25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 23)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 24)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 54)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 64)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 75)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 64)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 52)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 65)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 64)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 62)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.

TRẢI NGHIỆM BUÔNG BỎ “Hãy theo Tôi, Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá!”

01 Tháng Mười Hai 202111:46 SA(Xem: 732)

4chaTRẢI NGHIỆM BUÔNG BỎ

“Hãy theo Tôi, Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá!”

Năm 1986, Elie Wiesel, một ‘sứ giả’ sống sót từ trại Auschwitz, được trao giải Nobel Hoà Bình. Tiếc thay! Tại buổi lễ kỷ niệm 50 năm giải thoát trại tử thần này, ông đã cầu nguyện rằng, “Lạy Chúa, dù biết rằng, Chúa giàu lòng thương xót; nhưng xin Chúa đừng xót thương những người đã tạo ra nơi này!”. Ôi, lẽ ra, ông phải cầu xin điều ngược lại! Nelson Mandela nói, “Nếu còn thù hận, khác nào tôi đang ở trong tù!”. Elie Wiesel không có một ‘trải nghiệm buông bỏ!’.

Kính thưa Anh Chị em,

Trải nghiệm đi theo Chúa Giêsu, nên giống Ngài, là một ‘trải nghiệm buông bỏ’. Elie Wiesel không có trải nghiệm đó, các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu thì có. Lời Chúa ngày lễ kính thánh Anrê hôm nay cho thấy điều đó. Trở thành Kitô hữu, là trở thành một người buông bỏ, một người tự do!

Tin Mừng tường thuật ơn gọi đi theo Chúa Giêsu của bốn môn đệ tiên khởi. Ngài bảo các ông, “Hãy theo Tôi, Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá!”. Lập tức, họ bỏ chài, bỏ cha mà đi theo Ngài! Đây là cách thức Matthêu kể lại lần gặp đầu tiên của Chúa Giêsu với những con người rồi đây, sẽ trở nên những đầu tàu. Điều đánh động nhất trong hai cuộc gặp gỡ ấy là tính đơn sơ đến ngạc nhiên của chúng; Ngài thấy, Ngài gọi, họ đi theo Ngài.

Thế thôi! Họ đã bỏ lại sự an toàn, phương tiện kiếm sống và thậm chí, cả gia đình; họ tin tưởng bước theo một người có tên Giêsu, dù không biết Ngài sẽ đi đâu và điều gì sẽ xảy đến. Tuy nhiên, câu chuyện mang tính biểu tượng nhiều hơn là thực tế; bởi lẽ, về sau, họ sẽ có dịp trở lại ghe thuyền, sẽ đánh cá và thăm gia đình. Rất sớm, Phêrô đã nhờ Thầy chữa bà mẹ vợ cho khỏi cơn sốt. Vì thế, điều quan trọng không chỉ là những hành vi bên ngoài, nhưng là thái độ bên trong; họ có thể sử dụng mọi thứ một cách tự do, không lệ thuộc, không đeo bám; và đây là một ‘trải nghiệm buông bỏ!’.

Với Tin Mừng Gioan, cuộc gọi này có nhiều ý nghĩa hơn! Anrê được Chúa Giêsu gọi trực tiếp; đang khi Phêrô, em ông, được gọi qua Anrê, người đưa ông đến gặp Ngài. Thánh Gioan Kim Khẩu nói, “Tình huynh đệ đích thực, tình máu mủ thắm thiết, tình yêu thương chân thành cốt ở điều này, là thông truyền cho nhau những kho báu thiêng liêng”. Thông thường, một người thấp kém hơn có thể là công cụ để Thiên Chúa kêu gọi một ai đó làm những việc lớn lao cho Ngài. Đây cũng là một ‘trải nghiệm buông bỏ’ ở một cấp độ cao hơn! Anrê được mời gọi hưởng nhận “Kho Báu Thiêng Liêng”, “Đấng Messia”, trở nên tông đồ của Ngài, không phải vì Anrê ‘là gì’ hay ‘có gì’; mọi sự do tình yêu Ngài dành cho Anrê. Như vậy, không ai có thể cậy mình, tự cao tự đại trước Ngài.

Ý tưởng ‘trải nghiệm buông bỏ’ cũng được tìm thấy trong thư Rôma hôm nay. Phaolô nhấn mạnh sự cấp thiết phải loan báo Tin Mừng, “Người ta kêu cầu thế nào được với Đấng mà họ không tin? Làm sao họ tin được Đấng mà họ không nghe nói tới? Nhưng nghe thế nào được, nếu không có người rao giảng? Mà rao giảng thế nào được, nếu không được ai sai đi?”. Đúng vậy, nếu từ đầu, Thiên Chúa mặc khải tất cả cho mọi người, chắc Ngài không cần đến ai! Có lẽ, sẽ không có các tông đồ, để “Tiếng các ngài vang dội khắp hoàn cầu” như lời Thánh Vịnh đáp ca! Chính thế giới không tin là tác nhân quan trọng, mà các tông đồ và chúng ta được kêu gọi và được sai đi!

Anh Chị em,

“Hãy theo Tôi!”. Đi theo Chúa Giêsu là một hành trình liên lỉ chọn lại Ngài. Ngài phải được đặt lên trên hết tất cả mọi chọn lựa, cân nhắc, hơn thua của chúng ta. Điều này đồng nghĩa với việc phải liên tục ‘trải nghiệm buông bỏ’ những gì không phải là Giêsu, cũng như những gì không phù hợp với tinh thần của Tin Mừng. Câu chuyện ơn gọi của Anrê khá thích hợp cho những ngày đầu của Mùa Vọng; bởi lẽ, Mùa Vọng là mùa nghe Chúa Giêsu gọi chúng ta một lần nữa. Nó phải là một khởi đầu mới cho một chuyển đổi mới mẻ đối với mỗi người. Hãy dâng mình hoàn toàn cho kế hoạch và mục đích thiêng liêng của Thiên Chúa. Câu trả lời của chúng ta đầu Mùa Vọng, phải như Anrê; không do dự, bỏ mọi sự để theo Chúa Giêsu. Nghĩa là chúng ta phải từ bỏ bất cứ điều gì và mọi thứ ngăn cản chúng ta đáp lại tiếng Ngài; nó có nghĩa là chúng ta phải sẵn sàng làm bất cứ điều gì Chúa Giêsu muốn và sẵn sàng làm điều đó ngay khi Ngài yêu cầu.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, Chúa đã gọi và tiếp tục gọi con trong Mùa Vọng này, xin cho con biết sống ‘trải nghiệm buông bỏ’ như Anrê. Cho con thấy điều Chúa muốn, và can đảm chu toàn, bất kể giá nào!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)