30 Tháng Tư 20248:44 CH(Xem: 22)
Nguồn: Spiritdaily.com Tại làng San Giovanni còn có một nhà thần bí thứ hai, ngoài cha Padre Pio ra. Ngôi làng nhỏ này đã trở nên nổi tiếng vì có cha Padre Pio, kể từ sau Thánh Phanxico thành Assisi.
30 Tháng Tư 20248:36 CH(Xem: 20)
https://bookstore.spiritdaily.com/products/diary-of-lucia-fiorentino-lucia-fiorentino-and-bret-thoman Bà Lucia Fiorentino (1889-1934) có một cuộc đời ẩn kín và lạ thường. Bà là một trong những người con thiêng liêng đầu tiên của Thánh Padre Pio. Bà là một nhà thần bí, một linh hồn nạn nhân và là người nhận được rất nhiều ơn lành như các ơn thị
29 Tháng Tư 202412:27 SA(Xem: 44)
Hôm qua là ngày Chúa Nhật 28/4/2024, ngày sinh nhật của cháu ngoại tôi. Gia đình con gái tôi mời vợ chồng chúng tôi cùng đi ăn mừng sinh nhật cháu ngoại ở một nhà hàng Mỹ. Chúng tôi phải đợi ít nhất là 30 phút mới có bàn trống dành cho 10 người. Trong lúc chờ đợi thì tôi được nhìn thấy hai gương sáng tại nhà hàng ấy.
28 Tháng Tư 202411:56 CH(Xem: 45)
Sáng hôm qua là ngày Chúa Nhật 28/4/2024, vợ chồng chúng tôi đi họp với Liên Huynh Đa Minh, giáo phận Orange, Nam California để mừng Lễ Thánh Catarina thành Siena.
28 Tháng Tư 20247:46 SA(Xem: 56)
Nguồn: Catholic Faith Chắc các bạn không biết về bóng tối trong cuộc đời của ông Martin Luther đâu. Ông Martin Luther đã từng là một linh mục Công Giáo. Khi còn nhỏ ông bị cha mẹ đối xử một cách ác độc. Khi lên 19 tuổi, ông đã chứng kiên cái chết đau đớn của người bạn thân. Bạn của ông bị sét đánh chết. Vì sợ bị chết thảm nên ông hứa với Chúa rằng ông sẽ ...
28 Tháng Tư 20247:04 SA(Xem: 47)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 17. NHỮNG NĂM CUỐI CÙNG VÀ CÁI CHẾT Năm 1980 thì Sr. Rita bị bịnh ung thư vì có cái bướu ở trên bộ óc. Hai năm sau, chị té ngã từ trên cầu thang và gẫy cánh tay trái. Từ đó, sức khoẻ của chị suy giảm trầm trọng. Chị còn bị bịnh...
27 Tháng Tư 20241:35 CH(Xem: 46)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 16. Cảm nghiệm của chị Renata Adorni #2 Tôi cần phải nói rõ về vị nữ tu đã đến nhà tôi cùng chung với cha Padre Pio. Lúc đầu tôi nghĩ rằng đó là Thánh Rita thành Cascia. Để có thế xác nhận sự kiện này thì vào buổi sáng sớm,
27 Tháng Tư 202412:58 CH(Xem: 40)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 16. Cảm nghiệm của chị Renata Adorni #1 Thánh Padre Pio đã giới thiệu Sr. Rita với người con gái thiêng liêng của ngài là chị Renata Adorni, trong lúc cả hai người đều có ơn phân thân.
27 Tháng Tư 202412:18 CH(Xem: 36)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 13. MỐI LIÊN HỆ MẬT THIẾT VỚI CHA THÁNH PADRE PIO...
27 Tháng Tư 20246:41 SA(Xem: 38)
Xin đọc lại phần 1: CN 6737: NỮ TU THẦN BÍ CRISTINA MONTELLA (1), đã dịch và post ngày 17/4/2024. https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 12. NHỮNG CÂU CHUYỆN KỲ DIỆU VỀ HIỆN TƯỢNG SIÊU NHIÊN

PVLC Mùa Thường Niên Tuần VIII Thứ 6 Thứ Sáu sau Chúa Nhat 8 Quanh Năm Bài Đọc I: (Năm I) Hc 44, 1. 9-13

28 Tháng Năm 202111:23 SA(Xem: 762)

14-4PVLC Mùa Thường Niên Tuần VIII Thứ 6

Thứ Sáu sau Chúa Nhat 8 Quanh Năm

Bài Đọc I: (Năm I) Hc 44, 1. 9-13

"Cha ông chúng ta là những người biết xót thương người, danh tiếng tồn tại từ đời nọ sang đời kia".

Trích sách Huấn Ca.

Chúng ta hãy ca tụng những vĩ nhân và các tổ phụ chúng ta qua các thời đại. Có những người không ai nhớ đến nữa: Họ qua đi như không bao giờ có họ, họ sinh ra như thể không có họ sinh ra, và con cháu của họ cũng thế. Nhưng có những người nhân hậu mà việc thiện của họ không bao giờ bị lãng quên. Dòng dõi họ được hưởng hạnh phúc, và họ sẽ có con cháu nối dòng, miêu duệ họ trung thành với lời giao ước và con cái họ nhờ họ cũng được trung thành. Miêu duệ họ sẽ tồn tại đến muôn đời, và vinh quang của họ không bao giờ bị lu mờ.

Đó là lời Chúa.

Đáp Ca: Tv 149, 1-2. 3-4. 5-6a và 9b

Đáp: Chúa yêu thương dân Người (c. 4a).

Xướng: 1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, hãy vang lên lời khen ngợi trong công hội các tín đồ. Israel hãy mừng vui vì Đấng tạo tác bản thân, con cái Sion hãy hân hoan vì vua của họ. - Đáp.


2) Họ hãy hoà nhạc để ngợi khen Người, hãy hát mừng Người với cây đàn cầm, với trống con: bởi vì Chúa yêu thương dân Người, và ban cho kẻ khiêm nhường chiến thắng vẻ vang. - Đáp.


3) Các tín đồ hãy mừng rỡ trong vinh quang, hãy hoan hỉ trong những nơi khu phố. Miệng họ hãy reo lên lời hoan hô Thiên Chúa. Đó là vinh quang cho mọi tín đồ của Chúa. - Đáp.

Alleluia: Dt 4, 12

Alleluia, alleluia! - Lời Thiên Chúa là lời hằng sống, linh nghiệm, phơi bày tư tưởng và ý muốn của tâm hồn. - Alleluia.

Phúc Âm: Mc 11, 11-26


"Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc. Các ngươi hãy tin vào Thiên Chúa".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.


(Khi nghe dân chúng hoan hô), Chúa Giêsu vào thành Giê-rusalem, lên đền thờ và sau khi đã đưa mắt quan sát mọi sự, và lúc trời đã xế chiều, Người ra về Bêtania cùng với nhóm mười hai. Hôm sau, khi thầy trò rời bỏ Bêtania, Người thấy đói. Và khi thấy ở đàng xa có một cây vả nhiều lá, Người đến xem coi có trái nào không. Nhưng khi lại gần, Người chỉ thấy có lá thôi, vì không phải là mùa có trái. Người phán bảo cây vả rằng: "Cho đến muôn đời sẽ không còn ai ăn trái của mi nữa". Và các môn đệ đã nghe Người nói.


Các ngài đến Giêrusalem. Và khi vào đền thờ, Chúa liền đuổi những người mua bán ở đó. Người xô đổ bàn của những người đổi tiền và ghế của những người bán chim câu. Người không để cho ai mang đồ vật đi ngang qua đền thờ. Người dạy bảo họ: "Nào chẳng có lời chép rằng: "Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dận tộc ư? Thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm cướp". Điều đó đến tai các trưởng tế và luật sĩ, họ liền tìm cách giết Người, vì họ sợ Người, bởi tất cả dân chúng say mê giáo lý của Người. Chiều đến, Người ra khỏi thành.

Sáng hôm sau, khi đi ngang qua, các ngài trông thấy cây vả đã chết khô tận rễ. Phêrô nhớ lại và thưa Chúa rằng: "Lạy Thầy, hãy coi, cây vả Thầy nguyền rủa đã chết khô rồi". Chúa Giêsu đáp: "Hãy tin vào Thiên Chúa. Thầy bảo thật các con, nếu ai bảo núi kia: "Hãy dời đi và gieo mình xuống biển", mà trong lòng không hồ nghi, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì người ấy sẽ được như ý. Vì vậy Thầy bảo các con: Tất cả những gì các con cầu xin, hãy tin rằng các con sẽ được, thì các con sẽ được điều đó. Và khi các con đang đứng cầu nguyện, nếu các con có điều gì bất thuận với ai, hãy tha thứ để Cha các con trên trời cũng tha cho các con. Nếu các con không tha thứ, thì Cha các con trên trời cũng không tha tội cho các con".

Đó là lời Chúa.

Đền Thờ ... hang trộm cướp! SUY NIỆM

Cuộc hành trình tiến về Giêrusalem của Chúa Giêsu cùng với các môn đệ của Người, như bài Phúc Âm của Thánh ký Marco (11:11-26) cho Thứ Sáu Tuần VIII Mùa Thường Niên hôm nay cho thấy, đã tới nơi. Sau khi Người công khai "vào thành Giêrusalem" trước sự long trọng và linh đình nghênh đón của dân chúng, thì Người "lên đền thờ và sau khi đã đưa mắt quan sát mọi sự, và lúc trời đã xế chiều, Người ra về Bêtania cùng với nhóm mười hai".


Đúng thế, nếu tiến "vào thành Giêrusalem" mà không "lên đền thờ" là tâm điểm của thành này, là Nơi Thánh, Nơi Thiên Chúa ngự, thì Chúa Kitô kể như chưa đạt đến đích điểm Người nhắm tới. Thế nhưng, ngay lúc bấy giờ, Người chưa vào bên trong Đền Thờ, mà chỉ mới "đưa mắt quan sát mọi sự" ở bên ngoài mà thôi. Bởi đó mới chưa có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra như ngày hôm sau khi Người trở lại, một ngày có hai biến cố liên hệ với nhau, như được Phúc Âm thuật lại như sau:

"Hôm sau, khi thầy trò rời bỏ Bêtania, Người thấy đói. Và khi thấy ở đàng xa có một cây vả nhiều lá, Người đến xem coi có trái nào không. Nhưng khi lại gần, Người chỉ thấy có lá thôi, vì không phải là mùa có trái. Người phán bảo cây vả rằng: 'Cho đến muôn đời sẽ không còn ai ăn trái của mi nữa'. Và các môn đệ đã nghe Người nói".

Đây là biến cố thứ nhất, biến cố xẩy ra trên đường Chúa Kitô cùng với các tông đồ lên Đền thờ Giêrusalem. Không biết lúc ấy là lúc nào, có thể là giữa trưa hay chăng. Vì bấy giờ Chúa Giêsu đã cảm thấy "đói". Có thể Thày trò của Người đêm hôm trước đâ về ở trọ nhà của 3 chị em Matta, Maria và Lazarô là những người bạn thân của Người ở Bêtania (xem Gioan 11:1-2,5), và đã được cả 3 chị em phục vụ hết mình về cả của ăn lẫn chỗ ngủ, kể cả bữa ăn sáng hôm sau trước khi Thày trò rời nhà của họ trở lại Đền Thờ.

Vấn đề ở đây là tại sao Chúa Kitô lại nguyền rủa một cây vả không có trái như Người mong muốn, nhất là lúc Người cảm "thấy đói": "Cho đến muôn đời sẽ không còn ai ăn trái của mi nữa", trong khi đó lại "không phải là mùa có trái" của nó, cho dù nó vẫn còn "có lá" xanh tươi? Và lời nguyền rủa của Người đã hoàn toàn ứng nghiệm với cây vả tội nghiệp này, như phần dưới của cùng bài Phúc Âm hôm nay ghi nhận: "Sáng hôm sau, khi đi ngang qua, các ngài trông thấy cây vả đã chết khô tận rễ".

Có thể cây vả bị Chúa Kitô nguyền rủa ấy chỉ um tùm những lá xanh tươi như vậy thôi, mà chẳng bao giờ có trái, dù đến mùa sinh hoa kết trái của nó như những cây vả khác, nên nó mới bị nguyền rủa như vậy, bởi nó không đạt được ý nghĩa là thứ cây ăn trái của mình, và vì thế chỉ chiếm đất chứ chẳng có lợi gì, đáng bị đốn đi cho xong, như ý nghĩa của dụ ngôn về cây vả không sinh trái trong vườn nho được Chúa Giêsu nói đến (xem Luca 13:7).

Biến cố cây vả bên đường không sinh trái bị Chúa Giêsu nguyền rủa và đã bị héo khô này phải chăng ám chỉ đến biến cố Thành Thánh Giêrusalem, giáo đô của Do Thái giáo của dân Chúa chọn, chỉ là một nơi nguy ga đồ sộ về kiến trúc và là một nơi đô hội vui nhộn theo trần thế hơn là nơi của tôn giáo và đức tin, nơi để dân Chúa "tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý" (Gioan 4:24), nên nó đã được chính Người báo trước cho biết về số phận bất hạnh của nó là "tất cả sẽ bị hủy hoại" (xem Marco 13:2).

Đúng thế, biến cố thứ hai trong cùng một ngày, tiếp theo sau biến cố cây vả bên đường bị Chúa Giêsu nguyền rủa (hôm sau thấy chết khô), đó là biến cố có liên quan đến biến cố thứ nhất, một biến cố gián tiếp ám chỉ đến biến cố thứ hai, và biến cố thứ hai này đã được Thánh ký Marco thuật lại trong cùng bài Phúc Âm hôm nay như sau:

"Các ngài đến Giêrusalem. Và khi vào đền thờ, Chúa liền đuổi những người mua bán ở đó. Người xô đổ bàn của những người đổi tiền và ghế của những người bán chim câu. Người không để cho ai mang đồ vật đi ngang qua đền thờ. Người dạy bảo họ: 'Nào chẳng có lời chép rằng: 'Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc ư? Thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm cướp'".

Ở đây chúng ta thấy, hôm trước, Chúa Giêsu khi công khai tiến vào Thành Giêrusalem mới chỉ "đưa mắt quan sát mọi sự" ở bên ngoài đền thờ, hôm nay, "khi vào đền thờ", thì ở bên trong Người mới thấy diễn ra một cảnh tượng không thể nào chấp nhận được, không thể nào không thẳng tay thanh tẩy đền thờ cho đúng với ý nghĩa "là nhà cầu nguyện" của đền thờ, một nơi linh thiêng thánh hảo đã bị con người trần tục hóa, một nơi con người "đã biến thành hang trộm cướp", trở thành sào huyệt của lợi lộc thấp hèn trần tục.

Cấu trúc của đền thờ, theo lời chỉ dẫn của chính Thiên Chúa, được Sách Xuất Hành thuật lại về Lều Tạm (The Dwelling / Tabanacle) ở đoạn 26 (31-37) và được Thư Do Thái nhắc lại ở đoạn 9 (1-7), bao gồm 2 phần: phần thánh (holy place) ở bên ngoài (outside one) và phần cực thánh (the holy of holies) bên trong tấm màn thứ hai (behind the second veil): Phần Thánh gồm có cái bàn (table) ở phía bắc và chân đèn (lampstand) ở phía nam Lều Tạm, nơi các vị tư tế (priests) có thể vào thường xuyên. Còn Phần Cực Thánh là nơi có Bàn Thờ Hương bằng vàng và Hòm Bia đựng hai tấm bia giao ước (the tablets of covenant), một hũ bằng vàng đựng manna (the golden jar containing the manna) và cây gậy nở hoa của Aaron (the rod of Aaron which had blossomed), và là nơi chỉ có vị thượng tế (high priest) mới được vào mỗi năm 1 lần mà thôi.

Tuy nhiên, Sách Xuất Hành ở đoạn 27 (9-19) sau đó còn thuật lại một phần nữa của Lều Tạm theo lời chỉ dẫn của Thiên Chúa hết sức tỉ mỉ bao gồm cả 4 phía đông, tây, nam, bắc, kèm theo kích thước đàng hoàng, gọi là Court of the Dwelling, có thể coi là tiền đường của Lều Tạm, một tiền đường có cửa vào được treo một tấm màn (curtain) nữa, tức tấm màn thứ nhất so với tấm màn thứ hai phân nơi thánh và nơi chí thánh ở nội cung Lều Tạm. Đền thờ Giêrusalem đầu tiên, theo Sách Chư Vương quyển 1 (6:15-38), được Vua Solomon xây 7 năm (27:38) và cũng được cấu trúc theo đúng như cấu trúc của Lều Tạm, cũng có nơi thánh và nơi cực thánh ở nội cung, và tiền đường bên ngoài (27:36), một cấu trúc có thể ám chỉ về con người có thân xác như tiền đường, linh hồn như nơi thánh và lương tâm như nơi cực thánh.

Như thế, theo suy đoán thì Chúa Giêsu vào đền thờ bấy giờ là vào tiền đường của đền thờ mà thôi, nơi dân chúng tụ họp, chứ ngài không vào bên trong nơi thánh như một vị tư tế hay vào nơi cực thánh như một vị thượng tế. Và chính ở tiền đường cũng là một phần trong cấu trúc làm nên nguyên vẹn đền thờ là nơi cầu nguyện đầy tính cách linh thiêng này đã bị con người ta biến thành hang trộm cướp bằng những thứ buôn bán trần tục, bất xứng với một nơi gọi là đền thờ mà Người đã phải thẳng tay thanh tẩy như Phúc Âm hôm nay thuật lại.

Hai biến cố trong cùng một ngày có liên hệ với nhau trên đây cho thấy, trước hết, về phương diện tự nhên, một sinh vật (điển hình như cây vả là một thứ cây ăn trái) không thể nào không sinh hoa trái là những gì biểu hiệu cho sự sống đích thực và dồi dào của nó, sau nữa, về phương diện siêu nhiên, một con người có hồn thiêng bất tử không thể nào chỉ "sống nguyên bởi bánh" mà chính là "sống bởi mọi lời bởi miệng Thiên Chúa phán ra" (xem Mathêu 4:4), nghĩa là sống bởi đức tin nữa.

Đó là lý do, sau khi nghe thấy Tông Đồ Phêrô báo cho biết rằng "Lạy Thầy, hãy coi, cây vả Thầy nguyền rủa đã chết khô rồi", Chúa Giêsu mới lợi dụng cơ hội ấy để dạy cho vị tông đồ này nói riêng và các tông đồ nói chung về đức tin, như bài Phúc Âm hôm nay trình thuật tiếp như sau: "Hãy tin vào Thiên Chúa. Thầy bảo thật các con, nếu ai bảo núi kia: 'Hãy dời đi và gieo mình xuống biển', mà trong lòng không hồ nghi, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì người ấy sẽ được như ý".


CẢM NGHIỆM


Biến cố Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Giêrusalem trong bài Phúc Âm hôm nay, nhưng trước đó Người nguyền rủa cây vả không sinh hoa trái và sau đó cây vả bị Người nguyền rủa chết khô, có thể hiểu về bản thân là Đền Thờ Thánh Linh của Kitô hữu (1Corinto 3:16-17; 6:19-20), thành phần nhờ Phép Rửa đã được thông phần vào bản tính thần linh của Thiên Chúa, nhờ đó được sống sự sống thần linh của Thiên Chúa và với Thiên Chúa, một sự sống thần linh vô cùng viên mãn không thể nào không sinh hoa trái, liên lỉ sinh hoa trái, chứ không theo thời hay tùy thời.

Tuy nhiên, nếu Kitô hữu sống lơ là theo bản tính tự nhiên vốn xu hướng về trần tục, về những sự dưới thế hơn là những sự trên trời, đến độ biến tâm hồn là nơi Thiên Chúa ngự trị bởi Thánh Linh của Ngài như là một "nhà cầu nguyện", một Đền Thờ linh thiêng "thành hang trộm cướp", thì chắc chắn sẽ "được" Người thương thanh tẩy để khỏi bị chết đi như cây vả không sinh hoa trái cho Người bất cứ lúc nào Người mong muốn và đòi hỏi.

Thân phận của cây vả "nhiều lá... chỉ thấy có lá thôi" đã bị Chúa nguyền rủa mà chết đứng ám chỉ thành phần trong Sách Huấn Ca ở Bài Đọc 1 hôm nay: "Có những người không ai nhớ đến nữa: Họ qua đi như không bao giờ có họ, họ sinh ra như thể không có họ sinh ra, và con cháu của họ cũng thế".

Tại sao vậy? Tại vì không sinh hoa trái, thế thôi. Đúng thế, vì Chúa Kitô "là mục tử nhân lành đã đến cho chiên được sự sống và là sự sống viên mãn"

(Gioan 10:10), mà thành phần môn đệ chiên của Người không thể chỉ duy ở chỗ có "sự sống", mà còn phải "sự sống viên mãn" nữa, vì "Thày đã chọn các con và sai các con đi để sinh hoa trái" (Gioan 15:16). Nghĩa là "sự sống" khi họ lãnh nhận Phép Rửa phải trổ sinh hoa trái là phần rỗi các linh hồn, nghĩa là họ phải làm sao có thể sống "đức tin thể hiện qua đức ái" (Galata 5:6), chứ không thể nào chỉ sống ở mức độ đạo đức cho mình được rỗi là đủ, ngoài ra "ai có linh hồn người ấy lo", có bị xuống hỏa ngục thì ráng chịu, đáng đời, ai bảo tội lỗi không chị sống đạo như mình v.v.

Những Kitô hữu đạo đức mà không sinh hoa trái bác ái yêu thương, thì chẳng khác gì như cây vả còn sự sống đấy, với um tùm lá đạo đức, cuối cùng cũng bị nguyền rủa mà chết thôi. Trong cuộc chung thẩm, chúng ta được rỗi hay chăng là không phải ở chỗ chỉ có sự sống, mà là ở chỗ có sự sống viên mãn, nên Chúa Kitô không hỏi chúng ta về vấn đề sống đạo, có đi lễ hay cầu nguyện và đọc Lời Chúa hay chăng, mà là về đức ái trọn hảo, có sống đức tin bằng lòng yêu thương những người anh chị em hèn mọn nhất của Người (xem Mathêu 25:40,44).

Ngược lại, nếu họ sống "đức tin thể hiện qua đức ái" thì họ là thành phần được Sách Huấn Ca trong Bài Đọc 1 hôm nay nói đến: "Những người nhân hậu mà việc thiện của họ không bao giờ bị lãng quên. Dòng dõi họ được hưởng hạnh phúc, và họ sẽ có con cháu nối dòng, miêu duệ họ trung thành với lời giao ước và con cái họ nhờ họ cũng được trung thành. Miêu duệ họ sẽ tồn tại đến muôn đời, và vinh quang của họ không bao giờ bị lu mờ". Tại sao vậy? Tại vì họ đã cảm nghiệm được rằng họ đã được Chúa thương xót thế nào thì họ cũng thương xót tha nhân như vậy, và tất cả ơn Chúa ban cho họ, kể cả ơn sống đạo đức tốt lành hơn người, là để chia sẻ chứ không phải để hưởng thụ, để khinh người, để tẩy chay nhau, loại trừ nhau. Và đó là lý do họ không thể không mang tâm tình của Thánh Vịnh 149 trong Bài Đáp Ca hôm nay để hoan ca rằng:

1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, hãy vang lên lời khen ngợi trong công hội các tín đồ. Israel hãy mừng vui vì Đấng tạo tác bản thân, con cái Sion hãy hân hoan vì vua của họ.

2) Họ hãy hoà nhạc để ngợi khen Người, hãy hát mừng Người với cây đàn cầm, với trống con: bởi vì Chúa yêu thương dân Người, và ban cho kẻ khiêm nhường chiến thắng vẻ vang.

3) Các tín đồ hãy mừng rỡ trong vinh quang, hãy hoan hỉ trong những nơi khu phố. Miệng họ hãy reo lên lời hoan hô Thiên Chúa. Đó là vinh quang cho mọi tín đồ của Chúa.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

ThuSauTuanVIIITN.mp3