13 Tháng Bảy 20259:45 SA(Xem: 7)
Vào tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ Fatima nói đến việc chiến tranh như sau: “Cuộc chiến tranh này sẽ chấm dứt, nhưng nếu con người không ngừng xúc phạm Chúa thì sẽ có một cuộc chiến tranh khác bắt đầu."
13 Tháng Bảy 20259:18 SA(Xem: 8)
Điều thứ nhất: Ngày 13 tháng 7 là ngày mà người Công Giáo phải nhớ kỹ. Cô gái Lucia dos Santos được 10 tuổi khi Đức Mẹ Fatima bắt đầu hiện ra từ ngày 13 tháng 5 năm 1917 với chị Lucia và hai người em họ là Francisco, 8 tuổi và Jacinta Marto, 7 tuổi.
12 Tháng Bảy 202511:57 SA(Xem: 27)
Nguồn: Spiritdaily.com Nhưng làng Fatima không chỉ là sự cứu độ cá nhân, nhưng còn là vấn đề chính trị. Đức Mẹ Maria cảnh báo rằng nếu nước Nga không được thánh hiến cho Mẫu Tâm Vô Nhiễm của Mẹ thì nó sẽ loan truyền những sự sai lầm của nó đến toàn cầu.
12 Tháng Bảy 202511:20 SA(Xem: 34)
Các thông điệp mạnh mẽ từ Fatima làm rung chuyển trái đất. Đó là vào một ngày nóng bỏng tại vùng quê Fatima, nước Bồ Đào Nha, ngày 13/7/1917. Lúc ấy có 3 trẻ mục đồng đã chứng kiến một điều lạ mà làm cho mọi người run sợ, y như một cơn động đất làm rung chuyển trái đất.
11 Tháng Bảy 20256:39 CH(Xem: 40)
1. Hãy luôn sử dụng nước phép, mề đay Huyền Nhiệm, mề đay Thánh Benedicto để bảo vệ nhà cửa và gia đình.
11 Tháng Bảy 202512:41 SA(Xem: 55)
Truyền thống người Công Giáo cho chúng ta những truyền thông Công Giáo để giúp chúng ta có thể được chữa lành và giải thoát qua các phép Bi Tích và các việc sùng đạo khác.
10 Tháng Bảy 20255:11 CH(Xem: 55)
Lời cầu nguyện của bạn là lời cầu xin thâm sâu để xin Chúa ban ơn lành, ơn phân biện, ơn chữa lành và ơn giải thoát qua lời cầu bầu của Chúa Thánh Thần và Đức Mẹ Sầu Bi.
10 Tháng Bảy 20252:24 CH(Xem: 67)
Lạy Chúa Thánh Thần là Thần Khi Sự Thật và Tình Yêu, con mời gọi và nài xin Chúa với trọn trái tim của con. Xin Ngài hãy ngự đến với ngọn lửa thánh thiêng của Ngài. Xin ngài lấp đầy con với ơn sủng của Ngài.
10 Tháng Bảy 20252:20 CH(Xem: 62)
Đức Mẹ Sầu Bi hứa ban cho những ai làm việc sùng kính Đức Mẹ Sầu Bi. Đức Mẹ ban 7 lời hứa qua Thánh Bridget người nước Thuỵ Điển rằng những ai cầu nguyện 7 Kinh Kính Mừng hàng ngày để tưởng niệm 7 sự Sầu Bi của Đức Mẹ thì họ sẽ nhận được những ơn sau đây:
10 Tháng Bảy 20251:53 CH(Xem: 54)
Nguồn: Catholic Tradition & Evangelization Một phụ nữ kể: Có hai người phụ nữ cầu nguyện với Đức Mẹ Sầu Bi và những điều Mẹ tỏ lộ làm cho người ta kinh ngạc. Trong những lúc mọi người xem thường các vết thương lòng ẩn kín trong các gia đình thì có nhiều tín hữu vẫn tiếp tục làm việc sùng kính Đức Mẹ Sầu Bi để tôn vinh Mẹ. Việc sùng kính này làm cho Đức Mẹ Sầu

Thiên Chúa là Đấng nhân hậu từ bi

26 Tháng Mười 20222:50 CH(Xem: 667)

Thiên Chúa là Tình Yêu

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXXI Năm – C (Lc 19, 1-10)

Thiên Chúa là Đấng nhân hậu từ bì, Ngài là Tình Yêu, Ngài đã tạo dựng vũ trụ muôn loài muôn vật trong tình yêu, đặc biệt là con người. Ngài đã sáng tạo giống hình ảnh mình, truyền khí sống khi hà hơi của chính mình cho con người được sống. Nhưng rồi con người sa vòng tội lỗi, Thiên Chúa không đành để mặc con người. Ngài không vui gì khi con phải bị diệt vong. Ngài đã cứu chuộc con người bằng một tình yêu vấn vương tạo dựng. Ngài không loại trừ ai hết, người nghèo cũng như người giầu. Thiên Chúa thấy nơi mỗi người một linh hồn cần cứu vớt.

Thiên Chúa yêu thương hết mọi loài

Những lời của tác giả sách khôn Ngoan sau đây đã minh chứng điều trên khi viết : “Chúa thương xót mọi loài, vì Chúa có thể tác tạo mọi sự, và nhắm mắt làm ngơ trước tội lỗi loài người để họ ăn năn sám hối. Chúa yêu thương mọi tạo vật, và không ghét bỏ bất cứ vật gì Chúa đã tác thành: vì nếu Chúa ghét bỏ một vật gì, thì Người đâu có tác tạo nó.

Nếu Chúa không ưng, thì làm sao một vật có thể tồn tại được? Hoặc vật gì Chúa không kêu gọi, thì làm sao nó duy trì được? Nhưng Chúa dung thứ hết mọi loài: vì chúng thuộc về Chúa” (Kn 11, 23 - 12, 2 (Hl 11, 22 - 12, 1).

Con cái Isael vui khi thấy Môisen giết một người Ai Cập, nhưng lại sốt ruột trược sự trầm trễ trừng phạt vua Pharaô và người Ai Cập của Thiên Chúa. Họ hỏi nhau : Sao Thiên Chúa chậm chạp như vậy chứ? Tại sao không dùng các biện pháp mạnh và quyết liệt đối với Pharaô mà còn nương tay với dân Ai Cập ? Chúa của Môsê dường như không dứt khoát đủ? Sao Người không cho quyền Môsê làm những dấu lạ điềm thiêng mau lẹ đi?

Thiên Chúa là Đấng yêu thương, Ngài dựng lên mọi sự vì yêu mến. Chính tình thương của Ngài ban cho mọi loài được hiện hữu và bảo tồn mọi loài trong hiện hữu... Không gì xuất hiện và tồn tại được nếu Ngài không muốn và không thương. Thế nên, kẻ dữ còn đó là vì tình thương của Thiên Chúa. Ngài không muốn ghét bỏ những gì Ngài đã tạo ra. Ngài yêu sự sống chứ không thích sự chết. Làm cho mọi vật sống là bản tính tự nhiên của Thiên Chúa. Còn tiêu diệt vật nào là việc Ngài chẳng thích. Bởi vậy, thái độ của Ngài có vẻ thong thả. Ngài muốn sửa dạy mọi kẻ sa ngã để chúng trở lại mà được sống. Không phải Thiên Chúa yếu thế. Nhưng chính vì toàn năng phép tắc mà Thiên Chúa yêu thương hết mọi loài.

Vì yêu thương nên đến tìm kiếm điều đã mất

Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa Tình Yêu và hay tha thứ, muốn cứu độ hết thày mọi người. Người là ơn cứu độ Thiên Chúa gửi đến cho loài người. Người thực hiện những điều mà sách Khôn Ngoan đã viết. Tác giả sách này chỉ biết rằng: Thiên Chúa vì toàn năng và nhân ái sẽ làm cho tội nhân trở lại. Nhưng thế nào và nhờ ai, thì chúng ta phải chờ đến khi thấy Đức Giêsu xuất hiện. “Hôm nay nhà này được ơn cứu độ, bởi người này cũng là con cái Abraham. Vì chưng Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điều gì đã hư mất” (Lc 19, 9-10).

Chúa Giêsu : “Đến tìm kiếm và cứu chữa những gì đã hư mất” (Lc 19,10), chứ không phải là “kẻ bị mất”. Đây không phải là Giakêu đã mất. Khi cô lập với anh em mình, ông đã mất niềm hy vọng tìm thấy Thiên Chúa. Giakêu có nghĩa là “Chúa nhớ lại”. Thiên Chúa nhớ đến kẻ yếu người nghèo, với lòng thương xót. Chúa Giêsu mang lại cho ông niềm hy vọng khi nói với ông : “Giakêu, hãy xuống mau” (Lc 19,5).

Chúa thương xót mọi loài, và yêu thương mọi tạo vật (x.Kn 11,21-26). Thương xót đến độ “nhắm mắt làm ngơ trước tội lỗi loài người …không ghét bỏ bất cứ vật gì Chúa tác thành” (Kn 11, 23). Lòng thương xót ấy được cụ thể hóa nơi hành động của Chúa Giêsu đối với tội nhân và những người cùng khổ, Đấng đã khẳng định rằng Người đến không phải để kêu gọi những người công chính, nhưng để kêu gọi những người tội lỗi (x. Lc 5,32). Trình thuật về cuộc hoán cải của ông Giakêu trong phụng vụ Chúa Nhật hôm nay là một bằng chứng (x. Lc 19, 1-10).

Đã đành, Giakêu cũng có công... ông đã muốn xem thấy Chúa và đã trèo lên cây cao, và nhất là ông đã thành tâm trở lại. Nhưng nếu Chúa đã không nhìn và gọi ông, nếu Người không đoái ngụ lại nhà ông, thì đã chẳng có câu chuyện hôm nay. Tất cả đều do Chúa, nhờ lòng thương của Người và bởi sáng kiến của Người. Đó mới thật là ý nghĩa.

Nhìn nhau với cặp mắt của Thiên Chúa

Thiên Chúa nhìn con người với cái nhìn tình yêu, phủ lấp muôn vàn tội lỗi và thành kiến. Ngài nhìn con người không dừng lại sự ác đã qua, nhưng nhìn thấy điều thiện tương lai; Thiên Chúa không dừng lại ở những gì bên ngoài, nhưng nhìn thấu tận con tim. Thiên Chúa không bị chặn đứng vì tội lỗi chúng ta, nhưng Ngài vượt thắng tội lỗi nhờ tình thương và làm cho chúng ta tưởng nhớ điều thiện. Thiên Chúa là Cha đang làm như vậy, và cả Chúa Giêsu cũng thế. Không có người nào không có điều gì là tốt, Đó là điều mà Thiên Chúa ngắm nhìn.

Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta nhìn thấy điều tốt nơi những người chúng ta gặp mỗi ngày, để tất cả chúng ta được khích lệ làm trổi lên hình ảnh mà Thiên Chúa đã in vào tâm hồn họ. Như thế chúng ta có thể vui mừng vì những điều lạ lùng của Thiên Chúa là Chúa chúng ta.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ