18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 3)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 4)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 3)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 11)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 26)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 24)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 22)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Một bác sĩ gốc Việt tài ba

17 Tháng Mười Hai 20188:50 CH(Xem: 1429)
bs2Một bác sĩ gốc Việt tài ba
(chia xẻ với các bạn nhân đọc bào báo viết về người bạn thân của mình. Có nhiều chi tiết mà bài báo không biết nên không nhắc  tới nên mời các bạn đọc thêm cho vui)
Rất vui được đọc bài viết về người Bác Sĩ tài ba Phạm Sĩ (tên thật là Phạm Mai Sĩ), mà Sĩ lại là người bạn rất thân của mình. Câu chuyện về Sĩ mình cũng đã có kể cho nhiều bạn bè nghe rồi. Nay đọc bài báo thấy cần xin kể lại.
Bắt đầu từ tháng 6 năm 75, NL và Sĩ, những người con lưu lạc không gia đình đang học hành dở dang từ VN, sống tị nạn trong trại Indian Town Gap. Hai đứa được chọn trong số hàng ngàn sinh viên tị nạn thời ấy, cấp học bỗng toàn phần và tiếp tục đi học lại vào tháng 9 tại trường Lebanon Valley College, cách trại tị nạn chừng 5 dặm. Sĩ, nguyên là SV năm thứ 2 trường Dược Saigon còn NL thì năm thứ 3 trường Khoa Học, Giáo Dục tại Dalat. Hai đứa và một người bạn tên Tuấn cùng theo nghành Pre Med, nhưng sau 1 năm NL và Tuấn bỏ qua học Hóa Học và Sĩ vẫn tiếp tục nghành Y. Sẽ không có một Bác Sĩ mổ tim nổi danh thế giới sau này nếu không có câu chuyện thật kỳ lạ như thế này:
Mùa hè năm 1979, Sĩ nghe tin mình được ĐH Pittsburgh nhận vào học Y lúc đang sống vất vả , loay hoay, thất nghiệp ở Colorado, nhưng không có tiền đi học. NL thì ra trường trước Sĩ một năm, đi làm và có để dành chút đỉnh. NL gọi cho bạn nói: "Mày làm sao mượn tiền, mua vé may bay đến được Pitts, tao sẽ cố gắng chuyển tiền đến đó cho". Gom góp hết tiền đi làm để dành và mượn thêm của bạn bè, được 15 ngàn đô gởi hết cho Sĩ, và thế là chàng SV người Việt, gốc Ninh Hòa, được nhận vào học trong khóa mùa Thu. Nửa năm sau, tháng 1, 1980, thì không còn tiền để học tiếp khóa sau, sắp phải bỏ học, mình thì bất lực không giúp tiếp cho bạn được nữa (thời đó kinh tế Mỹ rất khó khăn, vay tiền mua nhà phải trả lãi trên 10% và SV không dễ vay tiền đi học nếu không có ai đó bảo lãnh vay giúp). 
May mắn lúc đó tại Pittsburgh có một bà triệu phú, chồng mới mất, để lại một gia tài đồ sộ, muốn cấp học bỗng cho SV Trường Y. Nhà trường nhờ bà giúp cho hoàn cảnh của Sĩ, bà đồng ý trả cho chi phí tiền học hết những năm học còn lại với hai điều kiện: không được cho Sĩ biết bà là ai, và Sĩ phải có kết qủa học thật xuất sắc. Bà còn gởi thư hỏi Sĩ là đã mượn tiền ai để học. Thế là một hôm NL nhận lại đủ số tiền đã giúp bạn còn thêm một ít tiền lời do bà gởi đến trả thay cho bạn Sĩ. Sĩ mang ơn trời biển, ráng học thật giỏi và quyết theo nghành mổ tim để về các nước kém phát triển giúp đỡ. Với những sinh viên Y Khoa giỏi, thường họ xin thực tập tại các bệnh viện lớn, nổi tiếng để có chỗ dựa cho tương lai. Sĩ quyết định xin qua các nước Châu Phi thực tập. Hình ảnh thời này Sĩ gởi về cho NL xem là những tấm hình chụp chung với thổ dân nghèo, với mái tranh dột nát, đám cây khoai mì khô khốc và những bữa cơm, không có cơm, thật đạm bạc. Sĩ vui vẻ giúp họ và ở đây bệnh nhân nhiều vô số cần giúp đỡ, Sĩ nói " tao mổ tim như mổ gà", mỗi ngày giúp mổ cho hàng chục bệnh nhân. Nhờ làm việc này mỗi ngày nên thông thạo và thực tập rất nhiều ca mổ khó, bác sĩ tim trẻ tuổi đã rành nghề khi chưa tốt nghiệp. Nhớ ơn người Mỹ đã giúp mình, Sĩ làm thiện nguyện giúp mổ tim cho trẻ em khắp thế giới, trong đó có VN.
Câu chuyện trong bài báo viết dưới đây có nói một chút về việc Sĩ làm nên tên tuổi khi mổ và thay gần hết lục phủ ngũ tạng ông cựu Thống Đốc Casey của PA, bố của đương kim thượng nghị sĩ dân chủ liên bang Casey. Số là ông thống đốc đã thay tim rất nhiều lần nhưng được vài năm lại hỏng. Khi Sĩ làm trưởng nhóm chuẩn bị thay tim cho ông thì có một thanh niên chết vì tai nạn xe hơi. Sĩ quyết định không chỉ thay tim, mà thay tất cả các bộ phận khác trong lồng ngực ông thống đốc, lấy từ người quá cố, một việc làm chưa ai làm trước đó, nhưng Sĩ quyết định làm. Anh nói:"tất cả các bộ phận khác của ông TĐ cũng đã hư, nếu chỉ có thay tim thì sẽ không sống được lâu, cũng phí, nên phải làm liều". Dù cho tất cả các bác sĩ tim khác ngăn cản, Sĩ vẫn quyết định làm cách mạng y khoa, và thế là ca mổ dài hơn 36 giờ liền, có 12 Bác Sĩ giải phẩu tim thượng thặng cùng làm, Sĩ đã thành công, mà ông TĐ lúc tỉnh lại đã nắm tay Sĩ nói: "Anh là Chúa cứu thế, giúp tôi sinh lại lần nữa". Ông TĐ sống mạnh khỏe hơn 10 năm sau với trái tim của người thanh niên vắn số, rồi mới qua đời vì già.
Nhớ lại chuyện cũ, Sĩ nói: "khi ông Casey mở mắt ra sau mấy ngày hôn mê, tôi cũng như người chết đi sống lại. Sau mấy ngày nằm cạnh để theo dõi bệnh nhân từng giờ, mình thở phào vì mình biết là đã làm nên lịch sử trong nghành y khoa". Khi tỉnh táo, ông TĐ có hỏi Sĩ: "Bạn cần bất cứ điều gì tôi sẽ giúp, nếu giúp được". Và Sĩ đã kể với ông về việc muốn bảo lãnh gia đình từ Ninh Hòa qua Mỹ mà đang bị trục trặc giấy tờ. Thế là một ngày đẹp trời vài tháng sau, trên một chiếc máy bay, một gia đình nhà quê nghèo khổ có cha mẹ và một bầy em trai gái 10 người, đáp xuống phi trường gần Pittsburgs để đoàn tụ với người con trai xuất chúng, đã xa nhau gần 20 năm, của họ. 
Nhà của Cha Mẹ Sĩ tôi không lạ. Những năm làm việc tại Á Châu, lâu lâu về VN làm việc và về Qui Nhơn thăm nhà. Trên đường từ Saigon ra Trung, tôi đều ghé Ninh Hòa, một thành phố biển  nghèo xơ xác, phía Bắc Nha Trang, để thăm, gởi lời nhắn của người con xa xứ và giúp cho họ chút tiền. Lần đầu thấy có xe hơi ghé nhà, bà con xóm biển lại  xem như trẩy hội. Tôi gởi cho họ tiền đô la, số tiền đầu tiên Sĩ có được từ lương Bác Sĩ, và dặn vào Nha Trang đổi ra tiền Việt. Thời đó $4000 đô là  một gia tài quá lớn đối với họ. Tôi còn nói con trai họ, bạn rất thân của tôi, đã thành tài nơi xứ người. Nhưng họ không thể hiểu là anh ta nổi tiếng đến mức nào. Bây giờ, những người em trai gái của Sĩ cũng rất thành công ở Mỹ. Có vài em lấy bằng Tiến Sĩ và có em mở công ty làm ăn khấm khá. Cha Mẹ Sĩ đã già, bỏ Pittsburgh vì qúa lạnh về sống vùng Bolsa cho gần người Việt. Sĩ là trường khoa mổ tim của Pittsburgh U., Miami U., Maryland U. , và giờ đang là giám đốc bệnh viện Tim tại Jacksonville, Florida. 
Cá nhân tôi, nếu không có người bạn thân tài giỏi này thì chắc cũng không còn ngồi đây viết những giòng chữ này. Năm 90, khi đưa gia đình qua Á Châu làm việc tại Singapore, tôi đã sống với một trái tim có vần đề bẩm sinh, (có lỗ làm máu đen máu đỏ hòa vào nhau) từ bé (có lẽ vì yêu nhiều qúa chăng?) nhưng vì sợ không dám mổ nên trì hoãn. Sĩ nói nếu ông không mổ trước 40t thì sẽ chết sớm, và dĩ nhiên là tôi yêu đời muốn sống với trái tim khỏe. Mùa Giáng Sinh năm 90 tôi được mổ bỡi một cô Bác Sĩ, học trò xuất sắc của Sĩ, tại Singapore U. Và nếu không có Sĩ điều khiển từ Pittsburgh, ca mỗ tim tôi gặp sự cố, và chính Sĩ đã chỉ dạy cho cô họ trò sửa sai, và hơn 28 năm qua tôi được sống với trái tim khỏe, đầy máu đỏ (nhiệt huyết).
Nghĩ lại, tất cả những gì xảy trên trên đời đều có lý do mà nhà Phật gọi là Duyên. Tôi tin ở số phận, tin "ở hiền gặp lành" và sống bằng tất cả tấm lòng"ai giúp mình thì mình phải giúp lại" kẻ khác. Kỷ niệm 20 năm (1975-1995) anh em chúng tôi, 12 sinh viên tị nạn đầu tiên trên nước Mỹ được học bỗng đại học, đã về lại trường cũ thăm thầy cô để cảm ơn trường . Chúng tôi chung góp một số tiền lớn, bỏ nhà băng lấy tiền lời, mỗi năm nhờ trường cho học bỗng các sinh viên nghèo cần giúp đỡ như chúng tôi 20 trước. Trong số 12 sinh viên thời ấy, tất cả sau này đều đã học đến tận cùng những gì cần học ở Mỹ. Họ là những Giám Đốc Bệnh Viện, Chủ Tịch nhà Băng, Công ty lớn. Họ là những nhà khoa học, giáo sư, nhà nghiên cứu, ngoại giao...và cũng đóng góp nhiều cho đất nước này. Phạm Mai Sĩ là một trường hợp điển hình.
Nghĩ lại, nếu những năm 75, không có chính sách di dân cởi mở, không có người dân Mỹ, Nhà Thờ Mỹ và Trường Đại Học Mỹ giúp...thì không biết 12 người sinh viên nghèo, không người thân như chúng tôi, đã làm được gì trên đất nước này. Và nếu không có may mắn rời khỏi VN những ngày cuối tháng 4/75 thì chắc chắn người như Phạm Sĩ cũng là một bác sĩ trong một bệnh viện nào đó nếu may mắn được thành Bác Sĩ. Và tôi, chắc là một giáo làng, với nghề gõ đầu trẻ, hút thuốc Lào, uống rượu đế và làm thơ hận đời...NLBM: Bác sĩ tị nạn CS lừng danh thế giới 
Bác sĩ tị nạn CS lừng danhhttps://baomai.blogspot.com/ 
Bác sĩ gốc Việt lừng danh thế giới, ngỏ lời tạ ơn một trường nhỏ từng có lòng tốt đối với người tị nạn.
Ông Phạm Sĩ từng học để trở thành bác sĩ ở Sài Gòn, thì ước mơ bỗng bị tan vỡ bởi cuộc chiến. Câu chuyện lưu lạc của ông đến nước Mỹ đã được nhật báo Lebanon Daily News tường thuật vào đầu tháng Năm, với nội dung như sau.
Ông thoát khỏi Việt Nam vào ngày 30 tháng Tư, 1975, ngày Sài Gòn và cả miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản. Ông có mặt trên một chiếc thuyền, bị tách rời khỏi đất nước, bỏ lại những người thân trong gia đình, và chỉ có bộ quần áo trên người.Bốn mươi năm sau đó, Phạm Sĩ là một bác sĩ giải phẫu tim mạch tài ba hiếm hoi của thế giới, và là nhà nghiên cứu y khoa từng viết hơn 170 bài nghiên cứu và tham gia ca mổ ghép tim và gan cho cựu Thống Đốc Bob Casey của tiểu bang Pennsylvania.
https://baomai.blogspot.com/
Bác sĩ Phạm Sĩ được ngồi cạnh vị Giáo Sư ân nhân Owen Moe (bên trái) và Viện Trưởng Lewis Thanye của trường Lebanon Valley College trong đêm trao giải thưởng 27 tháng Tư, 2018 tại trường này.
Nhưng theo ông Phạm Sĩ nói, câu chuyện tay trắng làm nên sự nghiệp của ông chỉ có thể xảy ra là nhờ lòng nhân đạo của thị xã Annville và trường đại học nhỏ bé chuyên về khoa học và nghệ thuật tại thung lũng Lebanon này, được tỏ bày dành cho những người tị nạn chiến tranh cách đây hơn bốn thập niên.
Ông Phạm Sĩ kể rằng ông đã lớn lên cảm thấy bất lực trong một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh. Ông ước ao có thể chữa lành những vết thương mà bạn bè ông phải chịu đựng do bom đạn gây ra. Vì vậy ông vào Sài Gòn để học ngành bác sĩ.
Nhưng đến năm 1975, cuộc chiến diễn biến tệ hơn cho phía Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi, quân cộng sản Bắc Việt nhanh chóng xâm nhập và cưỡng chiếm miền Nam. Cha mẹ ông hồi đó sống ở miền Trung, và họ bị kẹt trong sự kiểm soát cộng sản khi cuộc xâm lăng tiến đến gần Sài Gòn.https://baomai.blogspot.com/
Ông Phạm Sĩ nói, “Tôi biết chế độ cộng sản là gì và tôi biết dân chủ là gì, vì vậy tôi đã lựa chọn rời khỏi đất nước để rồi thành người tị nạn.”
Bác sĩ giải phẫu tim mạch Phạm Sĩ đang nhận giải thưởng Distinguished Alumnus (Cựu Sinh Viên Xuất Sắc) của trường Lebanon Valley College vào ngày 27 tháng Tư, 2018.
Những người tị nạn được đưa tới đảo Guam, nơi họ ở lại cho tới tháng Sáu 1975, khi họ được phép đến trại Fort Indiantown Gap, nơi chứa 15,000 người tị nạn.
https://baomai.blogspot.com/
Ông nói, “Hồi đó tôi không có gì cả. Tôi chỉ có một bộ quần áo trên người.”
Những người tị nạn không được phép rời khỏi trại Gap, cho đến khi họ có được một người Mỹ bảo trợ, và những người độc thân như ông Sĩ đều nằm cuối danh sách mà sự ưu tiên là dành cho những gia đình. Tuy vậy, đến tháng Tám năm ấy, trường Lebanon Valley College (LVC) tạo một cơ hội cho 12 học sinh tị nạn được ghi danh và có được nơi ăn chốn ở, thông qua sự kết hợp giữa chương trình học bổng Pell Grants, chương trình vừa học vừa làm, một học bổng và một khoản tiền vay nhỏ. Thậm chí trường đại học này còn cung cấp các lớp học tiếng Anh bổ túc cho các sinh viên.
Giáo Sư Hóa Học Danh Dự Owen Moe, thời đó là một giáo sư nghiên cứu tại LVC, đã không lập tức để ý tới Phạm Sĩ. Cho đến khi họ bắt đầu cùng nhau làm việc trên các dự án, ông mới xác định ông Sĩ thuộc hạng sinh viên có thể vươn lên tới hàng đầu trong chức nghiệp.
Ông Moe nói, “Anh ấy có sự quyết tâm, và phải đối phó trước nhiều trở ngại. Anh đã tìm cách vượt qua mọi trở ngại đó.”
https://baomai.blogspot.com/ 
Owen Moe Professor Emeritus of Chemistry at Lebanon Valley College
Ông Phạm Sĩ nói rằng thầy Moe là một người dìu dắt tuyệt vời và là một niềm khích lệ lớn cho ông. Lúc đó ông rất biết ơn vì có cơ hội hoàn tất việc học tại một trường đại học Mỹ, với các giáo sư trực tiếp giảng dạy. Nhưng ít nhất mỗi tuần một lần, ông vẫn thức dậy và nghĩ rằng mình vẫn còn ở Việt Nam. Nơi đó cha mẹ ông đang sống dưới ách cai trị của cộng sản, và không biết ông còn sống hay đã chết.Phạm Sĩ nói, “Chiến tranh làm cho người ta mau trưởng thành hơn. Đó là một vấn đề sống còn - bạn phải lớn lên, chiến đấu và tìm cách sống sót.”
Ông tốt nghiệp từ trường Lebanon Valley College, sau đó từ trường y khoa, và nhanh chóng vươn lên vượt qua hàng ngũ nghề nghiệp, trở thành trưởng khoa cấy ghép tim, phổi và tim nhân tạo, tại trường y khoa thuộc đại học University of Miami, ngoài những công việc khác. Ông đã công bố hơn 170 bài báo khoa học, giúp thành lập những phương pháp để ngăn chặn sự việc cơ thể tìm cách loại bỏ những bộ phận cấy ghép tim và phổi, và giúp một giải pháp được tiến xa hơn trong việc một phương thay thế phẫu thuật tim hở, theo thông tin do trường LVC cung cấp.
Vào năm 1993, ông là thành viên của một nhóm thực hiện ca cấy ghép gan và tim lần thứ bảy trên thế giới, mà bệnh nhân là cựu thống đốc Robert Casey của Pennsylvania.
Hiện nay ông đang làm việc cho Mayo Clinic tại Minnesota.
Tuy nhiên, những thành tựu mà ông Phạm Sĩ hãnh diện nhất sẽ không xuất hiện trong các cuốn sách lịch sử: đó là cung cấp các ca mổ cần thiết cho di dân, cho những người nghèo cư ngụ trong thành phố, và những người không có khả năng trả tiền giải phẫu.Chính ở đó, ông Phạm Sĩ cảm thấy như thể đã hoàn thành sứ mạng ban đầu của ông: là sửa chữa những cơ thể bị phá hỏng, giống như những cơ thể mà cuộc chiến Việt Nam đã tìm cách hủy hoại. Ông cũng có cơ hội để chăm sóc các cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam. Trong số đo có một đại tá về hưu, người đã giúp lập một trại tị nạn nơi mà ông Phạm Sĩ từng ở.
Vì ông đam mê giúp đỡ người bệnh, một trong những thách thức chuyên nghiệp lớn nhất của ông là đối phó với thất bại sau một ca mổ có mức rủi ro cao.
https://baomai.blogspot.com/ Ông nói, “Bạn phải nói chuyện với các người thân trong gia đình, bạn biết đấy, nói cho người thân biết rằng bệnh nhân không thể qua khỏi. Thật khó, rất khó. Bạn phải học cách đối phó với chuyện đó và rồi tiếp tục đi tới. Nếu không, chuyện đó có thể trở nên khó khăn về mặt tâm lý.”
Mấy năm sau khi đến Mỹ, ông Sĩ mới có thể gửi thư cho cha mẹ thông qua một người bạn sống ở Canada. Bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được nối lại vào cuối thập niên 1980, và trong thập niên 1990, ông đưa cha mẹ sang Mỹ để sống với ông trong một thời gian.Đến lượt ông dẫn con cái về Việt Nam và tới các quốc gia nghèo kém khác, để các con ông có thể hiểu được sự may mắn mà chúng có được ở đất nước Hoa Kỳ này.
https://baomai.blogspot.com/ 
Ông đã nhận được giải thưởng cựu sinh viên xuất sắc của LVC, tại một buổi lễ ngày 27 tháng Tư, và ông rất vui khi lãnh thưởng. Thực vậy, ông ghi nhận công lao của cả trường LVC lẫn cộng đồng Annville đã đón tiếp những người tị nạn trắng tay như ông.
Ông nói, “Dân chúng Mỹ rất rộng lượng, giúp đỡ rất nhiều.” Vị bác sĩ này hy vọng mọi thành công của ông sẽ khích lệ những di dân khác, để họ không bị nản lòng khi theo đuổi ước mơ của họ.Ông nói, “Mọi sự sẽ tốt đẹp hơn. Thời gian sẽ chữa lành nhiều vết thương.”

https://baomai.blogspot.com/

                                      Thân kính      
                         
                                       uc?export=download&id=0B8GvxiMENYkcMkRMeUhHdXpBSGc&revid=0B8GvxiMENYkcbEk5Z1JGLzBIZm5EWThVWVY1NVhNNGUweW53PQ
                                   Nguyễn Duy Tại