28 Tháng Tư 20247:46 SA(Xem: 8)
Nguồn: Catholic Faith Chắc các bạn không biết về bóng tối trong cuộc đời của ông Martin Luther đâu. Ông Martin Luther đã từng là một linh mục Công Giáo. Khi còn nhỏ ông bị cha mẹ đối xử một cách ác độc. Khi lên 19 tuổi, ông đã chứng kiên cái chết đau đớn của người bạn thân. Bạn của ông bị sét đánh chết. Vì sợ bị chết thảm nên ông hứa với Chúa rằng ông sẽ ...
28 Tháng Tư 20247:04 SA(Xem: 12)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 17. NHỮNG NĂM CUỐI CÙNG VÀ CÁI CHẾT Năm 1980 thì Sr. Rita bị bịnh ung thư vì có cái bướu ở trên bộ óc. Hai năm sau, chị té ngã từ trên cầu thang và gẫy cánh tay trái. Từ đó, sức khoẻ của chị suy giảm trầm trọng. Chị còn bị bịnh...
27 Tháng Tư 20241:35 CH(Xem: 21)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 16. Cảm nghiệm của chị Renata Adorni #2 Tôi cần phải nói rõ về vị nữ tu đã đến nhà tôi cùng chung với cha Padre Pio. Lúc đầu tôi nghĩ rằng đó là Thánh Rita thành Cascia. Để có thế xác nhận sự kiện này thì vào buổi sáng sớm,
27 Tháng Tư 202412:58 CH(Xem: 17)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 16. Cảm nghiệm của chị Renata Adorni #1 Thánh Padre Pio đã giới thiệu Sr. Rita với người con gái thiêng liêng của ngài là chị Renata Adorni, trong lúc cả hai người đều có ơn phân thân.
27 Tháng Tư 202412:18 CH(Xem: 12)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 13. MỐI LIÊN HỆ MẬT THIẾT VỚI CHA THÁNH PADRE PIO...
27 Tháng Tư 20246:41 SA(Xem: 15)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 12. NHỮNG CÂU CHUYỆN KỲ DIỆU VỀ HIỆN TƯỢNG SIÊU NHIÊN
27 Tháng Tư 20246:01 SA(Xem: 13)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 10. KHÁM NGHIỆM Y KHOA Vào mùa Thu năm 1949, các bác sĩ và khoa tâm thần học khám nghiệm cho chị Rita. Cuộc điều tra y học kéo dài...
26 Tháng Tư 20248:36 CH(Xem: 20)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 8. Cuộc Bách Hại Khi ở trong tu viện thì nữ tu Rita chịu đau đớn vì có một số nữ tu ganh ghét chị thậm tệ. Họ tìm mọi cách để huỷ...
26 Tháng Tư 20248:29 CH(Xem: 23)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 6. Tại Tu Viện Santa Croce Sull’Arno Khi bắt đầu tu trì tại tu viện Santa Croce Sull’Arno thì nữ tu Rita đã gặp nhiều vấn đề.
26 Tháng Tư 20242:52 CH(Xem: 27)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 5. NHỮNG ƠN LẠ THƯỜNG

THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG CHỮA LÀNH CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B

02 Tháng Chín 20186:07 SA(Xem: 3288)
kho11THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG CHỮA LÀNH
CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B (09/09/2018)
[Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37]

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ   
 
Trước cảnh khốn khổ của một số người trong xã hội, nhiều người trong chúng ta giả câm, giả điếc, giả ngọng, giả mù để trốn tránh trách nhiệm cứu giúp người hoạn nạn.  Nhưng có nhiều người khác thì không phải là giả câm, giả điếc, giả ngọng và giả mù mà là câm, điếc, ngọng và mù thật sự.

Câm là không thể hay không dám nói lên bằng lời những ý tưởng, tâm tình và cảm xúc của mình.

Ngọng là nói không nên lời, chỉ ú a ú ớ trong miệng, chẳng ai hiểu mình nói gì, trước những bất công và tệ nạn xã hội.

Điếc là không nghe thấy tiếng kêu than khóc lóc của người nghèo.

Mù là không nhìn thấy các vật thể và những con người xung quanh với các nỗi oan khiên và bất hạnh của họ.

Những khuyết tật câm, điếc, ngọng, mù thể lý và tâm linh đều làm cho cuộc sống cá nhân và xã hội của chúng ta xuống cấp và tạo nỗi bất hạnh cho mình và cho người khác.   

Lời Chúa hôm nay gợi mở cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa là Đấng Chữa Lành cả mặt tâm linh lẫn thể xác con người. Chúng ta hãy kêu cầu và chạy đến với Người để xin Người chữa lành thể xác và tâm hồn để chúng ta và xã hội sạch hết những căn bệnh câm, điếc, ngọng và mù.

II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

2.1 Bài đọc 1 (Is 35,4-7a): "Tai người điếc sẽ mở ra và người câm sẽ nói được".

Các ngươi hãy nói với những tâm hồn xao xuyến: Can đảm lên, đừng sợ! Này đây Thiên Chúa các ngươi đến để phục thù. Chính Người sẽ đến và cứu thoát các ngươi. Bấy giờ mắt người mù sẽ sáng lên, và tai người điếc sẽ mở ra. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, và người câm sẽ nói được, vì nước sẽ chảy lên nơi hoang địa, và suối nước sẽ chảy nơi đồng vắng. Đất khô cạn sẽ trở thành ao hồ, và hoang địa sẽ trở nên suối nước.

2.2 Bài đọc 2 (Gc 2,1-5): "Không phải Thiên Chúa đã chọn người nghèo để hưởng nước Người đó sao?"

Anh em thân mến, anh em là những người tin vào Đức Giêsu Kitô vinh hiển, Chúa chúng ta, anh em đừng thiên vị. Giả sử trong lúc anh em hội họp, có người đi vào, tay đeo nhẫn vàng, mình mặc áo sang trọng; lại cũng có người nghèo khó đi vào, áo xống dơ bẩn, nếu anh em chăm chú nhìn người mặc áo rực rỡ mà nói: "Xin mời ông ngồi chỗ danh dự này". Còn với người nghèo khó thì anh em lại nói rằng: "Còn anh, anh đứng đó", hoặc: "Anh hãy ngồi dưới bệ chân tôi". Đó không phải là anh em xét xử thiên vị ở giữa anh em và trở nên những quan xét đầy tà tâm đó sao? Anh em thân mến, xin hãy nghe: Không phải Thiên Chúa chọn người nghèo trước mắt thế gian, để nhờ đức tin, họ trở nên giàu có và được hưởng nước Người đã hứa cho những kẻ yêu mến Người đó sao?

2.3 Bài Tin Mừng (Mc 7,31-37): "Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được".

Khi ấy, Chúa Giêsu từ địa hạt Tyrô, qua Siđon, đến gần biển Galilêa giữa miền thập tỉnh. Người ta đem một kẻ câm điếc đến cùng Người và xin Người đặt tay trên kẻ ấy. Người đem anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh ta. Đoạn ngước mặt lên trời, Người thở dài và bảo: "Effetha!" (nghĩa là "Hãy mở ra!"), tức thì tai anh ta mở ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ, và anh nói được rõ ràng. Chúa Giêsu liền cấm họ đừng nói điều đó với ai. Nhưng Người càng cấm, thì họ càng loan truyền mạnh hơn. Họ đầy lòng thán phục mà rằng: "Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được!"

Đó là lời Chúa.

III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP CỦA THIÊN CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

3.1 Chân dung Thiên Chúa (Thiên Chúa là Đấng nào?)     

3.1.1 Bài đọc 1 (Is 35,4-7a) là những lời sấm ngôn của I-sai-a về sự thay đổi diệu kỳ mà Thiên Chúa sẽ thực hiện vào ngày giờ của lịch sử:

* trên con người: mắt người mù sẽ mở ra, tai người điếc nghe được, kẻ què sẽ nhẩy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò.

* trên thiên nhiên: nước vọt lên trong sa mạc, khe suối tuôn ra giữa vùng đất hoang vu, miền nóng bỏng biến thành ao hồ, đất khô cằn có mạch nước trào ra.

Sự thay đổi kỳ diệu trên không chỉ diễn ra và được hiểu trong lãnh vực tự nhiên mà trong cả lãnh vực tâm linh nữa.

Trong bài đọc này chúng ta khám phá Thiên Chúa là Đấng thực hiện những thay đổi kỳ diệu trên thiên nhiên và con người vì Người là Thiên Chúa quyền năng, yêu thương và bênh vực những người bị thiệt thòi, bị áp bức.

3.1.2 Bài đọc 2 (Gc 2,1-5) là những lời vàng ngọc của Thánh Gia-cô-bê Tông đồ về cách đối xử phải có trong cộng đoàn Ki-tô hữu. Đó là không thiên vị một ai, không trọng người giầu mà khinh người nghèo, vì cư xử như thế là chỉ nhìn thấy về mặt thể lý mà mù lòa về mặt tâm linh. Thánh Gia-cô-bê khuyên các tín hữu hãy biết học cùng Thiên Chúa mà quí trọng và yêu thương người nghèo vì người nghèo đã được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt.

Trong bài đọc này chúng ta khám phá Thiên Chúa là Đấng thấu suốt tâm can con người và hành xử khác với chúng ta muôn phần.

3.1.3 Bài Tin Mừng (Mc 7,31-37) là tường thuật của Thánh Mác-cô về một trong trong những phép lạ mà Chúa Giê-su đã thực hiện tại Miền Thập Tỉnh. Đó là câu truyện Chúa chữa lành một người vừa điếc vừa ngọng bằng cách đặt ngón tay vào lỗ tai, bôi nước miếng vào lưỡi người ấy và ra lệnh “Ep-pha-ta: hãy mở ra”.

Cộng đoàn Mác-cô và Giáo Hội hiểu rằng hành động chữa lành trên mang tính “tiên trưng” (vừa biểu trưng vừa loan báo trước) cho hoạt động chữa lành mà Chúa Giê-su sẽ thực hiện trong/qua các Bí Tích.

Trong bài đọc này chúng ta khám phá Thiên Chúa là Đấng giải thoát con người khỏi những trói buộc để con người có đầy đủ  khả năng nghe nói, nhìn thấy …. trong lãnh vực tâm linh.

3.2 Sứ điệp của Lời Chúa (Thiên Chúa muốn chúng ta làm gì?)     

Sứ điệp của Lời Chúa trong ba bài Sách Thánh là Thiên Chúa là:  

* Thiên Chúa chữa lành những người tật nguyền như câm, điếc, ngọng và mù về mặt thể lý, là những người bị thiệt thòi và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Thiên Chúa ưu tiên yêu thương nên cứu chữa họ để họ được lành lặn, có khả năng đi đứng, nhìn thấy, nghe thấy và nói năng được.

* Thiên Chúa chữa lành những người tật nguyền như câm, điếc, ngọng và mù về mặt tâm linh, là những người bị thiệt thòi lớn lao trong lãnh vực tâm linh. Thiên Chúa yêu thương nên cứu chữa họ để họ có đủ khả năng tâm linh mà biết cách sống với Thiên Chúa và với tha nhân.

IV. SỐNG VỚI CHÚA & THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI

4.1 Sống với Thiên Chúa: là nhìn thấy Thiên Chúa, nghe được Thiên Chúa nói và nói được với Thiên Chúa nhu một người Cha đầy quyền năng và yêu thương.

4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa hôm nay là chúng ta làm những việc sau đây:

(a) Nếu chính bản thân chúng ta đang là người tật nguyền như câm, điếc, ngọng và mù - về mặt thể lý và nhất là về mặt tâm linh - thì chúng ta hãy chạy đến với Chúa Giê-su để xin Người chữa lành cho chúng ta.

(b) Nếu trong cộng đoàn và trong xã hội, chúng ta gặp những người tật nguyền như câm, điếc, ngọng và mù - về mặt thể lý và nhất là về mặt tâm linh - thì chúng ta hãy

* giúp họ chạy đến với Chúa Giê-su để xin Người chữa lành,

* làm một việc gì đó để giúp họ thoát khỏi cảnh tật nguyền, hay ít ra là bớt đau khổ, tủi cực vì tật nguyền.    

V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ  HỘI THÁNH

5.1 «Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em.» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho Hội Thánh Công Giáo ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở những nơi mà các tín hữu đang bị bách hại cách này cách khác, để mọi thành phần Dân Chúa vững tin vào sự can thiệp và bênh vực của Thiên Chúa.
Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con!  

5.2 «Anh em đã tin vào Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, là Chúa vinh quang, thì đừng đối xử thiên tư.» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho tất cả các Ki-tô hữu có cái nhìn sáng suốt của đức tin, vượt trên các hiện tượng và hình thức bên ngoài, mà yêu thương và trân trọng những người nghèo khổ trong xã hội.
Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con!  

5.3  «Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: "Ép-pha-tha", nghĩa là: hãy mở ra!» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho càng ngày càng có nhiều người, lương cũng như giáo, được Thiên Chúa mở mắt, mở tai, mở lưỡi là những khuyết tật thể lý và tâm linh, để họ được lành lặn cả phần xác lẫn phần hồn!
Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con!  

5.4 «Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được.» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho chính chúng ta để chúng ta càng ngày càng biết ngưỡng mộ Chúa Giê-su và học theo gương sáng của Người mà cứu giúp những người cần đến chúng ta.
Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con!  
             
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                                                                                                    
Sàigòn ngày 02 tháng 09 năm 2018