14 Tháng Bảy 20258:27 CH(Xem: 6)
Tước hiệu Hoa Hồng Mầu Nhiệm, "Mystical Rose" là một tước hiệu người ta kêu cầu Đức Mẹ Maria trong truyền thống Công Giáo.
14 Tháng Bảy 20251:04 CH(Xem: 22)
Làm cách nào mà chúng ta thánh hiến các con của mình cho Đức Mẹ Maria?
14 Tháng Bảy 202512:43 CH(Xem: 20)
Nguồn: Catholic Tradition Đức Mẹ Sầu Bi luôn cảm thương với những nỗi đau khổ và thông cảm những sự cám dỗ của trẻ thơ. Mẹ thấu hiểu những sự đau đớn, mất mát và lo sợ. Chính Trái Tim Mẹ bị phản bội và bị đâm thâu đến 7 lần
13 Tháng Bảy 20258:52 CH(Xem: 29)
Hãy luôn có lòng sùng kính Đức Mẹ Maria. Đức Mẹ không phải là người bàng quan. Mẹ không đứng ngoài mọi sự. Mẹ là một người Mẹ chiến đấu mãnh liệt vì lợi ích của các con Mẹ
13 Tháng Bảy 20258:27 CH(Xem: 25)
Tại sao chúng ta cần phải thánh hiến các con cháu cho Đức Mẹ Maria?
13 Tháng Bảy 20259:45 SA(Xem: 32)
Vào tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ Fatima nói đến việc chiến tranh như sau: “Cuộc chiến tranh này sẽ chấm dứt, nhưng nếu con người không ngừng xúc phạm Chúa thì sẽ có một cuộc chiến tranh khác bắt đầu."
13 Tháng Bảy 20259:18 SA(Xem: 33)
Điều thứ nhất: Ngày 13 tháng 7 là ngày mà người Công Giáo phải nhớ kỹ. Cô gái Lucia dos Santos được 10 tuổi khi Đức Mẹ Fatima bắt đầu hiện ra từ ngày 13 tháng 5 năm 1917 với chị Lucia và hai người em họ là Francisco, 8 tuổi và Jacinta Marto, 7 tuổi.
12 Tháng Bảy 202511:57 SA(Xem: 45)
Nguồn: Spiritdaily.com Nhưng làng Fatima không chỉ là sự cứu độ cá nhân, nhưng còn là vấn đề chính trị. Đức Mẹ Maria cảnh báo rằng nếu nước Nga không được thánh hiến cho Mẫu Tâm Vô Nhiễm của Mẹ thì nó sẽ loan truyền những sự sai lầm của nó đến toàn cầu.
12 Tháng Bảy 202511:20 SA(Xem: 49)
Các thông điệp mạnh mẽ từ Fatima làm rung chuyển trái đất. Đó là vào một ngày nóng bỏng tại vùng quê Fatima, nước Bồ Đào Nha, ngày 13/7/1917. Lúc ấy có 3 trẻ mục đồng đã chứng kiến một điều lạ mà làm cho mọi người run sợ, y như một cơn động đất làm rung chuyển trái đất.
11 Tháng Bảy 20256:39 CH(Xem: 62)
1. Hãy luôn sử dụng nước phép, mề đay Huyền Nhiệm, mề đay Thánh Benedicto để bảo vệ nhà cửa và gia đình.

Thương người cũng như mến Chúa Suy niệm Chúa nhật XXX năm – A (Mt 22, 34-40)

25 Tháng Mười 20233:44 CH(Xem: 385)

6-1sbThương người cũng như mến Chúa

Suy niệm Chúa nhật XXX năm – A (Mt 22, 34-40)

Đoạn Tin Mừng hôm nay mô tả bầu khí tranh chấp đố kỵ của thời Chúa Giêsu. Người phe Biệt phái, kẻ nhóm Sađuđucêô. Bên này gài bẫy bên kia và hí hửng khi đối thủ gặp nạn. Tranh chấp từ lãnh vực chính trị xã hội đến tôn giáo. Nên "khi những người Biệt phái nghe tiếng Chúa Giêsu đã làm cho những người Đađđucêô câm miệng, thì họp nhau lại. Một người trong nhóm họ hỏi thử Người rằng : "Thưa Thầy, trong lề luật, giới răn nào trọng nhất? " (Mt 22, 34-36). Họ hỏi như vậy là vì Luật pháp có tới 613 khoản: 248 lệnh truyền và 365 điều cấm. Nhưng khoản nào trọng hơn khoản nào và khoản nào quan trọng nhất là vấn đề nóng bỏng. Tùy theo người ta nghiêng về phụng vụ hay xã hội, Đền thờ hay đền vua, mà người ta có thể biện minh cho thái độ Biệt phái hay phái Sađđcêô. Họ hỏi Chúa Giêsu cũng là để gài bẫy Chúa nữa. Được hỏi Chúa liền trả lời : "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: "Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi" (Mt 22,37-39).

Mến Chúa là trọng nhất

Trong Kinh Thánh, những từ “lòng”, “tâm trí, “mình” và “sức lực” bổ túc cho nhau để miêu tả toàn bộ con người. Nghĩa là: Yêu mến Chúa bao gồm toàn bộ con người, mọi khả năng và của cải.

Khi dạy chúng ta yêu mến Thiên Chúa, Chúa đòi hỏi chúng ta phải yêu hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn. Còn yêu thương kẻ khác, Chúa Giêsu không bảo ta phải yêu hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ; nhưng "yêu kẻ khác như chính mình. Tại sao vậy ? Vì Chúa "là dũng lực, là Đá Tảng, chiến luỹ, cứu tinh, là sơn động, là khiên thuẫn, là uy quyền cứu độ, là sức hộ phù chúng ta " (x. Tv 17, 2-3), nên chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa không những hết… mà còn trên hết mọi sự. Câu luật này trích trong sách Đệ nhị luật 6,5 có đổi một chút, thay vì “hết sức” thì Chúa nói là “hết trí khôn”. Song cốt yếu không có gì đổi. "Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất" (Mt 22, 38).

Yêu người cũng giống như mến Chúa

Giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: "Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi" (Mt 22, 39). Chúa Giêsu không đồng hóa hai việc mến Chúa và yêu người. Hai việc đó vẫn khác nhau và có thứ tự trước sau, nhưng quan trọng như nhau; vì thế không được sao nhãng nhiệm vụ nào. Nét độc đáo trong câu trả lời của Chúa Giêsu là thể hiện lập trường của Chúa.

Cứ sự thường, mến Chúa thì phải yêu người. Nhưng người ta vẫn coi đó là những nhiệm vụ rời nhau, những bổn phận không liên lạc gì với nhau. Có thể mến Chúa trong Đền thờ và không thương người ngoài xã hội hoặc thương người nơi xã hội nhưng lại không mến Chúa trong Đền thờ. Nhất là coi thương người không bằng mến Chúa.

Đối với Chúa Giêsu thì không như thế. Phải thương người như mến Chúa. Mến Chúa thôi thúc chúng ta yêu người. Yêu người như chính mình, chúng ta sẽ đối xử với họ theo cách chúng ta muốn họ đối xử với mình (x.Mt 7,12). Ưu tiên là mến Chúa nhưng đồng thời cũng phải thương người. Sau này thánh Gioan sẽ giải thích: không thể có lòng mến Chúa vô hình nếu không thương người hữu hình (1Ga 4,20).

Khi Chúa Giêsu bảo người thông luật "hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi", Chúa như đặt một tấm gương để tự chúng ta soi xem mình có yêu "kẻ khác" hay không? Ai cũng yêu mình, không ai ghét mình bao giờ. Chúa Giêsu xem tình yêu " kẻ khác " như "mệnh lệnh của Người," mệnh lệnh tóm tắt toàn thể lề luật. "Đây là mệnh lệnh của Thầy, là anh em hãy yêu nhau như Thầy đã yêu anh em" (Ga 15, 12).

Chúa Giêsu kết luận : "Toàn thể Lề luật và sách các Tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó" (Mt 22, 38). Điều răn thì có : thứ nhất mến Chúa, thứ hai yêu người, nhưng mến Chúa thì phải yêu người.

Vừa mến Chúa vừa yêu người

Chúng ta đừng tưởng, thời Cựu Ước dân sống như kiểu luật rừng. Không, lời Chúa trong bài đọc I cho thấy dân 3.000 năm trước đã sống rất nhân đạo. Chúa truyền cho họ : " Ngươi chớ làm phiền lòng và ức hiếp khách ngoại kiều: vì các ngươi cũng là khách ngoại kiều ngụ trong đất Ai-cập" (Xh 22,20). Và Ngài dạy : "Các ngươi đừng làm hại cô nhi quả phụ. Nếu các ngươi hà hiếp những kẻ ấy, họ sẽ kêu thấu đến Ta, và chính Ta đã nghe tiếng họ kêu van. Ta sẽ nổi cơn thịnh nộ, sẽ dùng gươm giết các ngươi, vợ các ngươi sẽ phải goá bụa, và con cái các ngươi sẽ phải mồ côi" (Xh 22,21-27).

Ngay cả khi cho vay cũng không được lấy lãi. Được giữ vật thế chân để tránh sự lạm dụng, nhưng những đồ cầm đó phải trả lại trước khi mặt trời lặn, kẻo đêm lạnh người nghèo không có áo che thân (x. Xh 22,25-26).

Như thế, yêu không phải vì mọi người là đồng loại, hoặc vì phải nhớ lại hồi trước dân đã từng là nạn nhân của nhiều sự bóc lột, nhưng nhất là vì Thiên Chúa là Đấng lân tuất, luôn xót thương và bênh vực những kẻ khó nghèo và yếu thế, chống lại bóc lột. Chúa đòi cho mọi người được bình đẳng vì tất cả đều là hình ảnh Chúa. Ai muốn đẹp lòng Chúa thì phải săn sóc đến tha nhân. Chúa không tách rời lòng đạo đức và tình đồng loại, cũng không đồng hóa hai vấn đề mến Chúa và yêu người; Chúa chỉ chấp nhận những lòng mến Chúa đồng thời cũng yêu người.

Lạy Chúa, vì Chúa thì con yêu người như mình con vậy. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ