04 Tháng Năm 20245:02 CH(Xem: 51)
Nguồn: The Glories of Mary Thánh Alphonsus Liguori kể lại cảm nghiệm lạ lùng này: Năm 1228 có một vị linh mục đang cử hành Thánh Lễ vào ngày Thứ Bẩy để vinh dang Đức Mẹ Maria. Bỗng có một lực lượng lạc giáo Albigensian xuất hiện rồi chúng cắt đi cái lưỡi của vị linh mục.
04 Tháng Năm 20244:41 CH(Xem: 45)
(Những ai còn xa Mẹ và Giáo hội của Con Mẹ, cần mau trở về) Trong lịch sử kiến lập nhà dòng Chúa Giêsu ở Neapoli, có kể truyện một nhà quí phái trẻ tuổi người Tô cách lan, tên là Guliemô Elphinstone, hoàng thân của hoàng đế Giacôbê. Sinh trưởng trong bè rối, ông đã nhiễm lây tất cả học thuyết của lạc giáo. Nhưng một ánh sáng trên trời cho ông dần dần...
04 Tháng Năm 20244:38 CH(Xem: 32)
Có 36 Truyện từ Sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria của Thánh Anphongsô Liguori, CSsr. Tác giả: Thánh Anphongsô Liguori Dịch giả: Phạm Duy Lễ Nếu chưa bị chết sa hỏa ngục thì không ai không thể trở về cùng Chúa, không thể được Chúa thương, nếu họ kêu xin Mẹ cứu giúp (Lời Đức Mẹ phán với thánh nữ Brigitta) Những truyện sau đây chứng minh cho sự thật trên.
04 Tháng Năm 20242:55 CH(Xem: 41)
Nguồn: Fr. Livio’s Blog Sẽ có hai điều bí mật đầu tiên xẩy ra và đem lại nỗi thống khổ cho nhân loại nhưng lại cần thiết cho linh địa Medjugorje 1. Thư của đọc giả gửi cho cha Livio:
03 Tháng Năm 20241:29 CH(Xem: 52)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Cuộc thị kiến mà ĐGH Leo XIII đã có trong lúc ngài dâng Thánh Lễ vào năm 1884 Khi ấy ngài nhìn thấy ma quỷ đang cố gắng đánh phá thành phố vĩnh cửu là thành phố Roma. Ngài cũng được nghe thấy Satan xin Chúa cho hắn thử thách Giáo Hội trong vòng 100 năm.
03 Tháng Năm 202412:40 CH(Xem: 53)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Dấu hiệu thời đại đó là cuộc thanh tẩy được Đức Mẹ báo tin Có một số người trên thế giới chưa nhận thức rằng thế giới và cuộc đời của chúng ta đang ở trong tình trạng chưa từng xẩy ra. Cũng có nhiều người không thể hiểu được lý do tại sao lại có vấn đề này xẩy ra.
03 Tháng Năm 202411:41 SA(Xem: 49)
Nguồn: Internet Câu chuyện này xẩy ra tại nước Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey): Có một anh chàng người Thổ Nhĩ Kỳ rượt đuổi một anh chàng người Hy Lạp.
03 Tháng Năm 202411:13 SA(Xem: 52)
Một nữ tu kể chuyện: Anh là một vị bác sĩ người Phật Giáo còn chị là một kế toán viên người Công Giáo. So ra thì họ cũng là môn đăng hộ đối. Tuy nhiên gia đình anh không muốn cho anh lấy vợ người Công Giáo và họ tìm mọi cách để ngăn cản đám cưới ấy.
03 Tháng Năm 20245:33 SA(Xem: 48)
Hôm nay tôi nghe một tin buồn: Người chồng hơn 70 tuổi của người bạn tôi đã qua đời tại Saigon vì không thể thở nổi. Nếu anh còn sống ở California thì với điều kiện có Medicare, anh sẽ được bịnh viện chăm sóc y tế thì anh không chết mau lẹ như thế...
30 Tháng Tư 20248:44 CH(Xem: 72)
Nguồn: Spiritdaily.com Tại làng San Giovanni còn có một nhà thần bí thứ hai, ngoài cha Padre Pio ra. Ngôi làng nhỏ này đã trở nên nổi tiếng vì có cha Padre Pio, kể từ sau Thánh Phanxico thành Assisi.

Thứ Năm sau Chúa Nhật VI Phục Sinh (Hôm nay đúng 40 ngày sau Phục Sinh là Lễ Trọng Chúa Giêsu Thăng Thiên và là Lễ Buộc.

13 Tháng Năm 20216:03 SA(Xem: 582)

thienthanThứ Năm sau Chúa Nhật VI Phục Sinh

(Hôm nay đúng 40 ngày sau Phục Sinh là Lễ Trọng Chúa Giêsu Thăng Thiên và là Lễ Buộc.

Xin xem phần chia sẻ dưới đây ngay sau Thứ Bảy tuần này, nếu ở đâu cử hành đúng ngày.

Thường chỉ có Tòa Thánh Rôma và các Dòng Tu mới mừng đúng ngày, còn hầu như ở các giáo xứ sẽ mừng vào Chúa Nhật vì lý do mục vụ.

Bởi thế cho nên ở đây chúng ta vẫn tiếp tục phụng vụ Lời Chúa cho ngày Thứ Năm trong Tuần VI Phục Sinh liên tục như thường)

Phụng Vụ Lời Chúa

Bài Đọc I: Cv 18, 1-8

"Ngài cư trú và làm việc tại nhà họ, và giảng trong hội đường".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, Phaolô rời Athêna đi Côrintô; ngài gặp một người Do-thái tên là Aquila, quê ở Pontô, vừa từ đất Ý-đại-lợi đến làm một với vợ là Priscilla (bởi vì vua Clauđiô đã ra lệnh trục xuất mọi người Do-thái khỏi Roma); Phaolô đến gặp họ. Và vì chung một nghề, nên ngài cư trú và làm việc tại nhà họ: họ làm nghề dệt bố để làm nhà lều. Mỗi ngày Sabbat, ngài đến tranh luận tại hội đường, nêu danh Chúa Giêsu, thuyết phục người Do-thái và Hy-lạp.

Khi Sila và Timôthêu từ Macêđônia đến, Phaolô chỉ chuyên lo việc giảng dạy, minh chứng cho người Do-thái biết Chúa Giêsu là Đức Kitô. Nhưng họ công kích và lăng mạ Ngài, nên ngài dũ áo nói với họ: "Máu các ngươi đổ trên đầu các ngươi. Phần tôi, tôi vô can, từ đây, tôi sẽ đến với dân ngoại".

Ngài ra khỏi chỗ đó, vào nhà một người kia tên là Titô Giustô có lòng kính sợ Chúa, nhà ông ở bên cạnh hội đường. Bấy giờ Crispô trưởng hội đường, và cả nhà ông tin theo Chúa; nhiều người Corintô nghe giảng, cũng tin theo và chịu phép rửa.

Đó là lời Chúa.

Đáp Ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4

Đáp: Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người trước mặt chư dân (c. 2b).

Hoặc đọc: Alleluia.


Xướng: 1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người. - Đáp.


2) Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người, trước mặt chư dân, Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel. - Đáp.


3) Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca. - Đáp.


Alleluia: Ga 16, 28

Alleluia, alleluia! - Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian; bây giờ Thầy lại bỏ thế gian mà về cùng Cha. - Alleluia.

Phúc Âm: Ga 16, 16-20

"Các con sẽ buồn sầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy Thầy, vì Thầy về cùng Cha".

Bấy giờ trong các môn đệ có mấy người hỏi nhau: "Điều Người nói với chúng ta: "Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy Thầy", và "Vì Thầy về cùng Cha", như thế có ý nghĩa gì?" Họ nói: "Lời Người nói 'Một ít nữa' có ý nghĩa gì? Chúng ta không biết Người muốn nói gì?"

Chúa Giêsu nhận thấy họ muốn hỏi Người, nên Người bảo họ: "Các con hỏi nhau vì Thầy đã nói: Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy Thầy. Thật, Thầy bảo thật với các con: các con sẽ than van khóc lóc, còn thế gian sẽ vui mừng. Các con sẽ buồn sầu; nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui".

Đó là lời Chúa.

Suy Nghiệm Lời Chúa

Sự Hiện Diện Thần Linh là những gì bất khả thiếu đức tin, vì chỉ có đức tin mới có thể cảm nhận được sự hiện diện thần linh mà thôi, cho dù là trong những lúc đau thương khốn khó nhất. Đó là lý do trong bài Phúc Âm cho Thứ Năm của Tuần VI Phục Sinh này, một bài Phúc Âm cũng rất thích hợp với ý nghĩa của biến cố Chúa Giêsu Thăng Thiên hôm nay, Chúa Giêsu mới nói đến một tình trạng rất ư là khó hiểu đối với tâm thức tự nhiên của các tông đồ: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy".

"'Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy.' Bấy giờ vài người trong nhóm môn đệ của Đức Giê-su hỏi nhau: 'Người muốn nói gì khi bảo chúng ta: Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy và Thầy đến cùng Chúa Cha?' Vậy các ông nói: 'Ít lâu nữa' nghĩa là gì? Chúng ta không hiểu Người nói gì!' Đức Giê-su biết là các ông muốn hỏi mình, nên bảo các ông: 'Anh em bàn luận với nhau về lời Thầy nói: Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy. Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui'".

Chúa Giêsu tuy không trực tiếp trả lời cho những gì các vị thắc mắc về vấn đề thời gian 'ít lâu nữa' các vị 'không thấy Thày' rồi lại 'thấy Thày', nhưng Người đã trấn an các vị và khẳng định cho các vị thấy một dấu hiệu Người vẫn ở với các vị, sẽ hiện diện thần linh nơi các vị, ở chỗ, đó là cho dù các vị "sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng", cuối cùng các vị chẳng những không cảm thấy chán nản bỏ cuộc, trái lại, chính "nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui" nơi các vị, như đã từng xẩy ra thực sự nơi hai Tông Đồ Phêrô và Gioan sau khi bị đánh đòn và thả về: "Họ cho gọi các Tông Đồ lại mà đánh đòn và cấm các ông không được nói đến danh Đức Giê-su, rồi thả các ông ra. Các Tông Đồ ra khỏi Thượng Hội Đồng, lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giê-su". (Tông Vụ 5:40-41).

"Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy" ở đây thực sự là liên quan đến thực tại hiện diện thần linh. Câu này có thể hiểu hai nghĩa khác nhau nhưng tương tự như sau. Nghĩa thứ nhất đó là Chúa Giêsu bỏ môn đệ mà đi chịu chết: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy", nhưng đến ngày thứ ba Người đã phục sinh từ trong kẻ chết và hiện ra với các vị: "rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy". Nghĩa thứ hai đó là Chúa Kitô Thăng Thiên về cùng Cha là Đấng đã sai Người: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy", nhưng sau đó Người đã từ Cha sai Thánh Linh đến để nhờ Ngài mà "ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mathêu 28:20).

Trong đời sống tu đức cũng thế, sự hiện diện thần linh theo kiểu "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy" có thể hiểu về trường hợp hiệp lễ và trước hoặc sau hiệp lễ. Đúng thế, khi Kitô hữu hiệp lễ là họ được Chúa Kitô hiện diện nơi cả linh hồn và thân xác của họ bằng chính Mình Thánh và Máu Thánh của Người, nghĩa là một Chúa Kitô bằng xương bằng thịt đàng hoàng, nhưng dưới dạng Bánh Thánh và Rượu Thánh, như thể họ được thấy Người.

Thế nhưng, sự hiện diện của Chúa Kitô bằng Thánh Thể của Người, qua Bánh Thánh và Rượu Thánh, chỉ kéo dài trong chốc lát, cho tới khi Bánh Thánh và Rượu Thánh tan biết trong thân xác của họ, và bấy giờ Người hiện diện nơi họ bằng Thánh Thần của Người, một Thánh Thần Người ban cho họ mỗi khi họ rước lấy Mình Máu Thánh của Người, một thân xác đã phục sinh và đã hiện ra với các tông đồ để thông ban Thánh Thần của Người cho các vị thế nào thì Người cũng thông Thánh Thần của Người cho ai rước lấy Người như vậy, như thân nho thông truyền cho cành nho để họ nhờ đó sinh dồi dào hoa trái.


Ngoài ra, trong giòng lịch sử của Giáo Hội, vẫn có một thiểu số tâm hồn Kitô hữu nào đó, được đặc ân trải qua cảm nghiệm thần linh "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy" bất khả thiếu để có thể được hiệp nhất nên một với Chúa bằng một đức tin tinh tuyền. Thật vậy, tu đức Kitô giáo, theo các thánh và các nhà thần bí, được chia ra làm 3 giai đoạn: khởi sinh (giai đoạn từ bỏ thế gian và tội lỗi), tiến sinh (giai đoạn tập tành các nhân đức trọn lành), và hiệp sinh (giai đoạn chiêm niệm bằng một tấm lòng gắn bó với Thiên Chúa và hiệp nhất nên một với Ngài, đến độ Ngài sống trong họ và làm chủ họ).

Tuy nhiên, để "vượt qua" từ giai đoạn tu đức tiến sinh lên giai đoạn hiệp sinh, tâm hồn thường phải trả qua một tình trạng được gọi là Đêm Tối Tăm, bằng một cuộc thử thách đức tin kinh hoàng, đến độ có những lúc cảm thấy mình bị Thiên Chúa loại trừ, và Thiên Chúa trở thành một hung thần v.v. Tuy nhiên, nếu tiếp tục sống đức tin, cho dù "không thấy Chúa đâu" (Mathêu 25:37-39,44), như Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta từng trải nghiệm gần 50 năm tối tăm mịt mù mà vẫn vui tươi phục vụ những người anh chị em hèn mọn nhất của Chúa Kitô, thành phần nghèo nhất trong các người nghèo, tâm hồn "sẽ lại được thấy Thày", nhưng bấy giờ ở một mức độ siêu việt, mức độ của một "sự sống viên mãn hơn" (Gioan 10:10).

Bài Đọc 1 (Tông Vụ 18:1-8)

Nếu nhờ sự hiện diện thần linh của Chúa Kitô bởi Thánh Thần của Người nơi các tông đồ mà "anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui", thì đã quả thực xẩy ra nơi trường hợp của vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô trong bài đọc 1 hôm nay. Ở chỗ, vị tông đồ này bị chống đối bởi chính đồng hương và đồng đạo của mình, thật là đắng cay chua xót, như chính lời ngài thẳng thắn ngỏ cùng họ trong bài đọc 1 hôm nay. Tuy nhiên, nỗi xót xa cay đắng khổ tâm gây ra cho ngài bởi chính dân của ngài ấy đã trở thành niềm vui trong ngài khi ngài thấy tác động thần linh đã tỏ hiện lạ lùng nơi một gia đình "dân ngoại tôn thờ Thiên Chúa" cũng như nơi nhiều người dân ngoại khác ở "Corinto":

"Khi ông Xi-la và ông Ti-mô-thê từ Ma-kê-đô-ni-a xuống, thì ông Phao-lô chỉ lo giảng, long trọng làm chứng cho người Do-thái biết rằng Đức Giê-su chính là Đấng Ki-tô. Bởi họ chống đối và nói lộng ngôn, nên ông giũ áo mà bảo họ: 'Máu các người cứ đổ xuống trên đầu các người! Phần tôi, tôi vô can; từ nay trở đi, tôi sẽ đến với người ngoại'. Ông rời bỏ chỗ ấy đến nhà một người ngoại tôn thờ Thiên Chúa, tên là Ti-xi-ô Giút-tô, ở sát bên hội đường. Ông Cơ-rít-pô, trưởng hội đường, tin Chúa, cùng với cả nhà. Nhiều người Cô-rin-tô đã nghe ông Phao-lô giảng cũng tin theo và chịu phép rửa".

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL.
PS.VI-5.mp3