Fatima: Máu tử đạo vẫn còn tiếp tục chảy
Từ ngày công bố „Bí mật thứ ba của sự kiện Fatima“ vào năm 2000, ở Vatican người ta đã xác tín rằng qua biến cố ĐTC Gioan Phaolô II bị bắn trọng thương trên chính quảng trường Thánh Phêrô ở Roma, thì thị kiến của ba trẻ Fatima về „vị Giám Mục mặc áo trắng bị giết hại“ đã thành hiện thực. Thế nhưng, ngày nay nhiều người lại có quan niệm khác.
Chúng ta biết rằng, từ hàng thập niên qua, các tín hữu có lòng sùng kính Đức Mẹ Fatima và cả những thành phần nghi ngờ sự thật của biến cố Fatima và cho rằng sứ điệp của Đức Maria được giao phó cho ba trẻ Fatima năm 1917, chỉ là một sự lừa bịp có hậu ý, đều nóng lòng chờ đón sự công bố phần thứ ba của bí mật mà Đức Mẹ đã mặc khải cho ba trẻ chăn chiên năm xưa ở Fatima. Trong khi hai phần trước của bí mật đều đã được công khai hóa, đó là: Thị kiến về hỏa ngục và lời tiên báo về thế giới chiến II. Và dĩ nhiên, cả hai phần đó đều không phải là những tin vui đối với quan niệm thế gian bình thường. Vì thế, người ta càng tò mò muốn được biết sự thật phần thứ ba của bí mật Fatima là gì. Có người đã tự hỏi phải chăng bí mật thứ ba này sẽ là sự trừng phạt của Thiên Chúa đối với tội lỗi nhân loại và ngày tận thế sẽ xảy tới?
Đối với các thành phần bảo thủ quá khích trong Giáo Hội, thì đương nhiên sự trừng phạt tội lỗi nhân loại là một điều khó tránh khỏi, và họ cho rằng phía sau bí mật thứ ba này là những lời cảnh cáo nghiêm trọng trước các quyết định của Công Đồng Vatican II và những hậu quả phá đổ Giáo Hội phát xuất từ đó và bắt đầu từ „trên xuống“, tức từ hàng ngũ lãnh đạo Giáo Hội. Thế nhưng, vào Năm Thánh 2000, khi tấm màn che đậy bí mật thứ ba của Sứ Điệp Fatima được kéo xuống, thì tất cả sự thật lại hoàn toàn khác hẳn.
Chỉ một số người đặc biệt mới được đọc bản văn
Nhưng người ta thử hỏi: Thực sự điều gì được giấu kín trong phần ba của Sứ điệp mà Đức Mẹ đã giao phó cho ba trẻ Fatima, hay như nhiều người vẫn gọi là „bí mật thứ ba của Fatima“?
Chúng ta biết rằng hai phần đầu của Sứ Điệp mà Mẹ Thiên Chúa đã giao phó cho Sơ Lucia dos Santoc cũng như cho hai người em họ của Sơ là Phanxicô và Gia-xin-ta Marto, thì Sơ đã viết ra trên giây vào ngày 31.08.1941 và sau đó đã được Đức Thánh Cha Piô XII công bố vào ngày 13.05.1942. Còn phần ba hay „bí mật thứ ba“ của Sứ Điệp thì mãi tới tháng giêng năm 1944 mới được Sơ Lucia ghi lại, bỏ vào một bao thư và được niêm phong cẩn thận. Sau đó, bí mật thứ ba này chỉ các Đức Giáo Hoàng và một ít nhân vật đặc biệt mới được đọc qua mà thôi.
Sau khi lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Gioan XXIII đã đọc bí mật ấy và ngài lại truyền bỏ vào bao thư và niêm phong trở lại, vì ngài không thể tìm ra mối tương quan giữa bí mật thứ ba Fatima với những biến cố xảy ra vào lúc bấy giờ. Bởi vậy, năm 1960 của thế kỷ trước là thời điểm mà Sơ Lucia đã nghĩ rằng Đức Thánh Cha sẽ cho công bố phần thứ ba ấy, lại qua đi mà không có gì xảy ra. Và tiếp sau đó, dưới triều đại Giáo Hoàng của Đức Phaolô VI, „bí mật thứ ba“ của Sứ Điệp Fatima vẫn được niêm phong trong Văn khố Tòa Thánh, mãi cho tới năm 1979 khi Đức HY Karol Wojtyla, người Ba Lan, được bầu làm Giáo Hoàng với tước hiệu Gioan Phaolô II và sau cuộc ám sát ngài vào ngày 13.5.1981 tại quảng trường Thánh Phêrô, ngài đã nhận ra được rằng chính ngài là „vị Giám Mục mặc áo trắng“ được nói tới trong thị kiến ấy. Và kể từ thời điểm đó, việc công bố bí mật thứ ba của Fatima chỉ còn vấn đề thời gian.
Trong chuyến tông du Bồ Đào Nha và Fatima của ngài vào ngày 14.5.2010, nhân dịp kỷ niệm 10 năm lễ phong chân phước cho hai trẻ thị kiến Phanxicô và Gia-xin-ta, Đức Thánh Cha đã tuyên bố „sứ điệp mang tính chất tiên tri của Fatima“ vẫn còn phải được tiếp diễn, thì ba phần của thị kiến hay ba bí mật Fatima lại sống động trở lại và đã lôi kéo được sự chú ý của cả thế giới.
Phần thứ nhất của Sứ điệp là sự nhìn thấy hỏa ngục. Vào năm 1941, Sơ Lucia đã viết: „Đức Trinh Nữ Maria đã chỉ cho chúng con nhìn thấy một biển lửa rộng mênh mông, hình như nó nằm sâu dưới đất. Chúng con nhìn thấy ngụp lặn trong biển lửa đó là ma quỷ và các linh hồn có hình dáng người, thân thể họ đều đỏ rực như đang cháy, trong suốt và đỏ hồng (…).“
Phần thứ hai của Sứ Điệp là sự báo trước về thảm họa thế giới chiến II và sự ăn năn trở lại của nước Nga với những lời do chính Đức Mẹ nói cùng ba trẻ mà sơ Lucia đã ghi lại nguyên văn như sau: „Các con đã nhìn thấy hỏa ngục, nơi các linh hồn những kẻ tội lỗi sẽ phải sa vào. Để cứu vớt các linh hồn ấy, Thiên Chúa muốn thiết lập sự tôn sùng Mẫu Tâm Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ trên khắp thế giới. Nếu nhân loại thực thi tất cả những gì Mẹ nói với các con đây, thì nhiều người sẽ được cứu rỗi và hòa bình sẽ được vãn hồi. Chiến tranh sắp sửa kết thúc. Nhưng nếu thiên hạ không chấm dứt việc xúc phạm đến Thiên Chúa (…), thì một cuộc chiến tranh khác còn tàn khốc hơn sẽ xảy ra (…). Để ngăn cản những điều đó, Mẹ sẽ trở lại để yêu cầu người ta dâng hiến nước Nga cho Mẫu Tâm Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, cũng như yêu cầu người ta thực hành việc xưng tội rước lễ các ngày Thứ Bảy Đầu Tháng.“ Đó là những lời tâm huyết và thành khẩn của Mẹ Thiên Chúa nói với toàn thể con cái loài người.
Cuối cùng là phần thứ ba hay bí mật thứ ba của Sứ Điệp Fatima mà chính ĐHY Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, Joseph Ratzinger, đã được ĐTC Gioan Phaolô II ủy quyền công bố vào ngày 26.6.2000. Bí mật thứ ba này đã được Sơ Lucia ghi lại rõ ràng trên giây vào năm 1944 như sau: „Trong hai phần trước mà con đã trình bày, chúng con đã nhìn thấy phía bên trái Đức Bà một vị Thiên thần đang cầm trong tay một thanh gươm bằng lửa; và từ thanh gươm ấy lửa bốc ra như thể muốn đốt cháy cả thế giới vậy. Nhưng khi những ngọn lửa chạm phải ánh hào quang từ tay phải Đức Bà chiếu ra trên vị Thiên thần, thì ngọn lửa bị dập tắt. Còn vị Thiên thần thì giơ tay phải chỉ vào mặt đất mà hô to: `Hãy ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội, hãy ăn năna đền tội!`Và chúng con đã thấy một ánh sáng kỳ lạ, đó là Thiên Chúa: `Một cái gì`xem như thể những con người trong một tấm gương, khi họ đã đi qua tấm gương rồi thì chúng con thấy một vị Giám Mục mặc áo trắng, và chúng con biết ngay đó là Đức Thánh Cha. Nhiều vị Giam Mục, Linh Mục và Tu Sĩ nam nữ khác trèo lên một ngọn núi dốc, trên đỉnh núi có dựng một tượng Thánh Giá được làm bằng gỗ thô, hình như bằng gỗ cây sồi còn để cả vỏ. Trước khi Đức Thánh Cha đến chỗ đó, ngài đi qua một thành phố lớn, mà một nửa đã bị phá hủy, còn một nửa cũng sắp bị đổ, với những bước đi run rẩy do bị đau đớn và lo lắng, ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những xác chết ngài đã gặp trên đường đi. Khi đã đến được ngọn núi, ngài quỳ xuống dưới chân tượng Thánh Giá khổng lồ. Ở đó ngài bị một đám lính giết chết. Họ bắn súng và mũi tên vào ngài. Sau đó, các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ và nhiều người khác, cả đàn ông lẫn đàn bà thuộc mọi giai cấp và địa vị, cũng bị chết tương tự như thế. Dưới hai cánh tay Thánh Giá có hai vị Thiên thần, mỗi vị cầm một chiếc bình bằng thủy tinh trên tay. Các vị hứng máu của những vị Tử Đạo vào trong bình và đưa cho các linh hồn ở gần Chúa uống!“
Ý nghĩa của thị kiến về bí mật thứ ba đã hiển nhiên
Từ khi công bố phần thứ ba của bí mật Fatima, tại Vatican người ta đã cho rằng ý nghĩa của thị kiến về „vị Giám Mục mặc áo trắng“ đã quá hiển nhiên. Thật vậy, phần thứ ba của bí mật Fatima đã được hiện thực một cách rõ ràng qua cuộc ám sát ĐTC Gioan Phaolô II vào ngày 13.5.1981 tại quảng trường Thánh Phêrô và làm ngài bị trọng thương. Vì thế, năm 2000, ĐHY Tổng trưởng Thánh Bộ Đức tin Joseph Ratzinger đã viết trong lời bình luận thần học của ngài về việc công bố phần thứ ba của bí mật Fatima như sau: „Trên con đường Thánh giá của một thế kỷ, hình ảnh Đức giáo Hoàng đóng một vai trò đặc biệt. Trong nỗ lực trèo lên ngọn núi đầy vất vả mệt nhọc của ngài, chúng ta thấy rõ ràng là có rất nhiều Đức Giáo Hoàng trong đó, bắt đầu là Đức Piô X mãi cho tới Đức Giao Hoàng đương kim, các ngài đều đã mang nỗi đau khổ của thế kỷ trên mình và cố gắng đi đầu trên con đường tiến về Thánh Giá.
Theo thị kiến ấy, thì trên con đường tử đạo, Đức Giáo Hoàng cũng bị sát hại. Phải chăng sau vụ ám sát ngài vào ngày 13.5.1981 và rồi ngài đã cho đọc bản văn ghi bí mật thứ ba của fatima, Đức Thánh Cha đã có thể nhận ra được định mệnh của cá nhân ngài? Ngài đã từng đứng trước ngưỡng cửa cái chết và cũng đã nói đến việc ngài được cứu sống bằng những lời sau đây vào ngày 13.5.1994: „(…) quả thực là bàn tay hiền mẫu đã lái hướng bay của viên đạn và đã ban phép cho Đức Giáo Hoàng, một người đang phải vật lộn với tử thần, được đứng lại trước ngưỡng cửa cái chết.“ Vâng, việc `mano materna` - bàn tay hiền mẫu, đã lái hướng bay của những viên đạn định mệnh đi sang một hướng rõ ràng như thế, đã cho thấy một lần nữa rằng không hề có một định mệnh bất biến, cũng như đức tin và lời cầu nguyện là những sức mạnh có thể can thiệp vào lịch sử, và sau cùng cũng cho thấy rằng lời cầu nguyện có sức thắng lướt được các viên đạn và đức tin thì mạnh mẽ hơn cả bao sư đoàn quân sự.“
Tuy nhiên, trong việc giải thích ý nghĩa bí mật thứ ba của Fatima, người ta cũng phải kể đến vai trò đặc biệt của ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh đương kim. Chúng ta biết rằng vào năm 2000, ĐHY Tarcisio Bertone đang là thư ký của Thánh Bộ Đức tin và đã thừa lệnh Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sang Bồ Đào Nha ba lần để gặp trực tiếp Sơ Lucia và xin Sơ xác định chắc chắn rằng bản văn ghi phần ba của bí mật Fatima đang được niêm phong và cất giữ tại Văn khố Tòa Thánh là chính do Sơ viết ra. Về nội dung những cuộc gặp gỡ này giữa ngài và Sơ Lucia, ĐHY Bertone đã cùng với ký giả người Ý Giuseppe De Carli trìng bày rõ ràng trong một cuốn sách dưới hình thức phỏng vấn giữa hai người, với tựa đề là „Nữ thị nhân của Fatima – Những cuộc nói chuyện giữa tôi và Sơ Lucia.“ Cũng trong cuốn sách này ĐHY Bertone đã xác nhận ý kiến của nhiều người, trong số đó phải kể cả Đức Giáo Hoàng Wojtyla nữa, đã cho rằng sự sát hại vị „Giám Mục mặc áo trăng“ được đề cập tới trong „bí mật thứ ba của Fatima“ đã hoàn toàn được hiện thực qua cuộc ám sát ĐTC Gioan Phaolô II vào ngày 13.5.1981 tại Roma, mặc dù „bàn tay hiền mẫu“ của Đức Maria đã lái cho những viên đạn của tên khủng bố Mehmet Ali Agca bay sang hướng khác và nhờ thế Đức Thánh Cha chỉ bị trọng thương mà thôi. Trong cuốn sách trên bằng Đức ngữ do nhà xuất bản Heyne-Verlag (Bayerstrasse 71-73, D-80335 München) phát hành, có ghi lời phát biểu của ĐHY Quốc Vụ Khanh về phần thứ ba „bí mật Fatima“ như sau: „Thật ra, các ký giả không muốn chấp nhận rằng lời nói tiên tri thì không tương quan tới tương lai, nhưng là đã được hiện thực trong quá khứ.“
Sứ Điệp mang tính cách tiên tri của Fatima chưa kết thúc
Cách đây bốn tháng, tại ngay địa điểm Đức Mẹ hiện ra năm xưa ở Fatima, thuộc nước Bồ Đào Nha và cũng lại là ngày 13 tháng 5, ĐTC Bênêđíctô XVI đã tuyên bố:
„Ai cho rằng Sứ Điệp tiên tri của Fatima đã được kết thúc, thì người ấy đã lầm“.
Cả chính ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone, một người đã luôn hăng hái tranh đấu cho Sứ Điệp Fatima, cũng cho rằng lời tiên tri trong thị kiến về bí mật thứ ba của Fatima đã thực sự trở thành thực tại qua cuộc ám sát ĐTC Gioan Phaolô II vào ngày 13.5.1981. Và vào tháng 5 vừa qua, trong lần tái bản thứ hai của cuốn sách bằng tiếng Ý về „Bí mật thứ ba của Fatima“ của ngài mà chúng ta đã trích câu phát biểu trên, ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone còn bổ túc thêm ý kiến của ngài bằng những lời phát biểu quan trọng mang tính cách quyết định như sau: „Tuy người ta đã định nghĩa một cách khôn ngoan dè dặt, nhưng lời tiên báo trong thị kiến quả thực có tương quan với sự tử đạo của Giáo Hội, như đã từng tiếp tục xảy ra trong hàng thế kỷ qua, cả trong thế kỷ XXI này của chúng ta nữa.“
Sứ Điệp Fatima, mà Mẹ Thiên Chúa đã khẩn thiết công bố cho nhân loại qua sự trung gian của ba trẻ chăn chiên năm xưa, vẫn luôn còn đó, vẫn luôn sống động. Một thị kiến mang tính chất tiên tri, mà Giáo Hội đã công nhận, vẫn còn chứa đựng đầy tính cách thời sự của nó, chứ chưa rơi vào dĩ vãng như nhiều người tưởng.
Sau khi ĐTC Gioan Phaolô II đã xác tín rằng „Bí mật thứ ba“ của Sứ Điệp Fatima có tương quan với định mệnh của ngài, thì vào năm 2000 những người có lòng sùng kính Đức Mẹ Fatima đã không khỏi thắc mắc nghi ngờ, vì cuộc ám sát Đức Gioan Phaolô II năm 1981 chưa gây nên một hình thức khủng khiếp có tính cách thế mạt hay một cuộc khủng hoảng rộng lớn trong Giáo Hội; nghĩa là cuộc ám sát đó chưa hẳn là đối tượng thực sự của phần ba bí mật Fatima, mà ba trẻ chăn chiên năm xưa đã được thị kiến. Trái lại, người ta cho rằng cuộc ám sát Đức Gioan Phaolô II năm nào mới chỉ là một biến cố bất hạnh xảy ra trong cuộc sống một vị Giáo Hoàng mà thôi.
Vì thế, người ta tự hỏi: Phải chăng trực giác của ĐTC Gioan Phaolô II là hoàn toàn đúng khi ngài xác tín rằng „bí mật thứ ba của Fatima“ được giải mã qua cuộc ám sát ngài tại quảng trường Thánh Phêrô? Và tiếp sau đó là sự chứng nhận của Đức Hồng Y Bertone, đã được trình bày trong cuốc sách viết về biến cố Fatima của ngài như đã nói trên, cũng không đã rõ ràng và không cần bàn cãi nữa? Đó cũng là nỗi thắc mắc của không ít các phóng viên báo chí đã đặt ra nhân dịp cuộc tông du Fatima vừa qua của ĐTC Bênêđíctô XVI, khi họ hỏi: Phải chăng cuộc ám sát Đức Gioan Phaolô II vào ngày 13.5.1981 hoàn toàn thực sự là nội dung của thị kiến về „Bí mật thứ ba của Fatima“? Bởi vì, trong thị kiến của ba trẻ chăn chiên Fatima về „Bí mật thứ ba“ không chỉ một mình vị “Giám Mục mặc áo trắng“ bị sát hại, nhưng còn có nhiều vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ và giáo dân khác cũng bị sát hại nữa.
Đứng trước những thắc mắc này, người ta có thể cảm thấy bị lúng túng, nhưng không phải là hoàn toàn bất khả để tìm ra được câu giải đáp. Thật vậy, người ta có thể khẳng định được rằng sự xác tín của ĐTC Gioan Phaolô II và sự chứng nhận của Đức Hồng Y Bertone về sự tương quan chặt chẽ giữa „Bí mật thứ ba của Fatima“ và cuộc ám sát Đức Giáo Hoàng vào ngày 13.5.1981 tại Rôma, nếu được xét theo từng phần, thì hoàn toàn đúng; nhưng nếu xét theo toàn diện của thị kiến, thì chưa đầy đủ. Bởi vì, có lẽ thị kiến ấy phải được nhìn theo toàn diện cuộc tử đạo của Giáo Hội thì mới đầy đủ được, một cuộc tử đạo mà mọi thành phần Dân Chúa đều tham phần vào: từ vị lãnh đạo tối cao là Đức Giáo Hoàng cho tới người giáo dân bình thường.
Thật vậy, cuộc tử đạo của Giáo Hội nói chung và của Đức Giáo Hoàng, của các Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ và của nhiều giáo dân nói riêng, đã xảy ra trong suốt dòng lịch sử của Giáo Hội, từ khởi đầu cho tới ngày nay và sẽ còn tiếp tục xảy ra trong tương lai nữa, đúng như lời phát biểu của ĐHY Bertone mà chúng ta đã trích ở trên là „Cuộc tử đạo của Giáo Hội đã từng tiếp tục xảy ra trong suốt hàng thế kỷ qua và cả trong thế kỷ XXI này của chúng ta nữa.“
Đó là điều chúng ta có thể kiểm chứng được trong lịch sử thế giới thời cận đại và ngày nay. Chẳng hạn: trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha vào các năm 1931-1939 giữa hai phe: Quân quốc gia và phiến quân cộng sản, đã có trên dưới 200.000 tín hữu Công Giáo bị giết hại dã man, trong số đó có trên 7.000 Giám Mục, Linh Mục và Tu Sĩ. Nhất là tại các nước khối Hồi Giáo và các nước do Đảng cộng sản nắm chính quyền, trước hết phải kể tới Liên Bang Sô Viết cũ và Trung Cộng, v.v…, con số các Kitô hữu, gồm các giáo dân, Tu Sĩ nam nữ, linh Mục và Giám Mục, bị cầm tù, bị tra tấn dã man và bị giết hại một cách cực kỳ vô nhân đạo, thì thiết tưởng không còn nằm lại con số ngàn, nhưng phải là con số triệu. Ngay cả trong giờ phút này, ở Trung Cộng, nhiều Giám Mục, Linh Mục và giáo dân vẫn còn bị giam cầm hay không được hưởng quyền sống xứng đáng của một con người.
Bởi vậy, thị kiến có tính chất tiên tri về „Bí mật thứ ba của Fatima“, tức sự tử đạo của Giáo Hội, vẫn chưa được hiện thực hoàn toàn. Nói cách khác, thị kiến đó vẫn còn tiếp tục được hiện thực trong hiện tại và tương lai, đúng như lời Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI phát biều vừa qua tại Fatima: „Ai cho rằng Sứ Điệp tiên tri của Fatima đã được kết thúc, thì người ấy đã lầm.“
Và điều đó muốn nói rằng tất cả mọi Kitô hữu, bất kể đấng bậc và địa vị, còn cần phải tiếp tục can đảm hy sinh cho đức tin của mình vào Đức Kitô; hay nói cách khác, máu tử đạo vẫn còn tiếp tục chảy. Vâng, bao lâu trên thế giới này sự ác còn thắng lướt sự thiện, sự gian dối còn thắng lướt sự thật và sự bất công còn thắng lướt công lý, thì máu tử đạo của các tín hữu Đức Kitô vẫn chưa ngừng chảy.
Và tất nhiên phần thưởng to lớn mà Cha trên Trời dành những người luôn biết can đảm trung thành với Đức tin là một điều hoàn toàn chắc chắn. Chính hào quang bất diệt của các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã khẳnh định điều đó, vì Đức Kitô đã hứa: „Kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu rỗi!“ (Mt 24,13).
Lm Nguyển Hữu Thy
Từ ngày công bố „Bí mật thứ ba của sự kiện Fatima“ vào năm 2000, ở Vatican người ta đã xác tín rằng qua biến cố ĐTC Gioan Phaolô II bị bắn trọng thương trên chính quảng trường Thánh Phêrô ở Roma, thì thị kiến của ba trẻ Fatima về „vị Giám Mục mặc áo trắng bị giết hại“ đã thành hiện thực. Thế nhưng, ngày nay nhiều người lại có quan niệm khác.
Chúng ta biết rằng, từ hàng thập niên qua, các tín hữu có lòng sùng kính Đức Mẹ Fatima và cả những thành phần nghi ngờ sự thật của biến cố Fatima và cho rằng sứ điệp của Đức Maria được giao phó cho ba trẻ Fatima năm 1917, chỉ là một sự lừa bịp có hậu ý, đều nóng lòng chờ đón sự công bố phần thứ ba của bí mật mà Đức Mẹ đã mặc khải cho ba trẻ chăn chiên năm xưa ở Fatima. Trong khi hai phần trước của bí mật đều đã được công khai hóa, đó là: Thị kiến về hỏa ngục và lời tiên báo về thế giới chiến II. Và dĩ nhiên, cả hai phần đó đều không phải là những tin vui đối với quan niệm thế gian bình thường. Vì thế, người ta càng tò mò muốn được biết sự thật phần thứ ba của bí mật Fatima là gì. Có người đã tự hỏi phải chăng bí mật thứ ba này sẽ là sự trừng phạt của Thiên Chúa đối với tội lỗi nhân loại và ngày tận thế sẽ xảy tới?
Đối với các thành phần bảo thủ quá khích trong Giáo Hội, thì đương nhiên sự trừng phạt tội lỗi nhân loại là một điều khó tránh khỏi, và họ cho rằng phía sau bí mật thứ ba này là những lời cảnh cáo nghiêm trọng trước các quyết định của Công Đồng Vatican II và những hậu quả phá đổ Giáo Hội phát xuất từ đó và bắt đầu từ „trên xuống“, tức từ hàng ngũ lãnh đạo Giáo Hội. Thế nhưng, vào Năm Thánh 2000, khi tấm màn che đậy bí mật thứ ba của Sứ Điệp Fatima được kéo xuống, thì tất cả sự thật lại hoàn toàn khác hẳn.
Chỉ một số người đặc biệt mới được đọc bản văn
Nhưng người ta thử hỏi: Thực sự điều gì được giấu kín trong phần ba của Sứ điệp mà Đức Mẹ đã giao phó cho ba trẻ Fatima, hay như nhiều người vẫn gọi là „bí mật thứ ba của Fatima“?
Chúng ta biết rằng hai phần đầu của Sứ Điệp mà Mẹ Thiên Chúa đã giao phó cho Sơ Lucia dos Santoc cũng như cho hai người em họ của Sơ là Phanxicô và Gia-xin-ta Marto, thì Sơ đã viết ra trên giây vào ngày 31.08.1941 và sau đó đã được Đức Thánh Cha Piô XII công bố vào ngày 13.05.1942. Còn phần ba hay „bí mật thứ ba“ của Sứ Điệp thì mãi tới tháng giêng năm 1944 mới được Sơ Lucia ghi lại, bỏ vào một bao thư và được niêm phong cẩn thận. Sau đó, bí mật thứ ba này chỉ các Đức Giáo Hoàng và một ít nhân vật đặc biệt mới được đọc qua mà thôi.
Sau khi lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Gioan XXIII đã đọc bí mật ấy và ngài lại truyền bỏ vào bao thư và niêm phong trở lại, vì ngài không thể tìm ra mối tương quan giữa bí mật thứ ba Fatima với những biến cố xảy ra vào lúc bấy giờ. Bởi vậy, năm 1960 của thế kỷ trước là thời điểm mà Sơ Lucia đã nghĩ rằng Đức Thánh Cha sẽ cho công bố phần thứ ba ấy, lại qua đi mà không có gì xảy ra. Và tiếp sau đó, dưới triều đại Giáo Hoàng của Đức Phaolô VI, „bí mật thứ ba“ của Sứ Điệp Fatima vẫn được niêm phong trong Văn khố Tòa Thánh, mãi cho tới năm 1979 khi Đức HY Karol Wojtyla, người Ba Lan, được bầu làm Giáo Hoàng với tước hiệu Gioan Phaolô II và sau cuộc ám sát ngài vào ngày 13.5.1981 tại quảng trường Thánh Phêrô, ngài đã nhận ra được rằng chính ngài là „vị Giám Mục mặc áo trắng“ được nói tới trong thị kiến ấy. Và kể từ thời điểm đó, việc công bố bí mật thứ ba của Fatima chỉ còn vấn đề thời gian.
Trong chuyến tông du Bồ Đào Nha và Fatima của ngài vào ngày 14.5.2010, nhân dịp kỷ niệm 10 năm lễ phong chân phước cho hai trẻ thị kiến Phanxicô và Gia-xin-ta, Đức Thánh Cha đã tuyên bố „sứ điệp mang tính chất tiên tri của Fatima“ vẫn còn phải được tiếp diễn, thì ba phần của thị kiến hay ba bí mật Fatima lại sống động trở lại và đã lôi kéo được sự chú ý của cả thế giới.
Phần thứ nhất của Sứ điệp là sự nhìn thấy hỏa ngục. Vào năm 1941, Sơ Lucia đã viết: „Đức Trinh Nữ Maria đã chỉ cho chúng con nhìn thấy một biển lửa rộng mênh mông, hình như nó nằm sâu dưới đất. Chúng con nhìn thấy ngụp lặn trong biển lửa đó là ma quỷ và các linh hồn có hình dáng người, thân thể họ đều đỏ rực như đang cháy, trong suốt và đỏ hồng (…).“
Phần thứ hai của Sứ Điệp là sự báo trước về thảm họa thế giới chiến II và sự ăn năn trở lại của nước Nga với những lời do chính Đức Mẹ nói cùng ba trẻ mà sơ Lucia đã ghi lại nguyên văn như sau: „Các con đã nhìn thấy hỏa ngục, nơi các linh hồn những kẻ tội lỗi sẽ phải sa vào. Để cứu vớt các linh hồn ấy, Thiên Chúa muốn thiết lập sự tôn sùng Mẫu Tâm Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ trên khắp thế giới. Nếu nhân loại thực thi tất cả những gì Mẹ nói với các con đây, thì nhiều người sẽ được cứu rỗi và hòa bình sẽ được vãn hồi. Chiến tranh sắp sửa kết thúc. Nhưng nếu thiên hạ không chấm dứt việc xúc phạm đến Thiên Chúa (…), thì một cuộc chiến tranh khác còn tàn khốc hơn sẽ xảy ra (…). Để ngăn cản những điều đó, Mẹ sẽ trở lại để yêu cầu người ta dâng hiến nước Nga cho Mẫu Tâm Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, cũng như yêu cầu người ta thực hành việc xưng tội rước lễ các ngày Thứ Bảy Đầu Tháng.“ Đó là những lời tâm huyết và thành khẩn của Mẹ Thiên Chúa nói với toàn thể con cái loài người.
Cuối cùng là phần thứ ba hay bí mật thứ ba của Sứ Điệp Fatima mà chính ĐHY Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, Joseph Ratzinger, đã được ĐTC Gioan Phaolô II ủy quyền công bố vào ngày 26.6.2000. Bí mật thứ ba này đã được Sơ Lucia ghi lại rõ ràng trên giây vào năm 1944 như sau: „Trong hai phần trước mà con đã trình bày, chúng con đã nhìn thấy phía bên trái Đức Bà một vị Thiên thần đang cầm trong tay một thanh gươm bằng lửa; và từ thanh gươm ấy lửa bốc ra như thể muốn đốt cháy cả thế giới vậy. Nhưng khi những ngọn lửa chạm phải ánh hào quang từ tay phải Đức Bà chiếu ra trên vị Thiên thần, thì ngọn lửa bị dập tắt. Còn vị Thiên thần thì giơ tay phải chỉ vào mặt đất mà hô to: `Hãy ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội, hãy ăn năna đền tội!`Và chúng con đã thấy một ánh sáng kỳ lạ, đó là Thiên Chúa: `Một cái gì`xem như thể những con người trong một tấm gương, khi họ đã đi qua tấm gương rồi thì chúng con thấy một vị Giám Mục mặc áo trắng, và chúng con biết ngay đó là Đức Thánh Cha. Nhiều vị Giam Mục, Linh Mục và Tu Sĩ nam nữ khác trèo lên một ngọn núi dốc, trên đỉnh núi có dựng một tượng Thánh Giá được làm bằng gỗ thô, hình như bằng gỗ cây sồi còn để cả vỏ. Trước khi Đức Thánh Cha đến chỗ đó, ngài đi qua một thành phố lớn, mà một nửa đã bị phá hủy, còn một nửa cũng sắp bị đổ, với những bước đi run rẩy do bị đau đớn và lo lắng, ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những xác chết ngài đã gặp trên đường đi. Khi đã đến được ngọn núi, ngài quỳ xuống dưới chân tượng Thánh Giá khổng lồ. Ở đó ngài bị một đám lính giết chết. Họ bắn súng và mũi tên vào ngài. Sau đó, các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ và nhiều người khác, cả đàn ông lẫn đàn bà thuộc mọi giai cấp và địa vị, cũng bị chết tương tự như thế. Dưới hai cánh tay Thánh Giá có hai vị Thiên thần, mỗi vị cầm một chiếc bình bằng thủy tinh trên tay. Các vị hứng máu của những vị Tử Đạo vào trong bình và đưa cho các linh hồn ở gần Chúa uống!“
Ý nghĩa của thị kiến về bí mật thứ ba đã hiển nhiên
Từ khi công bố phần thứ ba của bí mật Fatima, tại Vatican người ta đã cho rằng ý nghĩa của thị kiến về „vị Giám Mục mặc áo trắng“ đã quá hiển nhiên. Thật vậy, phần thứ ba của bí mật Fatima đã được hiện thực một cách rõ ràng qua cuộc ám sát ĐTC Gioan Phaolô II vào ngày 13.5.1981 tại quảng trường Thánh Phêrô và làm ngài bị trọng thương. Vì thế, năm 2000, ĐHY Tổng trưởng Thánh Bộ Đức tin Joseph Ratzinger đã viết trong lời bình luận thần học của ngài về việc công bố phần thứ ba của bí mật Fatima như sau: „Trên con đường Thánh giá của một thế kỷ, hình ảnh Đức giáo Hoàng đóng một vai trò đặc biệt. Trong nỗ lực trèo lên ngọn núi đầy vất vả mệt nhọc của ngài, chúng ta thấy rõ ràng là có rất nhiều Đức Giáo Hoàng trong đó, bắt đầu là Đức Piô X mãi cho tới Đức Giao Hoàng đương kim, các ngài đều đã mang nỗi đau khổ của thế kỷ trên mình và cố gắng đi đầu trên con đường tiến về Thánh Giá.
Theo thị kiến ấy, thì trên con đường tử đạo, Đức Giáo Hoàng cũng bị sát hại. Phải chăng sau vụ ám sát ngài vào ngày 13.5.1981 và rồi ngài đã cho đọc bản văn ghi bí mật thứ ba của fatima, Đức Thánh Cha đã có thể nhận ra được định mệnh của cá nhân ngài? Ngài đã từng đứng trước ngưỡng cửa cái chết và cũng đã nói đến việc ngài được cứu sống bằng những lời sau đây vào ngày 13.5.1994: „(…) quả thực là bàn tay hiền mẫu đã lái hướng bay của viên đạn và đã ban phép cho Đức Giáo Hoàng, một người đang phải vật lộn với tử thần, được đứng lại trước ngưỡng cửa cái chết.“ Vâng, việc `mano materna` - bàn tay hiền mẫu, đã lái hướng bay của những viên đạn định mệnh đi sang một hướng rõ ràng như thế, đã cho thấy một lần nữa rằng không hề có một định mệnh bất biến, cũng như đức tin và lời cầu nguyện là những sức mạnh có thể can thiệp vào lịch sử, và sau cùng cũng cho thấy rằng lời cầu nguyện có sức thắng lướt được các viên đạn và đức tin thì mạnh mẽ hơn cả bao sư đoàn quân sự.“
Tuy nhiên, trong việc giải thích ý nghĩa bí mật thứ ba của Fatima, người ta cũng phải kể đến vai trò đặc biệt của ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh đương kim. Chúng ta biết rằng vào năm 2000, ĐHY Tarcisio Bertone đang là thư ký của Thánh Bộ Đức tin và đã thừa lệnh Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sang Bồ Đào Nha ba lần để gặp trực tiếp Sơ Lucia và xin Sơ xác định chắc chắn rằng bản văn ghi phần ba của bí mật Fatima đang được niêm phong và cất giữ tại Văn khố Tòa Thánh là chính do Sơ viết ra. Về nội dung những cuộc gặp gỡ này giữa ngài và Sơ Lucia, ĐHY Bertone đã cùng với ký giả người Ý Giuseppe De Carli trìng bày rõ ràng trong một cuốn sách dưới hình thức phỏng vấn giữa hai người, với tựa đề là „Nữ thị nhân của Fatima – Những cuộc nói chuyện giữa tôi và Sơ Lucia.“ Cũng trong cuốn sách này ĐHY Bertone đã xác nhận ý kiến của nhiều người, trong số đó phải kể cả Đức Giáo Hoàng Wojtyla nữa, đã cho rằng sự sát hại vị „Giám Mục mặc áo trăng“ được đề cập tới trong „bí mật thứ ba của Fatima“ đã hoàn toàn được hiện thực qua cuộc ám sát ĐTC Gioan Phaolô II vào ngày 13.5.1981 tại Roma, mặc dù „bàn tay hiền mẫu“ của Đức Maria đã lái cho những viên đạn của tên khủng bố Mehmet Ali Agca bay sang hướng khác và nhờ thế Đức Thánh Cha chỉ bị trọng thương mà thôi. Trong cuốn sách trên bằng Đức ngữ do nhà xuất bản Heyne-Verlag (Bayerstrasse 71-73, D-80335 München) phát hành, có ghi lời phát biểu của ĐHY Quốc Vụ Khanh về phần thứ ba „bí mật Fatima“ như sau: „Thật ra, các ký giả không muốn chấp nhận rằng lời nói tiên tri thì không tương quan tới tương lai, nhưng là đã được hiện thực trong quá khứ.“
Sứ Điệp mang tính cách tiên tri của Fatima chưa kết thúc
Cách đây bốn tháng, tại ngay địa điểm Đức Mẹ hiện ra năm xưa ở Fatima, thuộc nước Bồ Đào Nha và cũng lại là ngày 13 tháng 5, ĐTC Bênêđíctô XVI đã tuyên bố:
„Ai cho rằng Sứ Điệp tiên tri của Fatima đã được kết thúc, thì người ấy đã lầm“.
Cả chính ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone, một người đã luôn hăng hái tranh đấu cho Sứ Điệp Fatima, cũng cho rằng lời tiên tri trong thị kiến về bí mật thứ ba của Fatima đã thực sự trở thành thực tại qua cuộc ám sát ĐTC Gioan Phaolô II vào ngày 13.5.1981. Và vào tháng 5 vừa qua, trong lần tái bản thứ hai của cuốn sách bằng tiếng Ý về „Bí mật thứ ba của Fatima“ của ngài mà chúng ta đã trích câu phát biểu trên, ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone còn bổ túc thêm ý kiến của ngài bằng những lời phát biểu quan trọng mang tính cách quyết định như sau: „Tuy người ta đã định nghĩa một cách khôn ngoan dè dặt, nhưng lời tiên báo trong thị kiến quả thực có tương quan với sự tử đạo của Giáo Hội, như đã từng tiếp tục xảy ra trong hàng thế kỷ qua, cả trong thế kỷ XXI này của chúng ta nữa.“
Sứ Điệp Fatima, mà Mẹ Thiên Chúa đã khẩn thiết công bố cho nhân loại qua sự trung gian của ba trẻ chăn chiên năm xưa, vẫn luôn còn đó, vẫn luôn sống động. Một thị kiến mang tính chất tiên tri, mà Giáo Hội đã công nhận, vẫn còn chứa đựng đầy tính cách thời sự của nó, chứ chưa rơi vào dĩ vãng như nhiều người tưởng.
Sau khi ĐTC Gioan Phaolô II đã xác tín rằng „Bí mật thứ ba“ của Sứ Điệp Fatima có tương quan với định mệnh của ngài, thì vào năm 2000 những người có lòng sùng kính Đức Mẹ Fatima đã không khỏi thắc mắc nghi ngờ, vì cuộc ám sát Đức Gioan Phaolô II năm 1981 chưa gây nên một hình thức khủng khiếp có tính cách thế mạt hay một cuộc khủng hoảng rộng lớn trong Giáo Hội; nghĩa là cuộc ám sát đó chưa hẳn là đối tượng thực sự của phần ba bí mật Fatima, mà ba trẻ chăn chiên năm xưa đã được thị kiến. Trái lại, người ta cho rằng cuộc ám sát Đức Gioan Phaolô II năm nào mới chỉ là một biến cố bất hạnh xảy ra trong cuộc sống một vị Giáo Hoàng mà thôi.
Vì thế, người ta tự hỏi: Phải chăng trực giác của ĐTC Gioan Phaolô II là hoàn toàn đúng khi ngài xác tín rằng „bí mật thứ ba của Fatima“ được giải mã qua cuộc ám sát ngài tại quảng trường Thánh Phêrô? Và tiếp sau đó là sự chứng nhận của Đức Hồng Y Bertone, đã được trình bày trong cuốc sách viết về biến cố Fatima của ngài như đã nói trên, cũng không đã rõ ràng và không cần bàn cãi nữa? Đó cũng là nỗi thắc mắc của không ít các phóng viên báo chí đã đặt ra nhân dịp cuộc tông du Fatima vừa qua của ĐTC Bênêđíctô XVI, khi họ hỏi: Phải chăng cuộc ám sát Đức Gioan Phaolô II vào ngày 13.5.1981 hoàn toàn thực sự là nội dung của thị kiến về „Bí mật thứ ba của Fatima“? Bởi vì, trong thị kiến của ba trẻ chăn chiên Fatima về „Bí mật thứ ba“ không chỉ một mình vị “Giám Mục mặc áo trắng“ bị sát hại, nhưng còn có nhiều vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ và giáo dân khác cũng bị sát hại nữa.
Đứng trước những thắc mắc này, người ta có thể cảm thấy bị lúng túng, nhưng không phải là hoàn toàn bất khả để tìm ra được câu giải đáp. Thật vậy, người ta có thể khẳng định được rằng sự xác tín của ĐTC Gioan Phaolô II và sự chứng nhận của Đức Hồng Y Bertone về sự tương quan chặt chẽ giữa „Bí mật thứ ba của Fatima“ và cuộc ám sát Đức Giáo Hoàng vào ngày 13.5.1981 tại Rôma, nếu được xét theo từng phần, thì hoàn toàn đúng; nhưng nếu xét theo toàn diện của thị kiến, thì chưa đầy đủ. Bởi vì, có lẽ thị kiến ấy phải được nhìn theo toàn diện cuộc tử đạo của Giáo Hội thì mới đầy đủ được, một cuộc tử đạo mà mọi thành phần Dân Chúa đều tham phần vào: từ vị lãnh đạo tối cao là Đức Giáo Hoàng cho tới người giáo dân bình thường.
Thật vậy, cuộc tử đạo của Giáo Hội nói chung và của Đức Giáo Hoàng, của các Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ và của nhiều giáo dân nói riêng, đã xảy ra trong suốt dòng lịch sử của Giáo Hội, từ khởi đầu cho tới ngày nay và sẽ còn tiếp tục xảy ra trong tương lai nữa, đúng như lời phát biểu của ĐHY Bertone mà chúng ta đã trích ở trên là „Cuộc tử đạo của Giáo Hội đã từng tiếp tục xảy ra trong suốt hàng thế kỷ qua và cả trong thế kỷ XXI này của chúng ta nữa.“
Đó là điều chúng ta có thể kiểm chứng được trong lịch sử thế giới thời cận đại và ngày nay. Chẳng hạn: trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha vào các năm 1931-1939 giữa hai phe: Quân quốc gia và phiến quân cộng sản, đã có trên dưới 200.000 tín hữu Công Giáo bị giết hại dã man, trong số đó có trên 7.000 Giám Mục, Linh Mục và Tu Sĩ. Nhất là tại các nước khối Hồi Giáo và các nước do Đảng cộng sản nắm chính quyền, trước hết phải kể tới Liên Bang Sô Viết cũ và Trung Cộng, v.v…, con số các Kitô hữu, gồm các giáo dân, Tu Sĩ nam nữ, linh Mục và Giám Mục, bị cầm tù, bị tra tấn dã man và bị giết hại một cách cực kỳ vô nhân đạo, thì thiết tưởng không còn nằm lại con số ngàn, nhưng phải là con số triệu. Ngay cả trong giờ phút này, ở Trung Cộng, nhiều Giám Mục, Linh Mục và giáo dân vẫn còn bị giam cầm hay không được hưởng quyền sống xứng đáng của một con người.
Bởi vậy, thị kiến có tính chất tiên tri về „Bí mật thứ ba của Fatima“, tức sự tử đạo của Giáo Hội, vẫn chưa được hiện thực hoàn toàn. Nói cách khác, thị kiến đó vẫn còn tiếp tục được hiện thực trong hiện tại và tương lai, đúng như lời Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI phát biều vừa qua tại Fatima: „Ai cho rằng Sứ Điệp tiên tri của Fatima đã được kết thúc, thì người ấy đã lầm.“
Và điều đó muốn nói rằng tất cả mọi Kitô hữu, bất kể đấng bậc và địa vị, còn cần phải tiếp tục can đảm hy sinh cho đức tin của mình vào Đức Kitô; hay nói cách khác, máu tử đạo vẫn còn tiếp tục chảy. Vâng, bao lâu trên thế giới này sự ác còn thắng lướt sự thiện, sự gian dối còn thắng lướt sự thật và sự bất công còn thắng lướt công lý, thì máu tử đạo của các tín hữu Đức Kitô vẫn chưa ngừng chảy.
Và tất nhiên phần thưởng to lớn mà Cha trên Trời dành những người luôn biết can đảm trung thành với Đức tin là một điều hoàn toàn chắc chắn. Chính hào quang bất diệt của các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã khẳnh định điều đó, vì Đức Kitô đã hứa: „Kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu rỗi!“ (Mt 24,13).
Lm Nguyển Hữu Thy