04 Tháng Năm 20245:02 CH(Xem: 13)
Nguồn: The Glories of Mary Thánh Alphonsus Liguori kể lại cảm nghiệm lạ lùng này: Năm 1228 có một vị linh mục đang cử hành Thánh Lễ vào ngày Thứ Bẩy để vinh dang Đức Mẹ Maria. Bỗng có một lực lượng lạc giáo Albigensian xuất hiện rồi chúng cắt đi cái lưỡi của vị linh mục.
04 Tháng Năm 20244:41 CH(Xem: 10)
(Những ai còn xa Mẹ và Giáo hội của Con Mẹ, cần mau trở về) Trong lịch sử kiến lập nhà dòng Chúa Giêsu ở Neapoli, có kể truyện một nhà quí phái trẻ tuổi người Tô cách lan, tên là Guliemô Elphinstone, hoàng thân của hoàng đế Giacôbê. Sinh trưởng trong bè rối, ông đã nhiễm lây tất cả học thuyết của lạc giáo. Nhưng một ánh sáng trên trời cho ông dần dần...
04 Tháng Năm 20244:38 CH(Xem: 9)
Có 36 Truyện từ Sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria của Thánh Anphongsô Liguori, CSsr. Tác giả: Thánh Anphongsô Liguori Dịch giả: Phạm Duy Lễ Nếu chưa bị chết sa hỏa ngục thì không ai không thể trở về cùng Chúa, không thể được Chúa thương, nếu họ kêu xin Mẹ cứu giúp (Lời Đức Mẹ phán với thánh nữ Brigitta) Những truyện sau đây chứng minh cho sự thật trên.
04 Tháng Năm 20242:55 CH(Xem: 12)
Nguồn: Fr. Livio’s Blog Sẽ có hai điều bí mật đầu tiên xẩy ra và đem lại nỗi thống khổ cho nhân loại nhưng lại cần thiết cho linh địa Medjugorje 1. Thư của đọc giả gửi cho cha Livio:
03 Tháng Năm 20241:29 CH(Xem: 40)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Cuộc thị kiến mà ĐGH Leo XIII đã có trong lúc ngài dâng Thánh Lễ vào năm 1884 Khi ấy ngài nhìn thấy ma quỷ đang cố gắng đánh phá thành phố vĩnh cửu là thành phố Roma. Ngài cũng được nghe thấy Satan xin Chúa cho hắn thử thách Giáo Hội trong vòng 100 năm.
03 Tháng Năm 202412:40 CH(Xem: 38)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Dấu hiệu thời đại đó là cuộc thanh tẩy được Đức Mẹ báo tin Có một số người trên thế giới chưa nhận thức rằng thế giới và cuộc đời của chúng ta đang ở trong tình trạng chưa từng xẩy ra. Cũng có nhiều người không thể hiểu được lý do tại sao lại có vấn đề này xẩy ra.
03 Tháng Năm 202411:41 SA(Xem: 35)
Nguồn: Internet Câu chuyện này xẩy ra tại nước Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey): Có một anh chàng người Thổ Nhĩ Kỳ rượt đuổi một anh chàng người Hy Lạp.
03 Tháng Năm 202411:13 SA(Xem: 37)
Một nữ tu kể chuyện: Anh là một vị bác sĩ người Phật Giáo còn chị là một kế toán viên người Công Giáo. So ra thì họ cũng là môn đăng hộ đối. Tuy nhiên gia đình anh không muốn cho anh lấy vợ người Công Giáo và họ tìm mọi cách để ngăn cản đám cưới ấy.
03 Tháng Năm 20245:33 SA(Xem: 39)
Hôm nay tôi nghe một tin buồn: Người chồng hơn 70 tuổi của người bạn tôi đã qua đời tại Saigon vì không thể thở nổi. Nếu anh còn sống ở California thì với điều kiện có Medicare, anh sẽ được bịnh viện chăm sóc y tế thì anh không chết mau lẹ như thế...
30 Tháng Tư 20248:44 CH(Xem: 60)
Nguồn: Spiritdaily.com Tại làng San Giovanni còn có một nhà thần bí thứ hai, ngoài cha Padre Pio ra. Ngôi làng nhỏ này đã trở nên nổi tiếng vì có cha Padre Pio, kể từ sau Thánh Phanxico thành Assisi.

Tranh gốc của Lòng Chúa Thương Xót

08 Tháng Tư 20183:41 SA(Xem: 5535)

Tranh gốc của Lòng Chúa Thương Xót

Ít ai biết rằng hình ảnh Lòng Chúa Thương Xót không phải là một tác phẩm đơn thuần từ bàn tay họa sĩ, mà có nguồn gốc sâu xa từ vị nữ tu đã được tuyên thánh tại Ba Lan.
LanChuoiLTX2 Tranh gốc của Lòng Chúa Thương Xót

 

Bức ảnh Lòng Chúa Thương Xót rất quen thuộc đối với người Công giáo. Nhiều tín hữu biết về câu chuyện liên quan đến thánh Faustina, vị “Tông đồ của Lòng Chúa Thương Xót”, và Vương Cung Thánh Đường Lòng Chúa Thương Xót ở Krakow, Ba Lan. Tuy nhiên, ít người nào biết được cách Krakow hơn 720km về hướng bắc, trong một thị trấn nhỏ tên Vilnius thuộc Lithuania, có một thánh đường cũng mang tên này. Đây là nơi đang treo bức tranh gốc của Lòng Chúa Thương Xót, cũng là thị kiến của thánh Faustina.

Tranh gốc

“Giêsu, con tin vào Ngài”

Thánh nữ Faustina Kowalska (1905-1938) là một nữ tu trẻ người Ba Lan. Trong vài năm liên tiếp, chị cho biết mình thấy nhiều thị kiến về Chúa Giêsu và được sai bảo phác họa một hình ảnh giúp lan tỏa lòng từ ái của Thầy ra thế giới. Theo trang tin Catholic News Agency, thánh Faustina lần đầu tiên được thị kiến tại Plock, Ba Lan, vào tháng 2.1931. Vào thời điểm đó, ngài chỉ mới vừa khấn dòng để trở thành nữ tu của Dòng Đức Mẹ Nhân Lành. Đến năm 1933, sau khi khấn trọn đời, vị nữ tu được bề trên yêu cầu chuyển đến tu viện ở Vilnius. Sơ ở đó suốt 3 năm, và tiếp tục được nhiều thị kiến. Vilnius cũng là địa điểm mà thánh nhân tìm được linh mục linh hướng Michael Sopocko (sau này đã được tuyên chân phước).

Nơi ở của thánh nữ

Với sự giúp đỡ của cha Sopocko, thánh Faustina tìm một họa sĩ để hoàn thành lời sai bảo của Chúa Giêsu trong một lần thị hiện: “Hãy khắc họa một hình ảnh dựa trên điều mà con thấy được, với điểm nhấn chính là: Giêsu, con tin vào Ngài”. Vào năm 1934, họa sĩ Eugene Kazimierowski đã tạo nên bức họa gốc Lòng Chúa Thương Xót theo chỉ dẫn của thánh nữ. Đức Tổng Giám mục Grusas nhấn mạnh chính thánh Faustina đã thực hiện mọi sự điều chỉnh cần thiết với sự hỗ trợ của họa sĩ. Bức tranh vẽ Chúa Giêsu với cánh tay phải nâng lên để ban phép lành, và tay trái chạm vào Thánh Tâm. Hai luồng ánh sáng, màu xanh xám và đỏ, mà theo thị kiến là hình ảnh biểu tượng của nước và máu, chảy xuống từ hướng tim ngài. Faustina ghi lại mọi thị kiến trong nhật ký, gọi là Lòng Thương Xót Chúa trong linh hồn tôi. Trong đó, thánh nhân đã viết những dòng chữ mô tả về ơn lành của Chúa sẽ tuôn chảy xuống bất kỳ ai cầu nguyện trước bức tranh: “Những linh hồn tỏ lòng tôn kính trước hình ảnh này sẽ không bao giờ tàn lụi. Ta cũng đảm bảo mang đến chiến thắng trước kẻ thù của linh hồn đó, đặc biệt vào thời điểm của cái chết”.

Phòng ngủ của thánh nữ

Khi bức tranh được hoàn tất, ban đầu được treo tại hành lang của tu viện Bernardine, kế bên nhà thờ thánh Micae, nơi linh mục Sopocko là cha sở. Đến tháng 3.1936, Faustina lâm bệnh nặng và được chuyển về Ba Lan. Thánh nhân qua đời gần Krakow vào tháng 10.1938, hưởng dương 33 tuổi. “Bởi vì bệnh tật nên thánh Faustina được chuyển về Krakow theo lệnh bề trên. Tuy nhiên, ngài để bức tranh lại Vilnius vì đó là di sản của vị linh mục dẫn dắt tinh thần, cũng là người có nhiều đóng góp giúp bức họa hoàn thành”, Đức Tổng Giám mục Gintaras Grusas của Vilnius giải thích.

Tồn tại thần kỳ qua chiến tranh

Đức Tổng Giám mục Grusas cho biết, nhiều người gần đây mới biết về sự tồn tại của bức họa, một phần do tranh được cất giấu sau nhiều thập niên và chỉ mới được phát hiện cũng như phục hồi trong vòng 15 năm qua. Trải qua nhiều biến cố trong thế chiến thứ hai, đến năm 1948, nhà thờ thánh Micae rơi vào tình trạng bị đóng cửa, còn tu viện bị bỏ hoang. Rất nhiều đồ vật linh thiêng và những tác phẩm quý giá được chuyển sang một nhà thờ khác, nhưng bức Lòng Chúa Thương Xót vẫn được giữ nguyên chỗ cũ mà không bị tổn hao gì trong vài năm. Vào năm 1951, có hai phụ nữ đã trả tiền cho người gác cửa nhà thờ và cứu bức tranh. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, họ không thể nào di chuyển bức họa qua biên giới Ba Lan, nên cuối cùng đã trao tác phẩm quý cho vị linh mục chịu trách nhiệm coi sóc nhà thờ Chúa Thánh Thần bảo quản hộ.

Năm năm sau, bức tranh được dời sang một nhà thờ khác ở Belarus, nơi tác phẩm này yên vị được một thập niên. Đến năm 1970, nhà thờ cũng bị đóng cửa và bị cướp phá những đồ đạc quý giá. Thế mà một lần nữa bức Lòng Chúa Thương Xót lại tồn tại nguyên vẹn, không bị chạm đến. Theo thời gian, tranh được bí mật chuyển ngược về Lithuania và quay lại nhà thờ Chúa Thánh Thần. Vào đầu thế kỷ 21, tầm quan trọng của bức tranh một lần nữa được khám phá. Bức Lòng Chúa Thương Xót được dày công phục hồi và chuyển sang địa điểm mới là nhà thờ Chúa Ba Ngôi vào năm 2005 và hiện được đổi tên thành Đền thánh Lòng Chúa Thương Xót.

Theo Đức Tổng Giám mục Grusas, dù chỉ mới xuất hiện sau này trước công chúng, bức họa có nguồn gốc từ Vilnius là tác phẩm có lẽ là sâu sắc nhất về Lòng Chúa Thương Xót, mang theo tư tưởng thần học vô cùng sâu xa và sát với các thị kiến của thánh Faustina. Hiện nơi vị thánh từng lưu ngụ trong thời gian tại thế ngắn ngủi đã trở thành điểm hành hương cho các tín hữu.