04 Tháng Năm 20245:02 CH(Xem: 9)
Nguồn: The Glories of Mary Thánh Alphonsus Liguori kể lại cảm nghiệm lạ lùng này: Năm 1228 có một vị linh mục đang cử hành Thánh Lễ vào ngày Thứ Bẩy để vinh dang Đức Mẹ Maria. Bỗng có một lực lượng lạc giáo Albigensian xuất hiện rồi chúng cắt đi cái lưỡi của vị linh mục.
04 Tháng Năm 20244:41 CH(Xem: 5)
(Những ai còn xa Mẹ và Giáo hội của Con Mẹ, cần mau trở về) Trong lịch sử kiến lập nhà dòng Chúa Giêsu ở Neapoli, có kể truyện một nhà quí phái trẻ tuổi người Tô cách lan, tên là Guliemô Elphinstone, hoàng thân của hoàng đế Giacôbê. Sinh trưởng trong bè rối, ông đã nhiễm lây tất cả học thuyết của lạc giáo. Nhưng một ánh sáng trên trời cho ông dần dần...
04 Tháng Năm 20244:38 CH(Xem: 5)
Có 36 Truyện từ Sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria của Thánh Anphongsô Liguori, CSsr. Tác giả: Thánh Anphongsô Liguori Dịch giả: Phạm Duy Lễ Nếu chưa bị chết sa hỏa ngục thì không ai không thể trở về cùng Chúa, không thể được Chúa thương, nếu họ kêu xin Mẹ cứu giúp (Lời Đức Mẹ phán với thánh nữ Brigitta) Những truyện sau đây chứng minh cho sự thật trên.
04 Tháng Năm 20242:55 CH(Xem: 9)
Nguồn: Fr. Livio’s Blog Sẽ có hai điều bí mật đầu tiên xẩy ra và đem lại nỗi thống khổ cho nhân loại nhưng lại cần thiết cho linh địa Medjugorje 1. Thư của đọc giả gửi cho cha Livio:
03 Tháng Năm 20241:29 CH(Xem: 31)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Cuộc thị kiến mà ĐGH Leo XIII đã có trong lúc ngài dâng Thánh Lễ vào năm 1884 Khi ấy ngài nhìn thấy ma quỷ đang cố gắng đánh phá thành phố vĩnh cửu là thành phố Roma. Ngài cũng được nghe thấy Satan xin Chúa cho hắn thử thách Giáo Hội trong vòng 100 năm.
03 Tháng Năm 202412:40 CH(Xem: 34)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Dấu hiệu thời đại đó là cuộc thanh tẩy được Đức Mẹ báo tin Có một số người trên thế giới chưa nhận thức rằng thế giới và cuộc đời của chúng ta đang ở trong tình trạng chưa từng xẩy ra. Cũng có nhiều người không thể hiểu được lý do tại sao lại có vấn đề này xẩy ra.
03 Tháng Năm 202411:41 SA(Xem: 31)
Nguồn: Internet Câu chuyện này xẩy ra tại nước Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey): Có một anh chàng người Thổ Nhĩ Kỳ rượt đuổi một anh chàng người Hy Lạp.
03 Tháng Năm 202411:13 SA(Xem: 31)
Một nữ tu kể chuyện: Anh là một vị bác sĩ người Phật Giáo còn chị là một kế toán viên người Công Giáo. So ra thì họ cũng là môn đăng hộ đối. Tuy nhiên gia đình anh không muốn cho anh lấy vợ người Công Giáo và họ tìm mọi cách để ngăn cản đám cưới ấy.
03 Tháng Năm 20245:33 SA(Xem: 32)
Hôm nay tôi nghe một tin buồn: Người chồng hơn 70 tuổi của người bạn tôi đã qua đời tại Saigon vì không thể thở nổi. Nếu anh còn sống ở California thì với điều kiện có Medicare, anh sẽ được bịnh viện chăm sóc y tế thì anh không chết mau lẹ như thế...
30 Tháng Tư 20248:44 CH(Xem: 57)
Nguồn: Spiritdaily.com Tại làng San Giovanni còn có một nhà thần bí thứ hai, ngoài cha Padre Pio ra. Ngôi làng nhỏ này đã trở nên nổi tiếng vì có cha Padre Pio, kể từ sau Thánh Phanxico thành Assisi.

"Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi là kẻ giàu có". .

11 Tháng Chín 20187:12 SA(Xem: 4021)
chuachualanh"Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi là kẻ giàu có".
PHỤNG VỤ LỜI CHÚA.
Thứ Tư 12/9/2018, Tuần XXIII, Mùa Thường Niên, Năm B.
Danh Rất Thánh Trinh Nữ Ma-ri-a.

Bài Đọc I: (Năm II) 1 Cr 7, 25-31

"Ngươi bị ràng buộc với vợ ư? Ngươi đừng tìm cách tháo gỡ. Ngươi không còn ràng buộc với vợ ư? Ngươi đừng tìm cưới vợ nữa".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, về những người đồng trinh, tôi không có lời Chúa truyền dạy nào, nhưng tôi đã được Chúa thương, nên tôi cho ý kiến như một người đáng tin cậy. Vậy tôi nghĩ rằng đó là một điều tốt theo nhu cầu hiện tại. Phải, người ta ở vậy quả là một điều tốt. Ngươi bị ràng buộc với vợ ư? Ngươi đừng tìm cách tháo gỡ. Ngươi không còn bị ràng buộc với vợ ư? Ngươi đừng tìm cưới vợ nữa. Nhưng nếu ngươi cưới vợ, ngươi chẳng có tội gì. Và nếu kẻ đồng trinh kết bạn, thì chẳng có tội gì. Nhưng những người thể ấy, sẽ chuốc lấy khốn khổ vào thân. Phần tôi, tôi muốn cho anh em tránh được điều đó.
Anh em thân mến, tôi nói cùng anh em điều này là: Thời giờ vắn vỏi; còn có cách là những ai có vợ, hãy ăn ở như không có; những ai than khóc, hãy ăn ở như không than khóc; những kẻ hân hoan, hãy ăn ở như không hân hoan; những người mua sắm, hãy ăn ở như không có gì; những ai dùng sự đời này, hãy ăn ở như không tận hưởng, vì chưng bộ mặt thế gian này đang qua đi.

Đó là lời Chúa.

Đáp Ca: Tv 44, 11-12. 14-15. 16-17

Đáp: Xin hãy nghe, thưa nương tử, hãy coi và hãy lắng tai (c. 11a).

Xướng: 1) Xin hãy nghe, thưa nương tử, hãy coi và hãy lắng tai, hãy quên dân tộc và nhà thân phụ, để Đức Vua Người sủng ái dong nhan: chính Người là Chúa của cô nương, hãy phục vụ Người. - Đáp.

2) Tất cả huy hoàng là nàng công chúa đi vào cung nội, áo nàng dệt bằng những sợi chỉ vàng. Bận áo gấm sặc sỡ, nàng được dẫn tiến Đức Vua, theo sau nàng là những cô trinh nữ bạn bè, họ cũng được bệ kiến long nhan. - Đáp.

3) Họ bước đi trong niềm hân hoan vui vẻ, tiến vào trong cung điện Đức Vua. Người sẽ có con nối gót tiên vương liệt vị, và phong họ làm quan trên cả sơn hà. - Đáp.

Alleluia: Ep 1, 17-18

Alleluia, alleluia! - Xin Chúa Cha của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, cho mắt tâm hồn chúng ta được sáng suốt, để chúng ta biết thế nào là trông cậy vào ơn Người kêu gọi chúng ta. - Alleluia.

Phúc Âm: Lc 6, 20-26

"Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi là kẻ giàu có".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu đưa mắt nhìn các môn đệ và nói:
"Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của các ngươi. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ đói khát, vì các ngươi sẽ được no đầy. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ phải khóc lóc, vì các ngươi sẽ được vui cười. Phúc cho các ngươi, nếu vì Con Người mà người ta thù ghét, trục xuất và phỉ báng các ngươi, và loại trừ các ngươi như kẻ bất lương, ngày ấy các ngươi hãy hân hoan và reo mừng, vì như thế, phần thưởng các ngươi sẽ bội hậu trên trời. Chính cha ông họ cũng đã đối xử với các tiên tri y như thế.

"Nhưng khốn cho các ngươi là kẻ giàu có, vì các ngươi hiện đã được phần an ủi rồi. Khốn cho các ngươi là kẻ đã được no nê đầy đủ, vì các ngươi sẽ phải đói khát. Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang vui cười, vì các ngươi sẽ ưu sầu khóc lóc. Khốn cho các ngươi khi mọi người đều ca tụng các ngươi, vì chính cha ông họ cũng từng đối xử như vậy với các tiên tri giả".

Đó là lời Chúa.

SUY NIỆM:

Bài giảng được kể là HIẾN CHƯƠNG NƯỚC TRỜI trong Tin Mừng Matthêu kể ra 8 cái phúc (Bát Phúc), hôm nay đến lượt Tin Mừng Luca thu lại chỉ còn 4 cái phúc và 4 cái khốn.

Theo Matthêu, đây là Bài giảng trên núi, bao gồm 8 mối phúc thật, nhấn mạnh đến sự “ nghèo khó tâm linh”, sự đói khát công lý, sự đau khổ nội tâm :”Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó…” Còn Luca, đây là bài giảng ở chỗ đất bằng, trình bầy 4 lời chúc phúc kèm theo 4 cái khốn, như những phản đề đối chiếu dành cho người nghèo và kẻ giầu, người đói khát và kẻ no đầy. Đó là hai thành phần xã hội, hai giai cấp đối chọi nhau mà Tin mừng muốn mô tả và để cho người tín hữu lựa chọn.

Bốn mối phúc và bốn cái khốn trở thành 4 cặp song đối với nhau:

-Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó // Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có.
-Đói khát // no nê.
-Khóc lóc // vui cười.
-Bị bách hại // được trọng vọng ca tụng.

Nhưng tại sao nghèo khó, đói khát, khóc than và bị bách hại lại là phúc? Và tại sao giàu có, no nê, vui cười và được trọng vọng thì lại là hoạ?

* Phúc cho anh em là những người nghèo khó…

Matthêu đã tâm linh hóa khi diễn tả :”Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó” ! Còn Luca thì nói về những người nghèo thực sự, đói khát thực sự, đau khổ thực sự trong thân xác, là người thiếu thốn của cải vật chất, người không có quyền lực cũng như ảnh hưởng, người bị bóc lột. Và vì không có của cải, sống bơ vơ, không được che chở nên họ chỉ còn biết đặt trọn niềm tín thác vào Chúa.

- Cần hiểu rằng Chúa Giêsu không chủ trương đói khát và cùng khốn, nhưng Chúa rất yêu thương những thân phận nghèo khó vì họ tin thác vào sự quan phòng của Người. Hơn nữa, trong kiếp sống nghèo, họ đã phải chịu thua thiệt nhiều hơn, nên Chúa sẽ bù đắp Nước Trời cho họ cũng là phải lẽ, dĩ nhiên cái nghèo này không do sự biếng nhác mà có thể vì thiếu may mắn, nhất là do bị áp bức vì dám sống thật và trung thực trong việc làm.

Đức Giêsu đang ám chỉ đến những người thiếu thốn, người thấp cổ bé miệng, những người không ai che chở vì thế họ chỉ còn biết tin cậy vào Chúa. Như thế, người nghèo khó được chúc phúc mà Đức Giêsu muốn nói, chính là những người nhận thức được rằng họ không thể tìm được hạnh phúc cậy dựa vào của cải vật chất đời này. Và từ đó họ sẽ tìm kiếm hạnh phúc chỉ ở nơi Chúa.

-Những người giầu thì có xu hướng dựa vào của cải họ có. Đối với họ, chính thế gian này mới quan trọng. Thiên Chúa không ít thì nhiều cũng thừa thãi, và đời sau thì xa vời và mơ hồ. Nhất là khi lo chạy theo lòng tham không đáy, họ càng dễ dấn sâu vào việc làm phi pháp vì lợi nhuận, tự nó không đẹp lòng chúa và gây phản chứng cho đời sống đạo.

Lại nữa, người giàu lại muốn giàu thêm nên ngày đêm chỉ lo tính toán không còn chỗ và còn thời gian dành cho Chúa, tệ hơn vì lòng tham họ càng ngày càng trở nên keo kiệt bủn xỉ và không còn biết yêu thương chia sẻ.

Cuối cùng, khi đã giàu rồi thì lo hưởng thụ và tự đắc tự hào vênh vang về mình và dễ khinh dể kẻ khác. Họ nghĩ mình đã đầy đủ nên không cần đến Chúa…

Như vậy, lời chúc “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó”, không có nghĩa là ta tìm sự thiếu thốn vật chất, nhưng có một giá trị nội tâm, nó giải thoát chúng ta khỏi mọi ràng buộc với của cải trần thế, và mở rộng lòng mình ra trước sự giàu có tinh thần. Chúa Giêsu đã sinh ra trong cảnh nghèo hèn, và đã chết trần trụi trên Thập Giá để mang lại ơn cứu độ, hạnh phúc đời đời cho chúng ta.

* Phúc cho anh em bây giờ phải đói khát…

Về vấn đề này, thánh Luca cũng chép là một sự đói khát thực tế chứ không phải sự đói khát công chính như thánh Matthêu, nghĩa là không phải chuyện tâm linh mà là đói cái ăn cái mặc. Việc này như là mở rộng của lời chúc phúc thứ nhất, nhưng với một mức độ sâu hơn. Cái nghèo thì bao hàm những thiếu thốn chung, nhưng khi nói đến đói cái ăn thì chạm nay đến sự tồn tại, đến mạng sống. thật vậy, có thể sống nghèo, nhưng không ai sống được nếu phải nhịn đói.

Hình ảnh đối lập giữa những người ăn chơi tiền tỉ bên cạnh những người thoi thóp cần miếng bánh lót dạ cho qua ngày vẫn hằng ngày đập vào mắt chúng ta. Chúa ở bên người đói khát nhưng cũng nhìn thấy kẻ xa xỉ ăn chơi. Chúa nhận ra nỗi đau của kẻ đói để an ủi họ trong ngày phán xét, nhưng cũng khốn nạn cho kẻ no nê mà không biệt đồng loại mình đang chết đói. Đó cũng là ý nghĩa của lời phúc và khốn cho người đói - kẻ no nê.

* Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc lóc…

Theo Chúa thì luôn có thập giá trên vai mà vác, nghĩa là thử thách không thể thiếu trong cuộc đời kitô hữu. Nhưng rồi chính Chúa sẽ lau khô dòng lệ cho những ai theo Người (x. Kh 21,3). Chính Chúa Giêsu cũng chảy nước mắt vì thành Giêrusalem sẽ sụp đổ, khóc thương Lazarô bạn Ngài chết và đổ mồ hôi máu khi nhìn thấy viễn cảnh thập giá dành cho Ngài. Cuộc đời Kitô hữu cũng sẽ phải khóc cho thế giới hư hoại, khóc cho nội đau của đồng loại và khóc vì thập giá nặng trên vai. Con Thiên Chúa đã khóc và chúng ta cũng khóc, nhưng sự khóc lóc đó sẽ biến thành niềm vui trong Chúa và Chúa Giêsu giúp chúng ta vượt qua đau khổ, biến nó thành nguồn mạch của niềm vui trong Nước Trời.

Ngược lại, con người ngày chạy theo những đam mê truỵ lạc, bày ra đủ trò tiêu khiển vui chơi… Họ đã được vui cười, nhưng sự vui cười này đã xô đổ mọi chuẩn mực luân lý và không còn ý thức về tội. sự vui cười đó đã đẩy họ xa dần Thiên Chúa và đi tới sự khóc lóc đời đời trong hoả ngục.

* “ Phúc thay cho anh em khi vì con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị khai trừ như đồ xấu xa…”.

Ngày xưa, các thánh Tử Đạo thường được vua chúa hứa nếu bỏ đạo sẽ được trọng thưởng cho hưởng chức tước vinh hoa bổng lộc (nghĩa là được trọng vọng và ca tụng), còn nếu không bỏ thì sẽ bị lăng nhục và giết chết. Dưới cái nhìn đức tin, chúng ta thấy các thánh đã chọn “cái phúc” là chịu bách hại và từ chối “cái khốn” là được ca tụng.

Ngày nay cũng thế, để được vinh thân phì gia và đương nhiên có chức có quyền có giàu sang thì được ca tụng, không ít người Công Giáo đã không ngại “chối Chúa” là từ bỏ lề luật, bỏ đạo để bán mình cho “tà thần”(…). Nhẹ hơn, không ít người giấu diếm để khỏi người khác biết mình là người Công Giáo vì sợ bị chê cười hoặc bị kỳ thị trong công việc… Còn những ai dám sống thật và dám làm chứng cho Chúa và cho sự thật thì cái giá họ phải trả là chịu bách hại đủ đường từ chính thể chế chúng ta đang sống cũng như mất đi những cơ hội tiến thân…

TÓM LẠI: Tin Mừng hôm nay cảnh giác chúng ta: Giàu có nhưng tham lam, ích kỷ là cái giàu vô phúc, no nê để nuông chiều xác thịt, mù quáng trước tiếng gọi thiêng liêng thì đó là sự no nê bất hạnh, vui cười mà xao lãng việc đạo đức, những bổn phận của đời sống siêu nhiên, chuẩn bị cho đời sống vĩnh hằng, thì đó là vui cười bất hạnh, được mọi người ca tụng cũng không chắc là được hạnh phúc, vì lòng con người thay đổi, nay hoan hô mai đả đảo cách dễ dàng, hơn nữa, cứ mải miết cho người ta ca tụng là làm nô lệ cho danh vọng, và sẽ sao lãng việc làm vinh danh Thiên Chúa, là bổn phận làm người và làm con Chúa. Khi chê trách sự giàu có, vui cười v.v. Chúa Giêsu có ý chê trách thái độ sống của họ theo kiểu thế gian, làm cản trở việc đi vào Nước Trời.

Lạy Chúa Giêsu, các mối phúc theo Tin Mừng hướng chúng con đến với Chúa và tha nhân, chứ không phải chỉ sống ích kỷ cho riêng mình. Xin cho chúng con nhờ sống vì Chúa và sống cho người khác mà chúng con cảm nhận được hạnh phúc thiêng liêng và đích thực, để chúng con biết vượt lên những khó khăn mà sống một cuộc đời thanh tao giữa vũng lầy tội lỗi. Amen.

Lm. Hiền Lâm.
    
"Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi là kẻ giàu có".