm và tỏ cho thấy mọi bí mật bị dấu kín.
Hãy tìm những gốc rễ của tội bị dấu kín. Vài ví dụ sau đây:
Tội bí mật chưa xưng
Tội thông thường
Những lời nguyền rủa chưa được nói rõ ra.
Những lời thề hứa ở trong lòng / những lời phê phán cay đắng: Những lời này là những sợi dây trói buộc mà chúng ta cột ở trong lòng để đối phó với đau khổ và / hoặc bị lạm dụng mà chúng ta đang phải chịu. Ví dụ: “Tôi sẽ không bao giờ yêu bất cứ ai nữa,” “Tôi sẽ không bao giờ tin vào 1 người đàn bà nữa,” “Tôi sẽ bắt người đàn bà đó trả giá cho những gì người đó làm tôi đau khổ” hoặc “Tôi thà chết còn hơn là sống với anh ta nữa.”
Những trói buộc trong tâm hồn.
Những dấu ấn của Satan chưa phá vỡ được: Một dấu ấn của Satan là 1 sự xúc phạm đến dấu ấn của Chúa Thánh Thần trên chúng ta qua bí tích rửa tội.
Sự ẩn náu của ma quỷ có thể ghê gớm hơn cả sự giải cứu mà nhóm trừ tà có thể chống lại: đôi khi phải cần những nhóm trừ tà có kinh nghiệm đặc biệt để tháo gỡ. Một ví dụ thường thấy nơi những người thờ quỷ. Những nghi thức thờ quỷ thường gây những cơn đau nhức sâu xa về tình cảm, tâm linh và thể lý. Những trường hợp như thế có thể gây phức tạp và thách đố cho nhóm trừ tà khi phải đối phó với ma quỷ. Tuy vậy Chúa Giêsu Kitô của chúng ta thì mạnh hơn bất cứ quyền lực nào của ma quỷ. Với sự giúp đỡ và quyền năng của Ngài, chúng ta có thể được giải thoát.
Những lý do khác khi việc trừ tà không thành công.
Thiên Chúa có thể muốn việc trừ tà phải được thực hiện nhiều lần.
Thiếu quyết tâm của người bị quỷ ám muốn sống trong sự trong sạch.
Nhóm trừ tà hoặc người bị quỷ ám không chuẩn bị tinh thần cho việc trừ tà.
Nếu bạn nghi ngờ về nhóm trừ tà hoặc thiếu an bình với sự giúp đỡ của họ, bạn có lẽ nên nhờ 1 nhóm khác. Không phải ai cũng có thể làm được mục vụ trừ tà. Có người kia làm tốt hơn người nọ. Hãy để Chúa hướng dẫn bạn.
Những đoạn Thánh kinh nói về trừ tà
Luca 4:33-36; Marcô 1:25-26 Trong hội đường của thành Ca-phác-na-um, có một người bị quỷ thần ô uế nhập, la to lên khi gặp Chúa Giêsu. Chúa Giêsu quát mắng nó: : "Câm đi, hãy xuất khỏi người này! " Quỷ vật người ấy ngã xuống giữa hội đường, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta. Quỷ vật người ấy ngã xuống, rồi xuất khỏi anh ta.
Marcô 1:34 Đức Giê-su trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.
Marcô 3:10-12 Chúa Giêsu cấm ngặt các thần ô uế không được tiết lộ Người là ai.
Luca 4:38-39 Đức Giê-su ra lệnh cho cơn sốt của bà mẹ vợ ông Phêrô, và cơn sốt biến mất.
Luca 4:40-41 Chúa Giêsu đặt tay trên nhiều người và quỷ la lên và xuất khỏi họ. Chúa Giêsu quát mắng chúng và không cho chúng nói.
Luca 9:37-42; Mathêu 17:14-21; Marcô 9:14-29 Đứa bé trai bị quỷ nhập và được trừ khỏi: Câu chuyện này có nhiều nét đáng lưu ý. Quỷ nhập vào bé trai, khiến cháu bỗng dưng la lên, vật mình vật mẩy, sùi cả bọt mép. Các môn đệ không thể trừ được quỷ, nhưng Chúa Giêsu có thể làm được. Ngài nói “Thần câm điếc kia, Ta truyền cho ngươi: ra khỏi đứa bé và không được nhập vào nó nữa!”(Marcô 9:25). Chúa Giêsu quát mắng tên quỷ ô uế và chữa lành đứa bé (Luca 9:39-42). Sau này Chúa Giêsu giải thích cho các môn đệ rằng sự thiếu lòng tin của họ làm cho họ không thể trừ tà được. Ngài nói giống quỷ này không chịu ra, nếu người ta không ăn chay cầu nguyện.(Mathêu 17:20-21; Marcô 9:29).
Luca 9:49-50 Có người nhân danh Chúa Giêsu mà trừ tà.
Luca 11:14-15; Mathêu 12:22-23 Chúa Giêsu trục xuất 1 con quỷ câm.
Luca13:10-16 Chúa Giêsu chữa cho một phụ nữ bị quỷ làm cho tàn tật đã mười tám năm và lưng bà còng hẳn xuống. Chúa Giêsu gọi bà và nói “"Này bà, bà đã được giải thoát khỏi tật nguyền!” Ngài đặt tay trên bà và tức khắc bà đứng thẳng dậy. Ngài nói Satan đã trói buộc bà (Luca 13:16)
Mathêu 8:28-32; Luca 8:26-33; Marcô 5:1-20 Quỷ ở miền Gadara: có người bị quỷ ám rất nặng. Chúng kêu la khi gặp Chúa Giêsu và nài xin Ngài cho chúng nhập vào đàn heo. Ngài nói “Hãy ra khỏi người này, hỡi thần ô uế!” (Marcô 5:1-20). Ngài còn nói “Hãy đi đi” (Mathêu 8:32). Thần ô uế không chịu ra liền, bởi vì Chúa Giêsu hỏi chúng “Tên ngươi là gì?” (Marcô 5:1-20). Chúng trả lời tên chúng là “Đạo binh” và nài xin người cho chúng nhập vào đàn heo. Cuối cùng chúng ra khỏi người bị quỷ ám và nhập vào đàn heo.
Cv 19,11-12: Trừ tà nhờ khăn vải đã chạm vào da thịt của thánh Phaolô.
Cv 19,13-16: Có mấy người Do-thái làm nghề trừ tà nhưng không tin vào Chúa Giêsu: những người này giống như những người hay dùng thần chú để trói buộc quỷ. Họ kêu cầu danh Chúa Giêsu nhưng không tin vào Chúa Giêsu và cũng không có sự liên hệ với Chúa. Quỷ nhận xét họ thiếu quyền năng, xông vào và đánh họ túi bụi!
Cv 8,6-7: Ông Philiphê giảng cho đám đông ở Samaria. Họ đến nghe ông giảng. Các thần ô uế vừa kêu lớn tiếng vừa xuất khỏi nhiều người bị chúng ám.
Cv 16,16-18: Thánh Phaolô trừ tà khỏi 1 đầy tớ gái: cô gái gặp nhóm người của thánh Phaolô khi họ đi cầu nguyện. Quỷ lẽo đẽo theo ngài cả ngày. Bị quấy rầy mãi, ngài quay lại và bảo chúng “Nhân danh Chúa Giêsu Kitô ta truyền cho ngươi phải ra khỏi cô gái này. “ Ngay lúc ấy quỷ liền xuất khỏi người đó.
Các trích đoạn nói về Quyền năng của Kitô hữu trên các thần dữ
Mathêu 10:1,7-8; Marcô 3:15 Chúa Giêsu ban cho 12 môn đệ quyền trừ tàvà chữa lành hết mọi bệnh tật, đau yếu và tàn tật. Ngài sai họ đi chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ.
Luca 10:17 Nhóm Bảy Mươi Hai trở về, hớn hở, xác tín rằng ma quỷ đã phải khuất phục họ nhân danh Chúa Giêsu.
Luca 10:19-20 Chúa Giêsu ban cho các môn đệ của ngài quyền năng trên tất cả ma quỷ: “Đây, Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực kẻ thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em.Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời."
Marcô 16:15-18 Chúa Giêsu ban cho tín hữu quyền năng trên các thần dữ: "Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, … Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ."
Nguyên tắc dùng quyền năng để trừ tà:
Có nhiều nguyên tắc đáng chú ý liên quan đến mục vụ trừ tà. Nguyên tắc chính là Vương quốc của Thiên Chúa thì cao cả hơn vương quốc của Satan. Sau đây là vài dẫn chứng:
Nước nào tự chia rẽ thì sẽ không đứng vững (Luca 11:17-18)
Chúa Giêsu đuổi quỷ bằng ngón tay Thiên Chúa (Luca 11:20). Là nghĩa tử của Thiên Chúa, cùng với Chúa Thánh Thần ở trong ta (Roma 8:15-17), chúng ta cũng có thể trừ được quỷ nhờ ngón tay Thiên Chúa.
21Khi một người mạnh được vũ trang đầy đủ canh giữ lâu đài của mình, thì của cải người ấy được an toàn.22 Nhưng nếu có người mạnh thế hơn đột nhập và thắng được người ấy, thì sẽ tước lấy vũ khí mà người ấy vẫn tin tưởng và sẽ đem phân phát những gì đã lấy được (Luca 11:21-22). Trong Đức Kitô, chúng ta là những người mạnh hơn có quyền năng trên ma quỷ và trục xuất chúng khỏi con người (linh hồn).
Bạn phải trói buộc kẻ mạnh trước khi có thể đột nhập vào nhà người đó. Trong Đức Kitô chúng ta có quyền năng trói buộc những gì trên trời và dưới đất (Mathêu 12:29; 16:19; 18:18-19; Marcô 3:27).
Ai không ở với Chúa Giêsu là chống lại Giêsu và ai không cùng ngài thu góp là sẽ bị phân tán (Luca 11:23).
Sau khi bị trục xuất, thần ô uế sẽ đi vào nơi khô ráo để nghỉ ngơi những sẽ không tìm được nơi đó. Chúng sẽ trở lại người mà chúng rời khỏi và sẽ trở lại với 7 quỷ khác hung dữ hơn. Chúng sẽ vào và ở trong người đó, rốt cuộc tình trạng người đó còn tệ hơn trước (Luca 11:24-26; Mathêu 12:43-45). Điều này cho thấy người được chữa lành cần phải đồng hành sát với Chúa Giêsu sau khi đã được chữa lành.
Dịch bởi Bùi Quang Thạch.
(3/12/2014)
PREVIOUS ARTICLE
Khóa học trừ quỷ và cầu nguyện giải thoát