26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 24)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 50)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 58)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 51)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 64)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 72)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 65)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...
21 Tháng Ba 20241:09 CH(Xem: 56)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie Nữ Tu Natalie Kovacsics (1901-1992) thuộc Dòng Chúa Chiên Lành Thánh Magdalene. Bà cũng được biết đến là Nữ Tu Natalia Magdolna. Bà sinh vào ngày 31/1/1901 tại gần vùng Pozsony mà nay thuộc về thành phố Bratislava, nước Slovakia. Đó là vùng thuộc về Đế Quốc...
21 Tháng Ba 202411:39 SA(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Khi Chúa hiện ra với bà nha sĩ Gloria Polothì Chúa Kito đã giải thích về chương trình của Chúa dành cho mỗi gia đình như sau: "Mỗi khi một trẻ thơ được thụ thai trong cung lòng người mẹ thì các thiên thần nhẩy múa trên Thiên Đàng trước một tạo vật mới này." Bằng việc bảo vệ sự sống, chúng ta bắt chước...
21 Tháng Ba 202411:10 SA(Xem: 56)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Một nhà thần bí nổi tiếng là Sr. Natalia Magdolna (1901-1992) có mối liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Maria. Vì thế mà Mẹ luôn đến thăm viếng và nsoi chuyện với bà. Đức Mẹ còn tiết lộ cho bà biết về những gì sẽ xẩy đến cho thời đại mà chúng ta đang sống.

Ru em từng ngón xuân nồng

14 Tháng Mười Một 201912:59 SA(Xem: 1517)

cogaihueRu em từng ngón xuân nồng

Khi sắp sửa tính sổ đời mình, một cụ cao niên tóm lược lịch sử đôi bàn tay nhân loại bằng vài chữ: Úp xuống, để san sẻ chút hơi ấm cho đồng loại, để nhẫn nhịn thu mình trong khốn khó, gian nan. (Hình minh họa: Jaime Reina/AFP via Getty Images)

Nhiều cơ phận trên thân thể cho con người khả năng tiếp cận cuộc sống, thậm chí thâm nhập vào cuộc sống ấy nhưng con người thì vô tâm tọa hưởng kỳ thành. Tiếng Anh diễn tả điều này bằng mấy chữ “Take for granted.”

Hơn một năm nay, tôi bị đau ở bên chân phải. Tự dưng đau, không nguyên cớ. Mọi thử nghiệm y tế từ ba bác sĩ chuyên khoa đều cho kết quả âm tính. Sức khỏe tương đối tốt, thế nhưng tôi đau đến nỗi phải khóc. Tôi gọi hết tất cả những đấng nào và những ai mà tôi tin là có lòng nhân từ, có cả quyền lực, để thương xót cất đi giùm tôi những cơn đau. Tôi gọi Trời Phật, gọi Chúa, gọi Mẹ Maria, gọi Phật Bà Quan Âm, không có trả lời, chỉ có bài học lạnh lùng dạy tôi sự kiên nhẫn và chấp nhận.

Một buổi sáng nắng đẹp, từ cửa sổ phòng làm việc nhìn ra đường, tôi thấy một gia đình người Mễ đông con ríu rít đi trên cái vỉa hè xi măng chạy ngang nhà. Bà mẹ mặc quần bó, hai bắp chân to khỏe, đẩy cái xe nôi đi những bước vững chãi giữa đàn con tung tăng xung quanh. Tôi nhớ những ngày tôi bằng tuổi chúng, cũng nhảy chân sáo như chúng bây giờ. Tôi nhớ những ngày tôi bằng tuổi bà mẹ, tôi cũng đẩy xe cho con và đi những chặng đường dài nhiều cây số bằng đôi chân khỏe mạnh của tôi mà không một lần nào cúi xuống hỏi han, xoa vuốt hay cảm ơn chúng.

Bạc bẽo. Vô tình. Hờ hững. Chưa bao giờ hình dung ra tôi sẽ thế nào nếu có một ngày chúng làm reo, không hợp tác với tôi trên hành trình đời mình nữa! Trong phút giây, từ đôi chân, tôi nghiệm ra còn nhiều thứ quý giá khác trên cơ thể Trời cho mà tôi không ý thức và nhận biết. Ngay cả chỗ ruột thừa, ngay cả túi mật, có người cho là vô dụng nhưng sự thật chúng có công dụng. Ít nhất thỉnh thoảng ở một số người, chúng làm đau để được cắt bỏ, hoặc như lời cảnh báo ngay cả một thân thể tráng kiện nhất cũng có lúc biết đau (để chủ nhân của chúng có sự khiêm nhượng), hoặc để loại trừ hậu họa (với cái giá bớt ăn thực phẩm nhiều chất béo!)

Nếu phải lựa chọn một cơ phận nào để mô tả trong một bài viết ngắn, tôi xin chọn hai bàn tay được Thượng Đế tạo sinh để làm nhịp cầu nối kết loài người. Có những bàn tay ngoại lệ mang theo chúng một số phận ngoại lệ như hai bàn tay của người ái phi được Thái Tử Đan sủng ái. Có những bàn tay ít ngoại lệ hơn trong chiến tranh, chấp nhận ở lại đâu đó ngoài chiến trường khi người chiến binh trở về trong thương tật. Có những bàn tay hiên ngang theo người tử sĩ vào lòng đất vì sứ mệnh đáp đền ơn nước, cứu quốc, an dân. Có những bàn tay tội tình phải gánh vác lỗi lầm của xã hội khi không là thiên đàng hạ giới cho con người phát huy cái Thiện.

Tôi xin chọn nói về những bàn tay bình thường đã nuôi cuộc sống này, đã làm đẹp nhiều cảnh đời bình thường quanh tôi, đã được hát lên trong âm nhạc, được ca tụng qua thi ca và văn chương, được hình dung bằng ảnh tượng. Một phần nào, rất nhỏ, trong trải nghiệm riêng mình.

Hình dung ra bàn tay chưa bao giờ biết đeo găng sát trùng của các bà đỡ ở thôn quê Việt Nam, bên cạnh người đàn bà sắp làm mẹ quằn quại trên cái chõng tre một thời rất xa; bàn tay của các bác sĩ và y tá với rất nhiều tiện nghi thời đại hiện nay trong khu hộ sản của các bệnh viện tối tân, những bàn tay chuyên nghiệp thời nào, nơi nào, cũng vấy máu sản phụ và hài nhi để đón chào mầm sống mới vào đời, tôi nghiệm ra máu cũng bắt đầu một điều tốt đẹp và thiêng liêng. Là hy sinh. Là thiện ý. Là dấu hiệu của sự sống hứa hẹn tương lai tuy rằng ở nơi khác, trong hoàn cảnh khác, máu là vẫy vùng tuyệt vọng khi lý tưởng sống đã đầu hàng dã tâm, bạo lực hay số phận. Nói về cuộc sống bất ưng có hai mặt, ca dao Việt Nam có câu: “Trở mặt như trở bàn tay.” Chẳng có gì lạ khi Trời đang nắng bỗng dưng mưa và ngược lại. “Tiếng hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng,” có lẽ thái độ con người ứng xử trong cả hai trường hợp mới là cốt lõi.

Đối với những đứa con, bàn tay bà mẹ luôn đẹp nhất, đáng yêu nhất, bởi tất cả những gì chúng tiếp nhận từ bàn tay ấy. Khô héo, gầy guộc, gân guốc, chai sạn, vì lam lũ. Ấm áp, nuột nà, dịu dàng, óng ả, vì Trời cho mẹ đẹp. Dẫu thế nào, đó là mẹ, của con. Là nguồn ban phát ơn phước yêu thương cho con lớn khôn. Với mẹ, con không bao giờ lớn khôn đủ nên đứa con nào cũng mãi cần mẹ, cần nguồn ơn phước yêu thương từ mẹ. Không có gì sánh bằng, bền bỉ bằng. Khi vuốt mắt mẹ lần cuối trong căn phòng bệnh viện Quận Riverside hơn ba mươi năm trước còn hẻo lánh, vũ trụ quanh tôi tối đen. Tất cả ánh sáng đã theo mẹ về tiên cảnh. Tôi biết từ nay, trên đời này, không còn ai sẽ thương yêu tôi như người đàn bà vừa vĩnh viễn nằm xuống.

Nhạc sĩ Phạm Duy đã phóng chiếu cả cuộc lữ của đời người trên mặt đất này bằng những ca từ đầy cảm xúc trong bài hát “Một Bàn Tay”: “Bàn tay đưa anh ra khỏi lòng người, bàn tay êm ái, nhạc ru tiếng khóc trần ai. Bàn tay đưa anh đi gặp cuộc đời, bàn tay vun xới, ôi bàn tay đưa lối, dọc đời thơ hát đầy vơi…” Qua tuổi xuân thì “đầy vơi tiếng hát,” đến quãng đời gập ghềnh của lứa đôi với “bàn tay che mắt, bàn tay ám khí u mê,” em đến trong đời “bàn tay thơm mùi gỗ quý, gỡ anh ra, cho anh nắng lóa, cho anh trên cánh gió, cho anh năm ngón nõn nà, cho anh ấm áp, cho anh bão táp, cho anh cả cuộc tình đầy…”

Như mọi thứ phù du khác của thế gian, tình yêu đến rồi đi, bình minh chóng qua và chiều hôm chợt tới, cũng bàn tay em sẽ “đưa anh thăm thẳm lìa đời mùa đông khăn tang mây bỏ đường dài, lạnh lùng tay khép làn mi…” Bàn tay thương nhớ chỉ còn băng giá của cuộc tình đứt đoạn, ngay lúc chạm vào nhau, nồng ấm, đã biềt một ngày sẽ chia lìa. Có và không cùng một nghĩa như nhau. Bàn tay trong thơ và nhạc mông lung, huyền ảo, không là bàn tay của đứa con bị bứt ra khỏi chéo áo mẹ; không là bàn tay của người vợ khư khư nắm chặt tay chồng trong giây phút tiễn biệt nhau vào cõi ngàn năm. Như tôi đã trải qua; như tôi đã nhìn thấy chị mắt rưng lệ nhiều ngày đêm bên giường bệnh của anh cách nay hai mươi năm…

Bàn tay trong nhạc Trịnh Công Sơn không biết đến thương đau, hát lên từ ký ức. Hát lên từ nhớ nhung đã như thần thoại. “Bàn tay em trau chuốt thêm cho ngàn năm, cho vừa nhớ nhung có em dỗi hờn, tay em kết nụ nuôi trọn một đời, nuôi một đời người, mùa xuân vừa đến, ru mãi ngàn năm từng ngón xuân nồng, bàn tay em năm ngón anh ru ngàn năm, giận hờn sẽ quên, ru mãi ngàn năm vừa má em hồng, bàn tay đưa anh đến quê hương vàng son, vào trời lãng quên, tóc em như trời xưa đã qua đi ngàn năm…”

Rất thi vị. Rất đẹp. Tinh tế. Chắt lọc. Để chỉ còn là cảm xúc. Là rung động mỏng manh của đôi cánh bướm mơ hồ vuốt lên tim anh, vờn quanh hoa lá non tươi trong một thinh không diễm tuyệt. Ít hơi hướm của con người đi tìm nhau và nương tựa vào nhau trong đời thường. Làm nhớ H. cảm ơn H. cô bạn nhỏ vừa gửi qua email sáng nay câu trích từ Paradiso của Dante: “…as a wheel turns smoothly, free from jars, my will and my desire were turned by Love, The Love that moves the sun and the other stars.” Nhắc bàn tay mẹ chiều xưa trên vầng trán nóng hổi. Nhắc bàn tay anh ngày nào trên hai vai mỏi nhừ. Cho con, cho em bay lượn giữa thiên hà chói lọi muôn sao…

Tạ ơn nhạc sĩ Lam Phương. Bàn tay, đôi chân trong nhạc của ông có vẻ đẹp khác, không để chiêm ngắm mà để cảm nhận. “Nhè nhẹ đôi chân, lại gần đây em, tựa vào anh nghe sóng xô biển xanh, nhè nhẹ đôi tay nâng lấy mộng lành…” (Bọt Biển). Hãy nâng niu bước, hãy dịu dàng cho vì mộng vàng dễ tan biến dù hạnh phúc với nhau là có thật. Cũng không quên những bàn tay chưa quen biệt ly thời chinh chiến với nhạc sĩ Trần Thiện Thanh: “Hỏi em, em lại khóc, bàn tay xin níu lại thời gian chưa qua…” (Giã Biệt Sài Gòn).

Người Tây phương có phong tục bắt tay nhau khi gặp gỡ. Ngoài ý nghĩa giao tế, còn để trao đi và nhận về tình ý ban đầu. Chặt chẽ hay hờ hững. Sẽ nhớ lâu hay quên mau. Một người vợ hôn nhân không hạnh phúc nhưng chị chia sẻ kỷ niệm nhớ đời về anh và mãi biết ơn anh dù không còn nhau nửa đời sau. Không là chăn gối. Không là quà cáp. Chỉ là một lần, khi anh bỗng dưng tìm bàn tay chị trong lúc màn ảnh của rạp chiếu bóng Eden không có gì gợi cảm với một phim của Alfred Hitchcock. Như một chợt nhớ. Như một chợt cần. Khiến chị rung động như chưa từng bao giờ biết rung động.

Ôi, những bàn tay năm ngón mềm kỳ diệu. Của thương yêu, bù đắp. Của đập phá, hận thù. Khi sắp sửa tính sổ đời mình, một cụ cao niên tóm lược lịch sử đôi bàn tay nhân loại bằng vài chữ: Úp xuống, để san sẻ chút hơi ấm cho đồng loại, để nhẫn nhịn thu mình trong khốn khó, gian nan. Ngửa ra, để mừng vui, khiêm tốn, đón nhận bàn tay ai đó úp lên mình, san sẻ lại khi mình cần. Cuối cùng, phủi hai tay vào nhau, trả lại thế gian cát bụi phù vân, cho bạn, cho mình, xuống huyệt mộ trăm năm.

Riêng kẻ viết bài này, thỉnh thoảng nhìn hai bàn tay mình, mấp mô tuổi tác; co duỗi các ngón, cảm sức nặng thời gian; thì mỉm cười với tay, cảm ơn chúng, nhờ chúng mà nhận không biết bao nhiêu ân huệ của cuộc đời và con người, ngay cả khổ đau cũng là để biết sống hạnh phúc, ngay cả buông nhau rồi cũng còn ký ức như chưa hề phải biệt ly.

Cảm ơn ai những sáng, những chiều xa vắng quê người đã hát cho nhau nghe ca từ đẹp mãi đến ngàn sau, “Bàn tay em năm ngón anh ru ngàn năm… Bàn tay em trau chuốt thêm cho nghìn năm trên vùng lá xanh…” (Bùi Bích Hà)

*Tựa bản nhạc của Trịnh Công Sơn

Bùi Bích Hà
November 13, 2019