28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 17)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 20)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 16)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 35)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 61)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 53)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 71)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Ca nhập lễ : Tv 53,3-4

23 Tháng Ba 20235:46 CH(Xem: 272)

7-4aSỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Ca nhập lễ : Tv 53,3-4

Lạy Thiên Chúa,

xin dùng uy danh mà cứu độ,

lấy quyền năng Ngài mà xử cho con.

Lạy Thiên Chúa, xin nghe con nguyện cầu,

lắng tai nghe lời con thưa gửi.

Bài đọc 1 : Kn 2,1a.12-22

Nào ta kết án cho nó chết nhục nhã.

Bài trích sách Khôn ngoan.

1a Quân vô đạo suy tính sai lầm, chúng bảo nhau :

12“Ta hãy gài bẫy hại tên công chính,
vì nó chỉ làm vướng chân ta,
nó chống lại các việc ta làm, trách ta vi phạm lề luật,
và tố cáo ta không tuân hành lễ giáo.
13Nó tự hào là mình biết Thiên Chúa,
xưng mình là con của Đức Chúa.
14Nó như kẻ luôn chê trách tâm tưởng của ta,
thấy mặt nó thôi là ta chịu không nổi.
15Vì nó sống thật chẳng giống ai,
lối cư xử của nó hoàn toàn lập dị.
16Nó coi ta như bọn lọc lừa,
tránh đường ta đi như tránh đồ dơ bẩn.
Nó tuyên bố rằng thật lắm phúc nhiều may,
hậu vận của người công chính.
Nó huênh hoang vì có Thiên Chúa là Cha.
17Ta hãy coi những lời nó nói có thật không,
và nghiệm xem kết cục đời nó sẽ thế nào.
18Nếu tên công chính là con Thiên Chúa,
hẳn Người sẽ phù hộ và cứu nó khỏi tay địch thù.
19Ta hãy hạ nhục và tra tấn nó, để biết nó hiền hoà làm sao,
và thử xem nó nhẫn nhục đến mức nào.
20Nào ta kết án cho nó chết nhục nhã,
vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên Chúa viếng thăm.”
21Chúng suy tính như vậy thật sai lầm,
vì ác độc mà chúng ra mù quáng.
22Chúng không biết những bí nhiệm của Thiên Chúa,
chẳng trông chờ người thánh thiện sẽ được thưởng công,
cũng không tin kẻ tinh tuyền sẽ được ân thưởng.

Đáp ca : Tv 33,16-18.19-20.21 và 23 (Đ. c.19a)

Đ. Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ.

17Chúa đối đầu với quân gian ác,
xoá nhoà tên tuổi chúng trên đời,
16nhưng để mắt nhìn người chính trực
và lắng tai nghe tiếng họ kêu :
18Họ kêu xin, và Chúa đã nhận lời,
giải thoát khỏi mọi cơn nguy khốn.

Đ. Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ.

19Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ,
cứu những tâm thần thất vọng ê chề.
20Người công chính gặp nhiều nỗi gian truân,
nhưng Chúa giúp họ luôn thoát khỏi.

Đ. Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ.

21Xương cốt họ đều được Chúa giữ gìn,
dầu một khúc cũng không giập gãy.
23Chúa cứu mạng các người tôi tớ,
ai ẩn thân bên Chúa không bị phạt bao giờ.

Đ. Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ.

Tung hô Tin Mừng : Mt 4,4b

Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.

Tin Mừng : Ga 7,1-2.10.25-30

Họ tìm cách bắt Đức Giê-su, nhưng giờ của Người chưa đến.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

1 Khi ấy, Đức Giê-su thường đi lại trong miền Ga-li-lê ; thật vậy, Người không muốn đi lại trong miền Giu-đê, vì người Do-thái tìm giết Người.

2 Lễ Lều của người Do-thái gần tới. 10 khi anh em Người đã lên dự lễ, thì chính Người cũng lên, nhưng không công khai và hầu như bí mật.

25 Bấy giờ có những người ở Giê-ru-sa-lem nói : “Ông này không phải là người họ đang tìm giết đó sao ? 26 Kìa, ông ta ăn nói công khai mà họ chẳng bảo gì cả. Phải chăng các nhà hữu trách đã thực sự nhìn nhận ông là Đấng Ki-tô ? 27 Ông ấy, chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi ; còn Đấng Ki-tô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả.” 28 Lúc giảng dạy trong Đền Thờ, Đức Giê-su nói lớn tiếng rằng : “Các ông biết tôi ư ? Các ông biết tôi xuất thân từ đâu ư ? Tôi đâu có tự mình mà đến. Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật. Các ông, các ông không biết Người. 29 Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến, và chính Người đã sai tôi.”

30 Bấy giờ họ tìm cách bắt Người ; nhưng chẳng có ai tra tay bắt, vì giờ của Người chưa đến.

Ca hiệp lễ : Ep 1,7

Trong Đức Ki-tô, nhờ máu Người đổ ra,

chúng ta được cứu chuộc, được tha thứ tội lỗi,

theo lượng ân sủng rất phong phú của Người.

SUY NIỆM-BIẾT CHÚA

Dân gian Việt Nam có câu tục ngữ: “Cha nào con nấy.” Trong gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn trở thành “thần tượng” của con cái, là tấm gương để các con noi theo. Chính vì thế, những hành động, cử chỉ của người cha rất dễ gây ấn tượng sâu sắc và khiến các con học theo.

Tin Mừng hôm nay tiếp tục ghi lại cuộc tranh luận của dân chúng về nguồn gốc Đức Giêsu. Để trả lời cho những thắc mắc đó, Đức Giêsu đưa ra hai luận điểm: Một là, Người không chỉ xuất thân từ Nadarét, nhưng Người còn từ Thiên Chúa mà đến. Hai là, Đức Giêsu biết rõ về Thiên Chúa, còn dân chúng thì không. Câu nói này đã gây sốc cho dân chúng. Nói với dân riêng của Chúa rằng họ không biết Thiên Chúa thì quả là một điều sỉ nhục đối với họ. Vì thế, họ tìm cách bắt Đức Giêsu.

Còn chúng ta hôm nay đã biết rõ về nguồn gốc của Đức Giêsu, và mối tương quan mật thiết giữa Người với Chúa Cha. Thế nhưng sự hiểu biết này đem lại gì cho đời sống đức tin của chúng ta?

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay chúng ta lắng nghe “magna carta” - đại hiến chương - của việc loan báo Tin Mừng trong thế giới hiện nay: Tông huấn Evangelii nuntiandi - Loan báo Tin Mừng - của Thánh Phaolô VI (EN, 8/12/1975). Tông huấn rất hợp thời, được viết năm 1975 nhưng giống như mới được viết hôm qua.

“Con người ngày nay sẵn sàng lắng nghe các chứng nhân hơn là các thầy dạy”
Loan báo Tin Mừng không chỉ là việc đơn thuần truyền bá giáo lý và luân lý. Trước hết và trên hết, đó là chứng tá; chúng ta không thể loan báo Tin Mừng nếu không làm chứng tá cho cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, nơi ơn cứu độ đã được thực hiện. Một chứng tá không thể thiếu bởi vì, trên hết, thế giới cần “những người rao giảng Tin Mừng nói với thế giới về một Thiên Chúa mà họ biết và là Đấng quen thuộc với họ” (EN, 76).


Đây không phải là rao truyền một ý thức hệ hay một giáo lý về Thiên Chúa. Đó là rao truyền về Thiên Chúa Đấng sống trong chúng ta. Hơn nữa, “con người ngày nay sẵn sàng lắng nghe các chứng nhân hơn là các thầy dạy.” […] Do đó, chứng tá của Chúa Kitô đồng thời là phương thế đầu tiên của việc loan báo Tin Mừng (x. sđd.) và là điều kiện cốt yếu để nó có hiệu quả (x. sđd. 76), để việc loan báo Tin Mừng được có kết quả.

Một người đáng tin cậy nếu sống hài hòa giữa điều họ tin và điều họ sống

Cần nhớ rằng chứng tá cũng bao gồm đức tin được tuyên xưng, tức là sự gắn bó cách xác tín và rõ ràng với Thiên Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, Đấng đã tạo dựng và cứu chuộc chúng ta vì tình yêu. Một đức tin biến đổi chúng ta, biến đổi các mối quan hệ của chúng ta, những tiêu chí và giá trị quyết định sự lựa chọn của chúng ta. Do đó, chứng tá không thể bỏ qua sự gắn kết giữa điều bạn tin và điều bạn công bố và những gì bạn sống. Sự đáng tin không chỉ đến từ việc nói một học thuyết hay một hệ tư tưởng. Không.

Một người đáng tin cậy nếu sống hài hòa giữa điều người này tin và điều người này sống. Nhiều Kitô hữu chỉ nói rằng họ tin, nhưng họ lại sống theo cách khác, như thể họ không tin. Và đây là đạo đức giả. Trái ngược với chứng tá là đạo đức giả. Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe nói “à, người này đi lễ mỗi Chúa Nhật, rồi sống như thế này, thế này, thế này”: sự thật đó là phản chứng.

3 câu hỏi: Tin, sống và rao giảng

Mỗi người chúng ta được mời gọi trả lời ba câu hỏi cơ bản, như Đức Phaolô VI đã đặt ra: “Bạn có tin điều bạn rao giảng không? Bạn có sống theo những gì bạn tin không? Bạn có loan báo những gì bạn sống không? (xem sđd.). Có một sự hài hòa: bạn có tin những gì bạn loan báo không? Bạn có sống theo những gì bạn tin không? Bạn có loan báo những gì bạn sống?

Chúng ta không thể hài lòng với những câu trả lời dễ dàng, được chuẩn bị sẵn. Chúng ta được kêu gọi chấp nhận sự rủi ro, thậm chí mất ổn định khi tìm hiểu, hoàn toàn tin tưởng vào hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động trong mỗi người chúng ta, thúc giục chúng ta luôn tiến xa hơn: vượt ra ngoài những biên giới của chúng ta, vượt qua các rào cản, vượt ra ngoài những giới hạn của chúng ta, dưới bất kỳ hình thức nào.

Chứng tá của đời sống Kitô hữu bao hàm một hành trình nên thánh

Theo nghĩa này, chứng tá của một đời sống Kitô hữu bao hàm một hành trình nên thánh, dựa trên Bí tích Rửa tội, điều giúp chúng ta được “thông phần vào bản tính Thiên Chúa, và do đó trở nên thánh thiện (Hiến chế Tín lý Lumen Gentium, 40). Và sự thánh thiện không dành cho số ít; đó là quà tặng của Thiên Chúa và cần phải được đón nhận và làm cho sinh hoa trái cho chúng ta và cho người khác. Chúng ta được Thiên Chúa tuyển chọn và yêu thương, chúng ta phải mang tình yêu này cho người khác.

Đức Phaolô VI dạy rằng lòng nhiệt thành rao giảng Tin Mừng bắt nguồn từ sự thánh thiện. Được nuôi dưỡng bằng lời cầu nguyện và nhất là bằng tình yêu đối với Bí tích Thánh Thể, việc rao giảng Tin Mừng lại làm cho những người thực hiện nó lớn lên trong sự thánh thiện (x. EN, 76). Đồng thời, nếu không có sự thánh thiện thì lời của người loan báo Tin Mừng “sẽ khó đi vào lòng con người thời đại chúng ta”, nhưng “có nguy cơ trở nên hão huyền và vô ích” (ibid.).

Chính Giáo hội cũng cần được loan báo Tin Mừng

Vì vậy, chúng ta phải ý thức rằng đối tượng của việc loan báo Tin Mừng không chỉ là những người khác, những người tuyên xưng đức tin khác hoặc những người không theo tôn giáo nào, mà còn là chính chúng ta, những người tin vào Chúa Kitô và là thành viên tích cực của Dân Chúa. Và chúng ta phải hoán cải mỗi ngày, đón nhận lời Chúa và thay đổi cuộc sống của chúng ta: mỗi ngày. Và đây là cách rao giảng Tin Mừng bằng tâm hồn. Để làm chứng tá, Giáo hội cũng phải bắt đầu “bằng việc rao giảng Tin Mừng”.

Nếu Giáo hội không được rao giảng Tin Mừng, thì Giáo hội vẫn là một tác phẩm của viện bảo tàng. Giáo hội “cần liên tục lắng nghe những gì Giáo hội phải tin, những lý do của niềm trông cậy của mình, điều răn mới của tình yêu. Giáo hội là Dân Chúa hoà mình trong thế gian, và thường bị thần tượng cám dỗ, và luôn cần được nghe công bố những công việc của Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là Giáo hội luôn cần được loan báo Tin Mừng, cần cầm lấy sách Tin Mừng, cầu nguyện và cảm nhận sức mạnh của Thánh Thần, Đấng biến đổi tâm hồn.” (EN, 15).

Một Giáo hội luôn hoán cải và canh tân

Một Giáo hội tự loan báo Tin Mừng để rao giảng Tin Mừng là một Giáo hội, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, được kêu gọi đi theo con đường rất đòi hỏi, liên tục hoán cải và đổi mới. Điều này cũng liên quan đến khả năng thay đổi cách hiểu và sống sự hiện diện rao giảng Tin Mừng của Giáo hội trong lịch sử, bằng cách tránh ẩn náu trong những lĩnh vực được bảo vệ bởi luận lý “mọi việc luôn luôn là như thế”. Đó là những nơi trú ẩn khiến Giáo hội trở nên đau yếu. Giáo hội phải tiến lên, phải liên tục phát triển, để Giáo hội luôn trẻ trung. Giáo hội này hoàn toàn hướng về Thiên Chúa, do đó tham gia vào kế hoạch cứu độ nhân loại của Người, đồng thời, hoàn toàn hướng về nhân loại.

Đó là một Giáo hội gặp gỡ thế giới đương đại theo cách đối thoại, dệt nên những mối quan hệ huynh đệ, tạo ra những không gian gặp gỡ, thực hành những cử chỉ tốt về lòng hiếu khách, chào đón, công nhận và hội nhập người khác với những khác biệt, và chăm sóc ngôi nhà chung, là thụ tạo. Đó là một Giáo hội đối thoại với thế giới đương đại, nhưng gặp gỡ Chúa mỗi ngày và đối thoại với Chúa, và để Chúa Thánh Thần là nhân vật chính của công cuộc truyền bá Tin Mừng. Không có Chúa Thánh Thần, chúng ta chỉ có thể quảng bá Giáo hội, chứ không thể loan báo Tin Mừng. Chính Chúa Thánh Thần ở trong chúng ta thúc đẩy chúng ta hướng tới việc rao giảng Tin Mừng và đây là sự tự do đích thực của con cái Thiên Chúa.

Đọc Tông huấn Evangelii nuntiandi

Anh chị em thân mến, tôi lập lại lời mời anh chị em đọc hoặc đọc lại tài liệu Evangelii nuntiandi. Tôi nói thật với anh chị em, tôi thường xuyên đọc tài liệu này, bởi vì đó là kiệt tác của Thánh Phaolô VI, là di sản ngài để lại cho chúng ta trong việc loan báo Tin Mừng. Cảm ơn anh chị em.

Hồng Thủy - Vatican News