30 Tháng Tư 20248:44 CH(Xem: 37)
Nguồn: Spiritdaily.com Tại làng San Giovanni còn có một nhà thần bí thứ hai, ngoài cha Padre Pio ra. Ngôi làng nhỏ này đã trở nên nổi tiếng vì có cha Padre Pio, kể từ sau Thánh Phanxico thành Assisi.
30 Tháng Tư 20248:36 CH(Xem: 35)
https://bookstore.spiritdaily.com/products/diary-of-lucia-fiorentino-lucia-fiorentino-and-bret-thoman Bà Lucia Fiorentino (1889-1934) có một cuộc đời ẩn kín và lạ thường. Bà là một trong những người con thiêng liêng đầu tiên của Thánh Padre Pio. Bà là một nhà thần bí, một linh hồn nạn nhân và là người nhận được rất nhiều ơn lành như các ơn thị
29 Tháng Tư 202412:27 SA(Xem: 53)
Hôm qua là ngày Chúa Nhật 28/4/2024, ngày sinh nhật của cháu ngoại tôi. Gia đình con gái tôi mời vợ chồng chúng tôi cùng đi ăn mừng sinh nhật cháu ngoại ở một nhà hàng Mỹ. Chúng tôi phải đợi ít nhất là 30 phút mới có bàn trống dành cho 10 người. Trong lúc chờ đợi thì tôi được nhìn thấy hai gương sáng tại nhà hàng ấy.
28 Tháng Tư 202411:56 CH(Xem: 54)
Sáng hôm qua là ngày Chúa Nhật 28/4/2024, vợ chồng chúng tôi đi họp với Liên Huynh Đa Minh, giáo phận Orange, Nam California để mừng Lễ Thánh Catarina thành Siena.
28 Tháng Tư 20247:46 SA(Xem: 64)
Nguồn: Catholic Faith Chắc các bạn không biết về bóng tối trong cuộc đời của ông Martin Luther đâu. Ông Martin Luther đã từng là một linh mục Công Giáo. Khi còn nhỏ ông bị cha mẹ đối xử một cách ác độc. Khi lên 19 tuổi, ông đã chứng kiên cái chết đau đớn của người bạn thân. Bạn của ông bị sét đánh chết. Vì sợ bị chết thảm nên ông hứa với Chúa rằng ông sẽ ...
28 Tháng Tư 20247:04 SA(Xem: 54)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 17. NHỮNG NĂM CUỐI CÙNG VÀ CÁI CHẾT Năm 1980 thì Sr. Rita bị bịnh ung thư vì có cái bướu ở trên bộ óc. Hai năm sau, chị té ngã từ trên cầu thang và gẫy cánh tay trái. Từ đó, sức khoẻ của chị suy giảm trầm trọng. Chị còn bị bịnh...
27 Tháng Tư 20241:35 CH(Xem: 53)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 16. Cảm nghiệm của chị Renata Adorni #2 Tôi cần phải nói rõ về vị nữ tu đã đến nhà tôi cùng chung với cha Padre Pio. Lúc đầu tôi nghĩ rằng đó là Thánh Rita thành Cascia. Để có thế xác nhận sự kiện này thì vào buổi sáng sớm,
27 Tháng Tư 202412:58 CH(Xem: 48)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 16. Cảm nghiệm của chị Renata Adorni #1 Thánh Padre Pio đã giới thiệu Sr. Rita với người con gái thiêng liêng của ngài là chị Renata Adorni, trong lúc cả hai người đều có ơn phân thân.
27 Tháng Tư 202412:18 CH(Xem: 43)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 13. MỐI LIÊN HỆ MẬT THIẾT VỚI CHA THÁNH PADRE PIO...
27 Tháng Tư 20246:41 SA(Xem: 42)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 12. NHỮNG CÂU CHUYỆN KỲ DIỆU VỀ HIỆN TƯỢNG SIÊU NHIÊN

Gánh nặng trên lưng không bằng gánh nặng trong lòng.

26 Tháng Chín 20185:16 CH(Xem: 1537)
chancatGánh nặng trên lưng không bằng gánh nặng trong lòng.

Khi còn nhỏ, tôi thường nằm trên mặt đất ngắm nhìn kiến bò, cảm thấy rất vui thích, dần dà những cảm xúc cứ nảy sinh với nhiều ý tưởng.

Đến nay đã sắp vào tuổi bất hoặc rồi, những lúc nhàn rỗi, hay hồi tưởng lại cảnh xưa, bỗng nhiên có những thể ngộ như là “bỗng quay đầu lại, người đó đang trong ánh lửa leo lắt”. Mặc dù không có gì là to tát, chỉ ghi chép lại dấu ấn của thời gian đã trôi qua. Nếu xem con người như kiến, không phải ví người như kiến, mà là con người nếu coi mình sống trên thế gian giống như đàn kiến đang bò trên bãi cát kia, vậy thì nơi đến cuối cùng của bãi cát kia là gì? Chẳng ai có thể trả lời được. Nếu nhất định phải nói, thì đó là nấm mồ. Đời người giữa sống và chết, cách nhau một quãng đường đời. Loài kiến xưa nay chưa từng suy nghĩ đến phía trước con đường của nó là gì.

Loài kiến chỉ cắm cúi bò lên phía trước, cẩn thận, nghiêm túc, tỉ mỉ, để lại dấu tích trên bãi cát, hoặc là đường thẳng ngay ngắn, hoặc là đường xiên xiên vẹo vẹo. Con người nhìn thấy vết tích này sẽ nói, một con kiến đã bò qua đây. Đây có thể xem là giá trị của cuộc đời kiến. Còn con người thì sao? Tại sao cứ phải biết chắc chắn ở phía trước có vườn hoa, trong vườn hoa có chim hót trong gió, có hoa tươi cỏ xanh, có người vỗ tay có người hoan hô, thì mới chịu bỏ sức ra bước tới?

Đối với những người này mà nói, “cuối cùng bước đến đâu” sẽ trở thành tiêu chuẩn phán đoán cuộc đời có giá trị hay không. Còn đối với dấu chân con người để lại phía sau lại chẳng có ai để mắt tới. Con người sống trên đời cũng giống như con kiến dốc hết sức, làm hết bổn phận tiến bước về phía trước. Trên suốt quãng đường, tự nhiên sẽ để lại các dấu chân. Đó chính là giá trị đích thực của đời người.

Giá trị đích thực của một con người là những dấu chân mà họ để lại.

Nếu không phải như vậy, thì con người chỉ nên đứng nguyên một chỗ mà thôi. Vì chẳng ai có thể chắc chắn phía trước có vườn hoa. Khi con kiến bò ra khỏi tổ, trên mình nó chẳng mang vật gì, nhẹ nhàng tự do tự tại. Trên đường đi, gặp một hạt gạo, liền cõng trên lưng, gặp một cái lá cây, cũng cõng trên lưng, gặp cọng cỏ, cũng cõng trên lưng.

Đối với kiến, thì hạt gạo cũng như chức vụ của người, chiếc lá cũng như danh tiếng của người, cọng cỏ cũng như một món tiền lớn của người, hoặc cơ hội một chuyến đi nước ngoài… Nhưng có người nào như kiến, trên thân không mang theo bất cứ vật gì không? Thực sự không có, cũng không thể có khả năng có. Nhưng trên thân mang theo vật là một việc, mà trong tâm có mang theo vật không lại là một việc khác.

Có câu chuyện kể về hai hòa thượng đi đường, đi đến bờ sông thì gặp trận mưa to. Một phụ nữ ướt sũng đang co ro run rẩy bên sông. Sư huynh quả quyết cõng cô gái lội qua sông. Sư đệ thì cứ canh cánh trong lòng, tối đến nghỉ ở một quán trọ, cuối cùng không nén nổi, hỏi: “Sư huynh, Phật môn giới gần nữ sắc, sao sư huynh lại cõng cô gái đó, lại còn tiếp xúc da thịt vậy?”.

Sư huynh trả lời: “Huynh đã để cô đó xuống từ lâu rồi, sao đệ đến giờ vẫn còn cõng vậy?”.

Trên lưng cõng càng nặng thì trong tâm càng phải sớm bỏ xuống, cần phải làm được như thế này. Đáng tiếc nhiều người chúng ta hiện nay, trên lưng cõng quá nhiều, trong tâm cõng còn nhiều hơn, lại còn nặng gánh hơn.

Thê thảm hơn có người trên lưng chưa từng cõng nặng, thấy người khác cõng, thì nóng mắt, sốt ruột, trong lòng bỗng cõng gánh nặng lớn. Bỏ cái gánh nặng trong lòng xuống, trong lòng sẽ rộng mở hơn, thanh thản hơn, nhàn nhã hơn, tự do hơn và nhẹ nhàng hơn.

Trên lưng cõng càng nặng thì trong tâm càng phải sớm bỏ xuống.

Coi người là kiến, không phải là miệt thị coi nhẹ con người, trái lại lại nâng cao con người. Kiến chỉ sống bởi bổn phận của nó, nó cần cù, chịu khó, kiên trì, tiết kiệm. Kiến chỉ lẳng lặng làm chẳng nói năng gì, càng không tự cho mình là đúng, chẳng vểnh râu khoe khoang. Còn con người, nếu ai có thể làm hết bổn phận mình như kiến, thì mọi người sẽ dựng bia tôn thờ…