15 Tháng Bảy 20259:20 CH(Xem: 22)
Đức Mẹ Sầu Bi mà Trái Tim của Mẹ bị 7 lưỡi gươm đẩm thâu. (Luca 2:35) Mẹ là một Đấng bầu cử quan trọng cho những ai đang đau khổ phần thiêng liêng, tình cảm, và bị những vết thương thể xác. Sự sầu bi của Mẹ dạy cho chúng ta biết hiệp nhất nỗi đau buồn và bịnh tật của chúng ta với Cuộc Khổ Nạn Chúa Kito.
15 Tháng Bảy 20259:03 CH(Xem: 29)
Năm 1858, Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức vào lần chót, đó là ngày 16 tháng 7 năm 1858. ngày lễ mừng Đức Mẹ Núi Carmelo. Cùng vào ngày này thì Đức Mẹ hiện ra với Thánh Simon Stock vào ngày 16/7/1251 tại vùng Aylesford, nước Anh. Đức Mẹ nói với Thánh Simon Stock vốn là cha Bề Trên của Dòng Carmelo: "Con hãy cầm lấy Áo Đức Bà này, đó là một dấu hiệu cứu rỗi, một sự bảo vệ...
15 Tháng Bảy 20258:30 CH(Xem: 24)
Khi gia đình bạn có nhiều sự bất ổn, gặp tai nạn, gặp khủng hoảng thì nên:
14 Tháng Bảy 20258:27 CH(Xem: 30)
Tước hiệu Hoa Hồng Mầu Nhiệm, "Mystical Rose" là một tước hiệu người ta kêu cầu Đức Mẹ Maria trong truyền thống Công Giáo.
14 Tháng Bảy 20251:04 CH(Xem: 40)
Làm cách nào mà chúng ta thánh hiến các con của mình cho Đức Mẹ Maria?
14 Tháng Bảy 202512:43 CH(Xem: 35)
Nguồn: Catholic Tradition Đức Mẹ Sầu Bi luôn cảm thương với những nỗi đau khổ và thông cảm những sự cám dỗ của trẻ thơ. Mẹ thấu hiểu những sự đau đớn, mất mát và lo sợ. Chính Trái Tim Mẹ bị phản bội và bị đâm thâu đến 7 lần
13 Tháng Bảy 20258:52 CH(Xem: 53)
Hãy luôn có lòng sùng kính Đức Mẹ Maria. Đức Mẹ không phải là người bàng quan. Mẹ không đứng ngoài mọi sự. Mẹ là một người Mẹ chiến đấu mãnh liệt vì lợi ích của các con Mẹ
13 Tháng Bảy 20258:27 CH(Xem: 46)
Tại sao chúng ta cần phải thánh hiến các con cháu cho Đức Mẹ Maria?
13 Tháng Bảy 20259:45 SA(Xem: 48)
Vào tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ Fatima nói đến việc chiến tranh như sau: “Cuộc chiến tranh này sẽ chấm dứt, nhưng nếu con người không ngừng xúc phạm Chúa thì sẽ có một cuộc chiến tranh khác bắt đầu."
13 Tháng Bảy 20259:18 SA(Xem: 48)
Điều thứ nhất: Ngày 13 tháng 7 là ngày mà người Công Giáo phải nhớ kỹ. Cô gái Lucia dos Santos được 10 tuổi khi Đức Mẹ Fatima bắt đầu hiện ra từ ngày 13 tháng 5 năm 1917 với chị Lucia và hai người em họ là Francisco, 8 tuổi và Jacinta Marto, 7 tuổi.

Sao lại than khóc? (24.02.2023 – Thứ Sáu Sau Lễ Tro) Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu (Mt 9,14-15)

24 Tháng Hai 20231:23 CH(Xem: 430)

24-2cSao lại than khóc?

(24.02.2023 – Thứ Sáu Sau Lễ Tro)

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu (Mt 9,14-15)

14 Khi ấy, các môn đệ ông Gio-an tiến lại hỏi Đức Giê-su rằng : “Tại sao chúng tôi và các người Pha-ri-sêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay ?” 15 Đức Giê-su trả lời : “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay.”

Sao lại than khóc?

Hội Thánh hoàn cầu vừa bước vào mùa chay thánh. Hôm nay Tin Mừng lại cho ta câu chuyện xích mích, soi mói giữa những người Pharisêu và các môn đệ Chúa Giêsu về vấn đề ăn chay. Họ hỏi mà trách Chúa Giêsu: “Tại sao chúng tôi và các người Pharisêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?”. Thực ra luật Chúa thời đó chỉ buộc giữ chay ngày lễ sám hối, nhưng rồi do tục lệ, những nhà lãnh đạo Do Thái đã giữ thêm các ngày và những nghi thức khác nữa. Chúa Giêsu đã nhìn thấu tâm hồn của họ, Người cực lực phản bác lối giữ luật bề ngoài, hình thức mà thiếu cốt lõi nơi tâm hồn của họ.

Qua Tin Mừng hôm nay, xin được nhắc lại những điều do bất mãn với những người Pharisêu về việc giữ luật mà Chúa đã dạy các môn đệ: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em… chớ có phô trương… Khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích cầu nguyện… ngoài các ngã ba ngã tư cho người ta thấy… Khi ăn chay anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay… Còn anh khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” (Mt 6,1-6).

Bởi những thành kiến trên, nên hôm nay khi bị người Pharisêu trách móc các môn đệ Chúa “không ăn chay”, dù ăn chay là một việc tốt, nhưng Chúa đã đương nhiên công nhận và trả lời như bênh vực các ông: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay”. Chúa đã công bố một điều trọng đại nhất mà họ không biết: “Chàng rể” là chính Chúa Giêsu KiTô, đã đến trần gian, đang ở bên họ mà yêu thương họ, mà cứu chuộc họ.

Đáng lẽ họ phải vui mừng khôn tả mà tạ ơn Thiên Chúa. Đáng lẽ họ phải ghi lòng tạc dạ từng lời nói việc làm của Người đã dạy, như cô Maria em Mácta (Lc 10,38-40) mà đem lại cho họ hạnh phúc muôn đời. Đằng này họ cứ mãi u mê mà soi mói, chê bai mọi người, lại dại dột mà chê bai cả Đấng “Làm ra cái bên ngoài, lại đã không làm ra cái bên trong sao?” (Lc 11,40). Họ dám chê bai cả Đấng đã làm nên đôi mắt, lẽ nào lại không nhìn thấy.

Một cha giáo đã khẳng định trong khóa học sư phạm giáo lý: “Từ mở đầu cho đến kết thúc bộ Kinh Thánh đều là những tiệc cưới vui mừng hoan hỷ”. Thật vậy, mở đầu là tiệc cưới hai cụ nguyên tổ trong sách Khởi Nguyên rồi cho đến kết thúc là sách Khải Huyền toàn nói về tiệc cưới Con Chiên – Con Thiên Chúa, Chàng Rể yêu thương Hội Thánh và đã chết vì Hội Thánh.

Lạy Chúa! Giờ đây “Chàng Rể” là Chúa Cứu Thế của chúng con đã “bị đem đi rồi”, xin cho con ngày càng thấm nhuần sâu sắc lời Chúa dạy hơn, mà sống Lời Chúa trong suốt đời con, nhất là sống tinh thần của mùa chay thánh này. Để con đừng phải sa vào vũng bùn lầy của người Pharisêu xưa, mà được kết hợp làm một cùng Chúa đời này và đời sau. Amen.

Giuse Ngọc Năng