07 Tháng Bảy 20255:06 CH(Xem: 17)
Lạy Chúa Cha Trên Trời, con đến trước Nhan Thánh Chúa với tính cách là con của Chúa. Con rất cần sự giúp đỡ của Chúa. Con có những nhu cầu về thể xác, xúc cảm, tâm linh và những mối tương quan. Có nhiều vấn đề nan giải là do sự thất bại của con, do sự cẩu thả và tội lỗi của con. Vì thế mà con nài xin Chúa tha thứ cho con. Con cũng xin Chúa tha thứ cho những...
07 Tháng Bảy 20254:39 CH(Xem: 23)
Một vị bác sĩ sau khi chứng kiến dầu Thánh được chẩy ra từ một thánh tượng ở Chicago, ông nói:
06 Tháng Bảy 20255:56 CH(Xem: 36)
Cha Ajong kể: Một vị linh mục đã viết về cha Don Matteo như sau:
06 Tháng Bảy 20255:15 CH(Xem: 55)
Các linh mục cũng là những con người với những mỏng dòn của cuộc đời. Sau đây là hai bi kịch đã xẩy ra. Xin mọi người cầu nguyện cho linh hồn của hai vị linh mục đáng thương này. Một linh mục kể rằng:
06 Tháng Bảy 20252:20 CH(Xem: 42)
Ngày 13/5/1917 là lần đầu tiên mà Đức Mẹ Maria nhắc đến lòng sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria. Mẹ nói rằng: “Các con đã nhìn thấy hoả ngục, nơi mà các linh hồn khốn khổ phải rớt xuống. Để cứu các linh hồn, Chúa muốn thiết lập một thế giới sùng kính Mẫu Tâm Vô Nhiễm của Mẹ. Nếu những điều mà Mẹ truyền cho các con được thực hiện thì có nhiều linh hồn được cứ...
06 Tháng Bảy 202512:47 CH(Xem: 46)
Nguồn: The handbook of indulgences Có thể các bạn không biết về các ơn toàn xá đâu nhỉ?
05 Tháng Bảy 202512:17 CH(Xem: 56)
Thật sự thì chúng ta không bao giờ biết lúc nào thì ta gặp tai nạn, chết chóc hay thử thách đến. Thế giới thì bất định, nhưng những ai siêng năng cầu nguyện và sống gắn liền với các Bí Tích thì không có gì mà phải sợ hãi.
05 Tháng Bảy 202512:06 CH(Xem: 55)
Thánh Therese Hài Đồng Giêsu đã luôn nằm ngủ với chuỗi tràng hạt Mân Côi nơi bàn tay của chị Thánh. Có lẽ chị không có ý định nằm ngủ khi cầu nguyện nhưng vì cuộc đời của chị là lời cầu nguyện. Ngay khi ngủ thì chị vẫn được thánh hoá.
04 Tháng Bảy 20257:44 CH(Xem: 63)
Người ta thường định nghĩa con người là ai bằng cách gọi họ theo những gì mà họ làm. Chẳng hạn như người lái xe thì gọi là tài xế. Người sơn nhà thì gọi là thợ sơn. Người ca hát thì gọi là ca sĩ. Vậy còn những người cầu nguyện thì gọi là gì?
04 Tháng Bảy 20257:16 CH(Xem: 64)
Tại vùng Lipa, Batangas, nước Phi Luật Tân có hiện tượng kỳ diệu là Đức Mẹ in hình của Mẹ, Chúa Giêsu và các thánh trên những cánh hoa hồng. Mẹ có tước hiệu là: 𝐌𝐚𝐫𝐲, 𝐌𝐞𝐝𝐢𝐚𝐭𝐫𝐢𝐱 𝐨𝐟 𝐀𝐥𝐥 𝐆𝐫𝐚𝐜𝐞 𝐏𝐞𝐭𝐚𝐥. tức là Mẹ Maria, Đấng Trung Gian Các Ơn Thánh hay còn gọi là 𝐒𝐢𝐤𝐨𝐫𝐚 𝐏𝐞𝐭𝐚.

VÈ VIỆC GIỮ CÁC NGÀY LỄ BUỘC

01 Tháng Mười Một 201811:55 SA(Xem: 13811)
june13VÈ VIỆC GIỮ CÁC NGÀY LỄ BUỘC

1. Nhiều bạn từ miền bắc vào làm ăn ở miền nam cứ phân vân vì phải đi làm và không tham dự ngày lễ Các thánh 01/11. Hỏi như vậy có tội không?

Có bạn nhắn cho tôi thế này: "Cha ơi, thứ năm lễ trọng các thánh, con đi làm cty ko đi lễ được thì có phải xưng tội ko cha?"

Mình nhắn với bạn ấy rằng "Con đang ở saigon hả? Trong đó lễ các thánh không phải là lễ buộc. Con hỏi cha xứ (hay xơ thầy) ở đó xem. Nếu không là lễ buộc thì thôi, không đi lễ thì khg có tội."

2. Thực tế có sự khác biệt giữa miền bắc và miền nam về việc giữ các ngày lễ buộc.

Tại miền nam, từ giáo phận Huế trở vào, người tín hữu buộc phải dự lễ các ngày Chúa nhật và lễ Chúa Giáng sinh.

Tại miền bắc, từ giáo phận Vinh trở ra, lễ buộc phải tham dự bao gồm: các ngày Chúa nhật, lễ Chúa Giáng sinh, lễ Chúa Thăng Thiên, lễ Đức Mẹ Lên Trời và lễ Các Thánh Nam Nữ.

Nếu bạn hiện đang có mặt ở giáo phận nào thì chỉ buộc theo luật của giáo phận đó.

3. Có người hỏi tại sao có sự khác biệt bắc nam như thế. Câu trả lời là do hoàn cảnh lịch sử. Nhưng tại sao hiện nay vẫn còn khác biệt thì tôi cũng bó tay.

Sự khác biệt có thể gây một vài rắc rối cho người tín hữu

Tôi có gặp một người bạn tu sỹ quê ở miền bắc tu ở miền nam. Anh rời Saigon vào ngày thứ năm tuần 6 Phục sinh. Ngày đó ở miền bắc là lễ Chúa Thăng Thiên, lễ buộc. Anh về nhà thì đã tối, nên không có lễ nữa.

Anh trở lại Saigon một tuần sau đó. Và năm đó anh không dự lễ Chúa Thăng Thiên. Bởi vì, ở các giáo phận miền nam, lễ Thăng Thiên nhằm vào ngày Chúa nhật 7 Phục sinh.

4. Tiện thể xin nhắc lại rằng: luật giữ ngày Chúa nhật và lễ buộc là luật quan trọng.

Giáo lý Hội thánh Công giáo dạy: “Thánh lễ Chúa nhật đặt nền tảng và xác định toàn bộ cuộc sống người tín hữu. Do đó, mọi tín hữu phải tham dự thánh lễ vào ngày buộc, trừ khi có một lý do quan trọng (như bệnh hoạn, chăm sóc trẻ sơ sinh) hay được cha sở miễn chuẩn. Ai cố tình vi phạm sẽ mắc tội trọng” (số 2181).

5. Những người có lý do nghiêm trọng được miễn dự lễ bao gồm:
- Bệnh nhân, người già yếu, bà bầu hay người đang dưỡng bệnh, nếu dự lễ có thể gây tổn hại sức khỏe;
- Người ở khá xa nhà thờ, đi đường mất hơn một giờ.
- Người nghèo không có áo quần tươm tất hay không thể trả tiền đi lại;
- Người bị ngăn trở do nghĩa vụ nghề nghiệp, như bác sỹ phải trực cấp cứu, hay người đi cứu trợ khẩn cấp dịp thiên tai;
- Người làm thuê bị chủ cấm, nếu đi dự lễ có thể gây thiệt hại nặng; hay người vợ bị chồng khác đạo cấm đi lễ, nếu đi lễ có thể gây phiền toái hay đổ vỡ gia đình.

Tóm lại, người ta có thể được miễn dự lễ vì những lý do khá nghiêm trọng: như gặp những khó khăn lớn hay có thể gây hại về thể xác hay tinh thần cho mình hoặc cho người khác, hoặc do bản chất đặc biệt của công việc...

6. Ngoài ra, có một điều mà người ta ít áp dụng trong thực tế đó là sự miễn chuẩn của cha xứ.

Theo giáo luật, điều 1245, cha xứ có thể miễn chuẩn nghĩa vụ phải giữ một ngày lễ cho giáo dân của mình theo từng trường hợp vì một lý do chính đáng.

Ngài có thể chỉ định thay thế nghĩa vụ tham dự thánh lễ bằng một việc đạo đức khác.

Bề trên của một hội dòng thuộc luật giáo hoàng cũng có năng quyền miễn chuẩn đối với những người thuộc quyền mình và những người khác đêm ngày cư ngụ trong nhà mình.

(Fb cha Pham Quang Long)