04 Tháng Năm 20245:02 CH(Xem: 50)
Nguồn: The Glories of Mary Thánh Alphonsus Liguori kể lại cảm nghiệm lạ lùng này: Năm 1228 có một vị linh mục đang cử hành Thánh Lễ vào ngày Thứ Bẩy để vinh dang Đức Mẹ Maria. Bỗng có một lực lượng lạc giáo Albigensian xuất hiện rồi chúng cắt đi cái lưỡi của vị linh mục.
04 Tháng Năm 20244:41 CH(Xem: 43)
(Những ai còn xa Mẹ và Giáo hội của Con Mẹ, cần mau trở về) Trong lịch sử kiến lập nhà dòng Chúa Giêsu ở Neapoli, có kể truyện một nhà quí phái trẻ tuổi người Tô cách lan, tên là Guliemô Elphinstone, hoàng thân của hoàng đế Giacôbê. Sinh trưởng trong bè rối, ông đã nhiễm lây tất cả học thuyết của lạc giáo. Nhưng một ánh sáng trên trời cho ông dần dần...
04 Tháng Năm 20244:38 CH(Xem: 31)
Có 36 Truyện từ Sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria của Thánh Anphongsô Liguori, CSsr. Tác giả: Thánh Anphongsô Liguori Dịch giả: Phạm Duy Lễ Nếu chưa bị chết sa hỏa ngục thì không ai không thể trở về cùng Chúa, không thể được Chúa thương, nếu họ kêu xin Mẹ cứu giúp (Lời Đức Mẹ phán với thánh nữ Brigitta) Những truyện sau đây chứng minh cho sự thật trên.
04 Tháng Năm 20242:55 CH(Xem: 40)
Nguồn: Fr. Livio’s Blog Sẽ có hai điều bí mật đầu tiên xẩy ra và đem lại nỗi thống khổ cho nhân loại nhưng lại cần thiết cho linh địa Medjugorje 1. Thư của đọc giả gửi cho cha Livio:
03 Tháng Năm 20241:29 CH(Xem: 49)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Cuộc thị kiến mà ĐGH Leo XIII đã có trong lúc ngài dâng Thánh Lễ vào năm 1884 Khi ấy ngài nhìn thấy ma quỷ đang cố gắng đánh phá thành phố vĩnh cửu là thành phố Roma. Ngài cũng được nghe thấy Satan xin Chúa cho hắn thử thách Giáo Hội trong vòng 100 năm.
03 Tháng Năm 202412:40 CH(Xem: 49)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Dấu hiệu thời đại đó là cuộc thanh tẩy được Đức Mẹ báo tin Có một số người trên thế giới chưa nhận thức rằng thế giới và cuộc đời của chúng ta đang ở trong tình trạng chưa từng xẩy ra. Cũng có nhiều người không thể hiểu được lý do tại sao lại có vấn đề này xẩy ra.
03 Tháng Năm 202411:41 SA(Xem: 46)
Nguồn: Internet Câu chuyện này xẩy ra tại nước Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey): Có một anh chàng người Thổ Nhĩ Kỳ rượt đuổi một anh chàng người Hy Lạp.
03 Tháng Năm 202411:13 SA(Xem: 50)
Một nữ tu kể chuyện: Anh là một vị bác sĩ người Phật Giáo còn chị là một kế toán viên người Công Giáo. So ra thì họ cũng là môn đăng hộ đối. Tuy nhiên gia đình anh không muốn cho anh lấy vợ người Công Giáo và họ tìm mọi cách để ngăn cản đám cưới ấy.
03 Tháng Năm 20245:33 SA(Xem: 48)
Hôm nay tôi nghe một tin buồn: Người chồng hơn 70 tuổi của người bạn tôi đã qua đời tại Saigon vì không thể thở nổi. Nếu anh còn sống ở California thì với điều kiện có Medicare, anh sẽ được bịnh viện chăm sóc y tế thì anh không chết mau lẹ như thế...
30 Tháng Tư 20248:44 CH(Xem: 70)
Nguồn: Spiritdaily.com Tại làng San Giovanni còn có một nhà thần bí thứ hai, ngoài cha Padre Pio ra. Ngôi làng nhỏ này đã trở nên nổi tiếng vì có cha Padre Pio, kể từ sau Thánh Phanxico thành Assisi.

BÀI 35: VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI CHA.

28 Tháng Ba 20193:07 CH(Xem: 969)
11B4A417-5B5B-4A7B-A61B-A26942978B03BÀI 35: VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI CHA.

Ngài đã và đi vào trong thời gian vô hình vĩnh cửu... câu chuyện viết về Ngài khi bóng hoàng hôn đổ xuống trên đường trở về nhà dưói vệt nắng vàng cuối ngày. Một khởi sự... thời gian trên lối mòn vô hạn...Chậm rãi, dịu dàng, khi đặt bút trên tờ giấy trắng tôi thấy hình như khuôn mặt nhân từ của Người hiện đâu đây trong từng nỗi nhớ...

Một người Cha bình dân, và giàu lòng nhân ái. Đức Cha Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp, Ngài thương yêu con người một cách tự nhiên, cảm nhận được nỗi đau của từng con người. Ngài thường dạy chúng tôi về sự yêu thương, Ngài rất thương bệnh nhân khi nghe cháu Ngài bi tai nạn 11 giờ đêm Ngài cũng gọi tôi dậy chở ra bệnh viện. Hằng tuần những khi rảnh rõigoài công việc mục vụ ra Ngài còn nhờ tôi chở đến thăm viếng và giúp đỡ các cha già để hỗ trợ thuốc men và những thiếu thốn của các cha già, ai đến với Ngài cũng tìm cách để giúp đỡ ngay.

Ngài là người ham đọc sách, thích sưu tầm nghiên cứu. Những chuyến công tác xa đi trên xe Ngài thường nói chuyện cho tôi nghe về nhiều thứ từ khoa học vũ trụ cho tới Kinh Thánh, nhất là Gioan mỗi lần Ngài trích dẫn một đoạn, Ngài trình bày mạch lạc cho đến khi tôi hiểu rồi thôi, hôm nào đoạn Ngài đang phân tích chưa hết về tới nhà Ngài gọi tôi lên phòng để giải thích để tôi hiểu tận tường Ngài mới thôi. Ngài kể những câu truyện lịch sử trong Giáo Phận thời cha ông bị khổ cực vì Đức Tin.

Trong những kỷ niệm về Đức Cha, không hiểu sao tôi lại rất nhớ căn phòng làm việc riêng của Ngài. Ngày đó ở các Tòa giám mục làm gì có nhà tắm có bình nước nóng lạnh như bây giờ. Muốn tắm nước nóng, chúng tôi phải tự đun ở ngoài rồi xách vào, pha vào xô, vì vậy khi vào mùa đông đi công tác về, Ngài cho tôi xử dụng nhà tắm này, khiến tôi cứ nhớ mãi.

Thật thà, đức tính mà Ngài đề cao trong cuộc sống, có lần tôi đã bênh cho thầy Tiến Lợi (sau này là cha và đã qua đời tại Bùi Ngọa) khi Ngài nhờ đi đón đoàn Pháp về từ Hà Nội, khi đó cha Lợi đi vắng (Ngài không muốn cho đi qua đêm) tôi tự tiện nói thầy Lợi bị đau, một lát sau thầy Lợi xuất hiện. Ngài đã mắng tôi thậm tệ, vì với Ngài nói không ai được làm điều dối trá. Ngài dặn dò, răn dạy, nhưng tất cả những người trong Tòa giám mục đều biết không bao giờ được nói dối. Ngài chỉ cần nhìn là biết chúng tôi đang nói dối hay nói thật.

Tuy nhiên, Đức Cha rất thông cảm, những lời đồn đãi hoặc những bức thư nặc danh thì Ngài đích thân hỏi cho kỹ, khi không có bằng chứng xác thực cụ thể nào về vấn đề này thì Ngài bỏ qua, cho nên trong triều đại Ngài không ai mắc oan, mặc dù Ngài rất nghiêm với những lỗi lầm.

Ngài khá nghiêm khắc với các xu hướng lệch lạc như lười suy nghĩ, không cố gắng đọc sách, dành thời gian cầu nguyện, cho đến sự kiên trì trong công việc.

Chính niềm Say Mê vào Thập Giá như câu khẩu hiệu Giám Mục của Ngài đã nâng đỡ Ngài trong mọi công việc, trong đó phải kể đến việc Ngài phải vất vả và kiên trì, đi khắp nơi vận động để rồi đến ngày 22 tháng 11 năm 1988, Đại chủng viện Vinh Thanh được mở cửa, Người là một vị giám mục đề cao sự hiệp nhất giữa vị chủ chăn giáo phận và linh mục đoàn, giữa chủ chăn với từng linh mục và giữa anh em linh mục với nhau. Trong bài huấn từ của Ngài thức đẩy sự hiệp nhất và yêu thương. "Cùng Đức Kitô chia sẻ chức Linh mục, tức là cùng Người chia sẻ trách nhiệm cứu đời.. Anh em làm Linh mục là chỉ để cùng Đức Kitô cứu độ. Cho nên, anh em không còn thuộc về bản thân anh em hay thuộc về một riêng ai. Linh mục là của mọi người, cho mọi người, cách riêng những người nghèo hèn đau khổ...Ngài nói tiếp: làm linh mục là phải hy sinh... Đức Kitô vĩ đại nhất vào giờ phút Người hy sinh trên Thập giá, anh em là Linh mục của thế kỷ 21 đang đến gần.... Linh mục phải cộng tác với mọi người có thiện chí, nhằm mưu cầu hạnh phúc cho mọi người...Anh em hãy nhớ anh em được chọn từ giữa loài người để Phục vụ, chứ không phải cai trị. " (Kỷ yếu ĐCV VT, tr.5). Ngoài ra phải kể đến những cố gắng của Ngài nhằm kêu gọi và xúc tiến cho tất cả những anh em chủng sinh hay thầy giảng còn lưu vong mà vẫn nuôi dưỡng ơn gọi làm linh mục, tất cả được gọi về để tiếp tục học hanh và tiến. Vị chủ chăn giáo phận còn cho thấy tầm quan trọng của bậc tận hiến trong sự nghiệp chung của giáo phận Vinh, Ngài đã dày công vận động để các chị em nữ tu dòng Mên Thánh Giá có được một Tập viện sau nhiều năm mong chờ mòn mỏi. Ngài cũng rất quan tâm đến cuộc sống gia đình nơi những con chiên trong gia đình giáo phận.

Ngài đặc biệt quan tâm đến những người đau khổ, bệnh tật những mảnh đời bất hạnh. Ngài đã âm thầm lo lắng cho có trợ cấp và lặng lẽ đem đến hoặc gửi tinh thần và cả vật chất đến cho họ. Khu điều dưỡng bệnh cùi ở Quỳnh lập là một thí dụ. Hằng năm tôi phải đưa Ngài đến để chia sẻ với bênh nhân, thăm hỏi và giúp đỡ về vật chất, khích lệ về tinh thần. Có một lần, Đức Cha Phê-rô đang giúp đỡ những người bệnh cùi, phóng viên, nhà báo xin Đức Cha cho chụp hình, ghi một số tài liệu về tấm lòng Nhân ái của Ngài, thì Đức Cha trả lời: "Tôi không thích làm rùm beng, tôi cốt việc làm." qua những lần đi làm phép Thêm sức, được thấy nơi này hay nơi khác, có một số em phải số phận không may, là có đôi môi thiếu thẩm mỹ, Ngài nói với tôi "Cha muốn tạo mọi điều kiện để giúp đỡ các em ấy... và tôi đã thương lượng với một bác sỹ chuyên khoa mổ thẩm mỹ, nhạc sỹ Hanh và bác sỹ Sơn ở thành phố Vinh...Ngài nhủ tôi thông báo cho toàn Giáo phận nộp danh sách về văn phòng và giao cho tôi đảm trách chương trinh tạo cười cho các em sứt môi. Tôi sẽ sắp xếp thành từng hạt và nhóm từ 5 đến 7 em... tiền thuốc, chi phí ăn uống và phương tiện đi lại Ngài giúp đỡ Ngài giúp đỡ bằng tiền, có thể nói rằng: “Đức cha Phê-rô Gioan là Mục tử Nhân Lành, yêu đoàn chiên hết lòng”. Vậy mà đã gần 20 năm trôi qua từ ngày Ngài nằm xuống.

LM Raphael Trần Xuân Nhàn