13 Tháng Bảy 20258:52 CH(Xem: 11)
Hãy luôn có lòng sùng kính Đức Mẹ Maria. Đức Mẹ không phải là người bàng quan. Mẹ không đứng ngoài mọi sự. Mẹ là một người Mẹ chiến đấu mãnh liệt vì lợi ích của các con Mẹ
13 Tháng Bảy 20258:27 CH(Xem: 9)
Tại sao chúng ta cần phải thánh hiến các con cháu cho Đức Mẹ Maria?
13 Tháng Bảy 20259:45 SA(Xem: 16)
Vào tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ Fatima nói đến việc chiến tranh như sau: “Cuộc chiến tranh này sẽ chấm dứt, nhưng nếu con người không ngừng xúc phạm Chúa thì sẽ có một cuộc chiến tranh khác bắt đầu."
13 Tháng Bảy 20259:18 SA(Xem: 20)
Điều thứ nhất: Ngày 13 tháng 7 là ngày mà người Công Giáo phải nhớ kỹ. Cô gái Lucia dos Santos được 10 tuổi khi Đức Mẹ Fatima bắt đầu hiện ra từ ngày 13 tháng 5 năm 1917 với chị Lucia và hai người em họ là Francisco, 8 tuổi và Jacinta Marto, 7 tuổi.
12 Tháng Bảy 202511:57 SA(Xem: 40)
Nguồn: Spiritdaily.com Nhưng làng Fatima không chỉ là sự cứu độ cá nhân, nhưng còn là vấn đề chính trị. Đức Mẹ Maria cảnh báo rằng nếu nước Nga không được thánh hiến cho Mẫu Tâm Vô Nhiễm của Mẹ thì nó sẽ loan truyền những sự sai lầm của nó đến toàn cầu.
12 Tháng Bảy 202511:20 SA(Xem: 43)
Các thông điệp mạnh mẽ từ Fatima làm rung chuyển trái đất. Đó là vào một ngày nóng bỏng tại vùng quê Fatima, nước Bồ Đào Nha, ngày 13/7/1917. Lúc ấy có 3 trẻ mục đồng đã chứng kiến một điều lạ mà làm cho mọi người run sợ, y như một cơn động đất làm rung chuyển trái đất.
11 Tháng Bảy 20256:39 CH(Xem: 55)
1. Hãy luôn sử dụng nước phép, mề đay Huyền Nhiệm, mề đay Thánh Benedicto để bảo vệ nhà cửa và gia đình.
11 Tháng Bảy 202512:41 SA(Xem: 65)
Truyền thống người Công Giáo cho chúng ta những truyền thông Công Giáo để giúp chúng ta có thể được chữa lành và giải thoát qua các phép Bi Tích và các việc sùng đạo khác.
10 Tháng Bảy 20255:11 CH(Xem: 67)
Lời cầu nguyện của bạn là lời cầu xin thâm sâu để xin Chúa ban ơn lành, ơn phân biện, ơn chữa lành và ơn giải thoát qua lời cầu bầu của Chúa Thánh Thần và Đức Mẹ Sầu Bi.
10 Tháng Bảy 20252:24 CH(Xem: 77)
Lạy Chúa Thánh Thần là Thần Khi Sự Thật và Tình Yêu, con mời gọi và nài xin Chúa với trọn trái tim của con. Xin Ngài hãy ngự đến với ngọn lửa thánh thiêng của Ngài. Xin ngài lấp đầy con với ơn sủng của Ngài.

GIA ĐÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA SUY NIỆM LỄ KÍNH THÁNH GIA (Lc 2, 41-52)

27 Tháng Mười Hai 201912:19 CH(Xem: 1220)

GioanKimGIA ĐÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA

SUY NIỆM LỄ KÍNH THÁNH GIA

(Lc 2, 41-52)

Tiếp liền sau Lễ Giáng Sinh, Giáo hội cử hành lễ kính Thánh Gia Thất. Vì mừng Chúa Cứu Thế giáng sinh là mừng Gia Đình Thánh, nơi Người sinh sống. Trước mặt Thiên Chúa gia đình thật quan trọng, Thiên Chúa đã tạo lập gia đình ngay từ thủa ban đầu, Con Thiên Chúa cũng chọn gia đình để sinh ra và cư ngụ.

Các bài đọc hôm nay từ Cựu Ước đến Tân Ước thật là đẹp, đẹp về cách hành văn, đẹp về nội dung, nhất là đẹp tuyệt vời về cách sống trong gia đình. Nếu bài đọc I trích sách Đức Huấn Ca dạy con cái phải thảo cha kính mẹ: “Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người còn sống“, cùng với những phần phúc cho những người con biết tôn kính mẹ cha là: “Ai yêu mến cha mình, thì đền bù tội lỗi; ai thảo kính mẹ mình, thì như người thu được một kho tàng“, nhất là được trường thọ: “Ai thảo kính cha mình, sẽ được sống lâu dài. ” Thì bài đọc II, Thánh Phaolô khuyên những người làm vợ làm chồng: “Hỡi các bà vợ, hãy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép. Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình, đừng đay nghiến nó“. Ngài cũng khuyên cha mẹ phải tôn trọng, yêu mến con cái: “Hỡi những người cha, đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng nên nhát đảm sợ sệt” (Cl 3, 21). Bài Tin Mừng nêu bật vai trò quan trọng của Thánh Giuse, mẫu gương cho bậc làm cha, làm chủ, làm chồng trong các gia đình.

Thảo kính cha mẹ

Để giữ cho gia đình hạnh phúc, Thiên Chúa đã ban cho Giới răn thứ Bốn trong Mười Điều răn: “Thứ Bốn thảo kính cha mẹ”,

Có nhiều kẻ làm con đã hỏi: Vậy, tước phẩm làm cha làm mẹ là thế nào để con cái phải tôn kính. Quyền bính cha mẹ tự đâu mà có?

Để có một cuộc sống đích thực, nhân loại phải có quyền bính, nếu không xã hội không thể có được, và phải đi tới nguyên tắc căn bản: không có Thiên Chúa, không có quyền bính. Vì thế, kẻ làm con, người làm bề dưới phải vâng lời cha mẹ, tùng phục người trên là vì thấy trong trật tự ổn định là quyền lực, là thế giá của Thiên Chúa. Đứa trẻ thấy quyền lực Thiên Chúa nơi cha mẹ, học trò ở nơi thầy cô, người dân thấy ở nhà cầm quyền. Phải, quyện lực của cha mẹ là do Thiên Chúa mà ra.

Chúa dạy: “Hãy tôn kính cha ngươi và mẹ ngươi “. Và Thánh Phaolô khuyên: “Hỡi những người con, hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự ” (Cl 3, 20). Giới răn không nói yêu mến nhưng là tôn kính. Người ta yêu anh chị em, yêu tha nhân, song đối với cha mẹ, phải tôn kính. Đó là điều mà phận làm con, kẻ bề dưới ngày nay không muốn biết nữa. Tôn kính có nghĩa là khi cha mẹ nói, dạy điều gì, con cái phải im lặng, lập tức thi hành, dù là ước muốn nhỏ nhất: “Vì đó là đẹp lòng Chúa” (Cl 3, 20). “Hãy tôn kính cha con và mẹ con” ; “Đứa con nào mà đánh đập cha mẹ mình thì phải chết” ( Xh 20;21)

Phu phụ tương kính như tân.

Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ giống hình ảnh Chúa, và cho hai người kết hợp với nhau nên một bằng mối giây loài người không thể tháo cới, để mỗi người phát triển nảy nở trong hạnh phúc, và sinh con cái nối giòng dõi loài người và Hội Thánh.

Khi nói thế, người chồng có thể đòi người vợ phụng tùng chồng một cách mù quáng không? Không, người này phải phục tùng người kia cho phải đạo, cả hai đều phải phục tùng Đức Kitô như toàn thể Giáo hội.

Người nam có biết khi được làm đầu thì phải làm gì không? Thánh Phaolô kêu gọi: ” Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình, đừng đay nghiến nó” (Cl 3, 20).

Người ta thường nói: chồng là đầu gia đình, vợ là trái tim gia đình. Nói đúng hơn: chồng là cả hai, vừa là đầu, vừa là trái tim. Người ta cũng ví người chồng giữ vai trò như người lái thuyền, phải đưa thuyền đi đúng hướng, là bảo vệ sự an toàn cho mọi người trong thuyền, phục vụ mọi người với tình yêu thương, như yêu thương chính mình, để cùng nhau hướng tới hạnh phúc.

Cha mẹ tôn trọng và yêu mến con cái

Giới răn thứ Bốn này có hai chiều: con cái và cha mẹ, cha mẹ và con cái. Nếu con cái phải tôn kính cha mẹ, thì cha mẹ cũng phải tôn trọng, yêu mến con cái: “Hỡi những người cha, đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái“. Cha mẹ quí mến con cái, vì con cái trước hết không thuộc về các cha mẹ mà thuộc về Thiên Chúa. Con cái là kho tàng Thiên Chúa trao cho, một ngày kia Chúa sẽ đòi cha mẹ phải trả lẽ. Vậy, cha mẹ phải yêu quí, tôn trọng sự sống con cái, ngày từ khi còn trong lòng mẹ, chớ làm phương hại đến chúng. Tôn trọng con cái từ lúc còn thơ đến tuổi trưởng thành…

Chăm lo cho con cái về mặt tinh thần cũng như thể xác, nhất là linh hồn, vì trước hết chúng thuộc về Thiên Chúa. Cha mẹ không thể lên thiên đàng một mình, phải có con cái đi theo. Con cái không lên thiên đàng được, cha mẹ cũng không lên được. Chúng ta thấy Mẹ Maria, Thánh Giuse, và Chúa Giêsu, cả Ba Đấng đều lên Đền thờ dự lễ theo luật.

Khi có chuyện chẳng lành trong gia đình, lời thánh Phaolô sau đây như là khuôn vàng thước ngọc về lẽ sống và cách đối nhân xử thế của các thành viên trong gia đình: “Anh em thân mến, như những người được chọn của Thiên Chúa, những người thánh thiện và được yêu thương, anh em hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hoà, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và hãy tha thứ cho nhau nếu người này có chuyện phải oán trách người kia. Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện“.

Noi gương Mẹ Maria và Cha thánh Giuse, mỗi gia đình kitô giáo hãy đón rước Chúa Giêsu, lắng nghe Người, nói chuyện với Người, gìn giữ Người, che chở Người, lớn lên với Người, và dành cho Chúa một chỗ trong trái tim và ngày sống của chúng ta.

Lạy Thánh Gia Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse, xin chở che gìn giữ gia đình nhân loại chúng con. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Văn Độ