04 Tháng Năm 20245:02 CH(Xem: 9)
Nguồn: The Glories of Mary Thánh Alphonsus Liguori kể lại cảm nghiệm lạ lùng này: Năm 1228 có một vị linh mục đang cử hành Thánh Lễ vào ngày Thứ Bẩy để vinh dang Đức Mẹ Maria. Bỗng có một lực lượng lạc giáo Albigensian xuất hiện rồi chúng cắt đi cái lưỡi của vị linh mục.
04 Tháng Năm 20244:41 CH(Xem: 6)
(Những ai còn xa Mẹ và Giáo hội của Con Mẹ, cần mau trở về) Trong lịch sử kiến lập nhà dòng Chúa Giêsu ở Neapoli, có kể truyện một nhà quí phái trẻ tuổi người Tô cách lan, tên là Guliemô Elphinstone, hoàng thân của hoàng đế Giacôbê. Sinh trưởng trong bè rối, ông đã nhiễm lây tất cả học thuyết của lạc giáo. Nhưng một ánh sáng trên trời cho ông dần dần...
04 Tháng Năm 20244:38 CH(Xem: 6)
Có 36 Truyện từ Sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria của Thánh Anphongsô Liguori, CSsr. Tác giả: Thánh Anphongsô Liguori Dịch giả: Phạm Duy Lễ Nếu chưa bị chết sa hỏa ngục thì không ai không thể trở về cùng Chúa, không thể được Chúa thương, nếu họ kêu xin Mẹ cứu giúp (Lời Đức Mẹ phán với thánh nữ Brigitta) Những truyện sau đây chứng minh cho sự thật trên.
04 Tháng Năm 20242:55 CH(Xem: 9)
Nguồn: Fr. Livio’s Blog Sẽ có hai điều bí mật đầu tiên xẩy ra và đem lại nỗi thống khổ cho nhân loại nhưng lại cần thiết cho linh địa Medjugorje 1. Thư của đọc giả gửi cho cha Livio:
03 Tháng Năm 20241:29 CH(Xem: 38)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Cuộc thị kiến mà ĐGH Leo XIII đã có trong lúc ngài dâng Thánh Lễ vào năm 1884 Khi ấy ngài nhìn thấy ma quỷ đang cố gắng đánh phá thành phố vĩnh cửu là thành phố Roma. Ngài cũng được nghe thấy Satan xin Chúa cho hắn thử thách Giáo Hội trong vòng 100 năm.
03 Tháng Năm 202412:40 CH(Xem: 35)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Dấu hiệu thời đại đó là cuộc thanh tẩy được Đức Mẹ báo tin Có một số người trên thế giới chưa nhận thức rằng thế giới và cuộc đời của chúng ta đang ở trong tình trạng chưa từng xẩy ra. Cũng có nhiều người không thể hiểu được lý do tại sao lại có vấn đề này xẩy ra.
03 Tháng Năm 202411:41 SA(Xem: 34)
Nguồn: Internet Câu chuyện này xẩy ra tại nước Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey): Có một anh chàng người Thổ Nhĩ Kỳ rượt đuổi một anh chàng người Hy Lạp.
03 Tháng Năm 202411:13 SA(Xem: 34)
Một nữ tu kể chuyện: Anh là một vị bác sĩ người Phật Giáo còn chị là một kế toán viên người Công Giáo. So ra thì họ cũng là môn đăng hộ đối. Tuy nhiên gia đình anh không muốn cho anh lấy vợ người Công Giáo và họ tìm mọi cách để ngăn cản đám cưới ấy.
03 Tháng Năm 20245:33 SA(Xem: 38)
Hôm nay tôi nghe một tin buồn: Người chồng hơn 70 tuổi của người bạn tôi đã qua đời tại Saigon vì không thể thở nổi. Nếu anh còn sống ở California thì với điều kiện có Medicare, anh sẽ được bịnh viện chăm sóc y tế thì anh không chết mau lẹ như thế...
30 Tháng Tư 20248:44 CH(Xem: 58)
Nguồn: Spiritdaily.com Tại làng San Giovanni còn có một nhà thần bí thứ hai, ngoài cha Padre Pio ra. Ngôi làng nhỏ này đã trở nên nổi tiếng vì có cha Padre Pio, kể từ sau Thánh Phanxico thành Assisi.

YÊU THƯƠNG KHI TRẺ BƯỚNG BỈNH

08 Tháng Ba 20221:34 CH(Xem: 513)

buongbinhYÊU THƯƠNG KHI TRẺ BƯỚNG BỈNH

Hằng ngày người cha vẫn đứng tựa cửa, đăm chiêu nhìn xa xăm như tìm kiếm con trai mình. Thất vọng. Đau khổ. Có vẻ như không phải hôm nay. Không phải hôm nay. Nhưng một ngày nào đó, có thể nó sẽ trở về. Cứ thế, người cha cô độc vẫn chờ đợi. Mong mỏi, cầu nguyện và hy vọng.

Dụ ngôn “đứa con hoang đàng” trong trình thuật Lc 15:11–32 bây giờ mang ý nghĩa mới đối với tôi. Dụ ngôn không gọi là “đứa con hoang đàng” nữa, mà là “người cha nhân hậu.” Tôi không tập trung nhiều vào đứa con nữa. Tôi tập trung vào người cha. Theo dõi ông. Học tập ông. Noi gương ông.

Tại sao vậy? Bởi vì hiện nay tôi đặt mình vào vị trí của người cha – mòn mỏi vì lo lắng, thắc mắc, và kiệt sức. Đáng lo là đứa con mất đức tin, và không biết khi nào nó trở về. Người cha mòn mỏi vì phải chờ đợi đứa con quá lâu!

Đọc lại câu chuyện này với cái nhìn mới đã giúp tôi phát hiện các nguyên tắc mà trước đây tôi không biết. Thiết tưởng các nguyên tắc này cũng khả dĩ giúp ích cho những người cha đang mòn mỏi vì con.

1. Giải thoát (Lc 15:11–13)

Khi đứa con đòi chia tài sản, tôi đã cảm thấy khó chịu vì người cha không hề từ chối. Ông cũng không phân tích điều hơn lẽ thiệt, mặc dù ông có thể làm vậy. Ông dễ dàng chấp nhận điều kiện của đứa con.

Sau khi chấp nhận chia gia tài, ông cho đứa con ra đi cho thỏa chí tang bồng. Ông giải thoát nó, để nó chịu trách nhiệm về tương lai và hệ quả mà nó đã tự chọn lựa – dù tốt hay xấu. Một lúc nào đó, cha mẹ nào cũng cần cách giải thoát này.

Theo cách của người cha trong dụ ngôn, tôi chấp nhận cho con tôi đi theo lối riêng của nó (với sự khôn ngoan và mối quan tâm trong phạm vi cho phép). Tôi đã phải để nó đi theo quyết định của nó – dù tốt hay xấu – và trải nghiệm cuộc sống, cả đau khổ và vui mừng. Nó có thể khám phá cả cái đẹp và cái xấu, đồng thời cũng phải tự chịu trách nhiệm.

2. Chấp nhận (Lc 15:14–16)

Đứa con đã quyết định tồi tệ – rất tồi tệ. Người cha cho phép nó, hoàn toàn tự do, làm gì tùy ý. Nó đã sống buông thả, sa đọa, tội lỗi, trụy lạc, hư hỏng, gặp chăng hay chớ. Cuối cùng, nó trắng tay và thất vọng.

Giống như đứa con hoang đàng, con cái của chúng ta cũng được tạo dựng có ý muốn. Chúng có cách chọn lựa riêng, có cách phân biệt điều tốt và điều xấu, điều phúc và điều tội, Thiên Chúa và ma quỷ. Thiên Chúa có quyền trên ý muốn của chúng, nhưng cha mẹ không có quyền đó.

Rất khó, nhưng tôi đã chấp nhận. Tôi chấp nhận nó có tự do chọn lựa. Tôi không thể làm khác, bởi vì tôi biết nó có thể, và hy vọng vào ơn Chúa, một ngày nào đó nó sẽ trở về, sống ngoan ngoãn và đạo đức.

3. Xác nhận (Lc 15:17–19)

Đứa con hoang đàng đã rơi xuống đáy cuộc đời, không biết thời gian lâu hay mau. Nhưng tội lỗi của nó đã làm cho nó thất vọng và đau khổ. Chỉ khi đó mới mới “biết mình là ai.” Cuối cùng, nó đã thức tỉnh, bắt đầu nhớ nhà và khao khát cảnh gia đình êm ấm ngày xưa.

Khi biết nó sống xả láng, lãng phí tài sản và cuộc đời, có lẽ người cha đã quỳ gối cầu nguyện rất nhiều cho nó, và phó thác nó cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Tôi cũng cầu nguyện cho con tôi, xin cho nó hồi tâm và tỉnh ngộ. Tôi cầu xin Chúa Thánh Thần đánh động nó và dẫn nó trở về đường ngay nẻo chính, để được tha thứ và được phục hồi.

4. Chờ đợi và đón nhận (Lc 15:20)

Hằng ngày người cha vẫn chờ đợi, trông mong, cầu nguyện và hy vọng. Ước gì các bậc cha mẹ cũng kiên trì cầu xin Thiên Chúa và được tràn đầy Thần Khí.

Tôi lại cảm thấy “khó chịu” với cách phản ứng của người cha khi “thằng con trời đánh” kia trở về. Lòng trắc ẩn đã đẩy người cha đi tới phía đứa con khi nó ở bước đường cùng. Vòng tay ông rộng mở, đầy tình yêu thương. Trái tim ông đập nhịp yêu thương dồn dập. Không trách mắng nó, không chì chiết, không nguyền rủa, không giận dữ. Còn chúng ta thì sao? Chắc hẳn chúng ta trợn mắt và quát: “Tao tưởng mày đi luôn, không về đây nữa . Mày ngon mà! Sao không đi luôn đi? Ra khỏi nhà là thất nghiệp, vắng cha mẹ thì chết đói. Cá không ăn muối cá ươn mà!”

Tôi cầu xin cho tôi biết phản ứng với lòng yêu thương, tha thứ và đón nhận. Tôi phải bỏ đau khổ qua một bên trong lúc đó. Nhờ ơn Chúa, tôi sẽ ôm con tôi trong vòng tay nhân hậu, tha thứ và yêu thương vô điều kiện.

5. Vui mừng (Lc 15:22–23, 32)

Đứa con hoang đàng trở về, ăn năn tội lỗi. Nó được phục hồi ơn cứu độ mà nó đã đánh mất. Nó đã chết mà được sống lại và trở về nhà. Thực sự đó là điều đáng vui mừng lắm. Làm sao có thể cư xử khác được chứ?

Thiết tưởng đây là thông điệp của dụ ngôn này: Vui mừng đón nhận chứ không kết án đối với một người lầm lạc trở về vì ăn năn sám hối, đó là tặng phẩm ân sủng nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô: “Chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa; cũng không phải bởi việc anh em làm, để không ai có thể hãnh diện” (Ep 2:8–9). Như vậy, họ đã tìm ra con đường về nhà qua vòng tay yêu thương và tha thứ của người cha, con chiên lạc đã trở về đúng ràn chiên.

Tôi có thể làm gì khi đứa con hối hận và trở về? Tôi cũng sẽ vui mừng đón nhận với lòng tha thứ và yêu thương. Không thể làm gì khác hơn nữa!

Denise Kohlmeyer

Trầm Thiên Thu (chuyển ngữ từ DisiringGod.com)