18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 23)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 20)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 15)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 19)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 33)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 33)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 27)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN, NĂM B SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Mc 1,21-28

31 Tháng Giêng 20216:15 CH(Xem: 633)

30-12ssLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN, NĂM B

SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Mc 1,21-28

Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

21 Tại thành Ca-phác-na-um, ngày sa-bát, Đức Giê-su vào hội đường và giảng dạy. 22 Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư.

23 Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên 24 rằng : “Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi ? Tôi biết ông là ai rồi : ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa !” 25 Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó : “Câm đi, hãy xuất khỏi người này !” 26 Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta. 27 Mọi người đều sững sờ đến nỗi họ bàn tán với nhau : “Thế nghĩa là gì ? Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh !” 28 Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Ga-li-lê.

SUY NIỆM-ĐẤNG UY QUYỀN

Trong các bộ phim kinh dị trên màn ảnh, chúng ta thường thấy các cảnh tượng trừ quỷ đầy rùng rợn và hãi hùng. Quỷ ám gây ra những ám ảnh kinh hoàng. Người trừ quỷ phải vất vả chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, thậm chí là hy sinh mạng sống, mới trừ được quỷ. Song, tất cả những thứ đó chỉ là kết quả của kỹ xảo điện ảnh.

Tin Mừng hôm nay đánh dấu việc bắt đầu sứ vụ rao giảng của Đức Giêsu. Ngay khi Người mở lời giảng dạy, dân chúng đã sửng sốt và nhận ra uy quyền của Người. Rồi, Người lại cứu chữa một người khỏi thần ô uế, với cùng một uy quyền như khi Người giảng dạy. Người trục xuất thần ô uế mà chỉ cần dùng lời ra lệnh. Còn dân chúng thì kinh ngạc về Người vì “giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền”. Ngày đó, Đấng thánh uy quyền của Thiên Chúa đã tỏ mình cho Israel, như có lời đã phán: “Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như ngươi để giúp chúng, Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho người ấy” (Đnl 18,18).

Loài người đã bị lôi kéo bởi quỷ thần, nên đã chiều theo tội lỗi, đánh mất hình ảnh của Thiên Chúa nơi bản thân, và trở nên mặc cảm bởi mình xấu xa. Với lòng thương xót, Đức Giêsu uy quyền đã đến để cứu thoát loài người khỏi xiềng xích của ma quỷ. Phần chúng ta, chúng ta được mời gọi từ bỏ những đam mê tội lỗi mà trở về sống trong tương quan với Chúa, hầu xứng đáng với danh hiệu con cái Người.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, chúng con xin cảm tạ Ngài, vì Ngài đã dùng quyền năng mà cứu chuộc chúng con. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô: Thánh Kinh là nơi Thiên Chúa gặp gỡ con người

Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung trực tuyến sáng thứ Tư 27/1, Đức Thánh Cha đã suy tư về tầm quan trọng của Kinh Thánh trong đời sống cầu nguyện. Ngài giải thích về phương pháp cầu nguyện "lectio divina" - cầu nguyện bằng Kinh Thánh.

Sách Giáo lý khuyến khích các tín hữu cầu nguyện bằng việc đọc Kinh Thánh, để có cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và chính chúng ta. Là lời hằng sống, Kinh Thánh nói với chúng ta ở thời điểm và nơi chốn hiện tại của cuộc sống chúng ta, chiếu sáng cho những tình cảnh mới, mang lại những hiểu biết mới mẻ và thường thách thức lối suy nghĩ và nhìn thế giới theo thói quen của chúng ta.

Đức Thánh Cha giải thích về việc thực hành lectio divina – cầu nguyện bằng Kinh Thánh: đọc chậm rãi một đoạn Kinh Thánh, rồi suy niệm bản văn theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, để Chúa nói với chúng ta qua một từ, một câu hay một hình ảnh cụ thể. Kết quả của cuộc đối thoại trong cầu nguyện này là việc chiêm niệm, thinh lặng nghỉ ngơi trong ánh nhìn yêu thương của Chúa Cha. Và Kinh Thánh trở thành nguồn bình an, sự khôn ngoan và sức mạnh vô tận khi chúng ta trưởng thành trong đức tin và thể hiện nó một cách cụ thể trong việc bác ái và phục vụ tha nhân.

Kinh Thánh được viết cho mỗi người chúng ta

Mở đầu bài giáo lý Đức Thánh Cha nhận định: Những lời Sách Thánh không được viết để bị giam cầm trên các mảnh giấy cói, giấy da hay giấy, nhưng để được đón nhận bởi một người cầu nguyện và làm cho chúng nảy mầm trong lòng người đọc. Sách Giáo lý khẳng định: “kinh nguyện phải đi đôi với việc đọc Thánh Kinh, để có sự đối thoại giữa Thiên Chúa và con người” (số 2653). Câu Kinh Thánh đó cũng được viết cho tôi, cách đây hàng hàng thế kỷ, để mang lời của Chúa đến cho tôi. Kinh nghiệm này xảy đến với mọi tín hữu: một đoạn Kinh Thánh, đã được nghe nhiều lần, bất ngờ, một ngày nào đó, nói với tôi và soi sáng cho hoàn cảnh mà tôi đang sống.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng điều cần thiết là “tôi, ngày hôm đó, có mặt trong cuộc hẹn với Lời đó. Mỗi ngày Chúa đi qua và gieo một hạt thóc vào trong mảnh đất đời sống của chúng ta. Chúng ta không biết hôm nay Chúa sẽ gặp thấy mảnh đất khô cằn, gai góc hay mảnh đất tốt làm cho hạt giống đó mọc lên (x. Mc 4,3-9). Để cho Sách Thánh trở thành Lời hằng sống của Thiên Chúa thì tùy thuộc nơi chúng ta, tùy vào việc chúng ta cầu nguyên, tùy vào tấm lòng cởi mở của chúng ta khi đến với Sách Thánh.

Chúng ta là “những nhà tạm” của Lời Chúa

Đức Thánh Cha lưu ý: Qua việc cầu nguyện, có một cuộc nhập thể mới của Lời xảy ra. Và chúng ta là “những nhà tạm” nơi lời của Thiên Chúa muốn được chào đón và được lưu giữ, để có thể viếng thăm thế giới. Đây là lý do tại sao chúng ta phải tiếp nhận Kinh Thánh mà không có những động cơ cá nhân, không lợi dụng nó. Người tín hữu không tìm trong Thánh Kinh sự ủng hộ quan điểm triết học và đạo đức của riêng mình, nhưng vì họ hy vọng một cuộc gặp gỡ; người tín hữu biết rằng lời Chúa đã được viết trong Chúa Thánh Thần, và do đó chúng phải được đón nhận và hiểu biết trong cùng Thánh Thần đó, để cuộc gặp gỡ có thể xảy ra.

Đức Thánh Cha chia sẻ rằng ngài cảm thấy hơi khó chịu khi nghe các Ki-tô hữu đọc Kinh Thánh như những con vẹt. Bạn có gặp Chúa với câu Kinh Thánh đó không? Đó không chỉ là vấn đề thuộc lòng nhưng là vấn đề ghi nhớ bằng con tim, điều đưa bạn đến cuộc gặp gỡ với Chúa. Lời đó, câu đó, đưa bạn đến gặp gỡ với Chúa.

Ân sủng và sức mạnh của Lời Chúa

Do đó chúng ta đọc Sách Thánh bởi vì Sách Thánh “đọc chúng ta”. Đức Thánh Cha giải thích: Để có thể nhận ra chính mình trong đoạn sách này hay nhân vật kia, trong hoàn cảnh này hay hoàn cảnh kia, đó là một ân sủng. Kinh Thánh không được viết cho một nhân loại chung chung, nhưng cho chúng ta, những người nam và người nữ bằng xương bằng thịt, cho tôi. Và lời của Thiên Chúa, được Chúa Thánh Thần truyền vào chúng ta, khi được đón nhận với tấm lòng cởi mở, sẽ không để cho mọi sự vẫn như trước đó, nhưng thay đổi chúng. Đây là ân sủng và sức mạnh của Lời Chúa.

“Lectio divina”

Tiếp tục bài giáo lý, Đức Thánh Cha nhận định: Truyền thống Ki-tô giáo rất phong phú về kinh nghiệm và suy tư cầu nguyện với Sách Thánh. Đặc biệt, phương pháp “Lectio divina” đã được hình thành; nó xuất phát từ môi trường đan tu, nhưng bây giờ cũng được thực hành bởi các tín hữu thường xuyên tham gia các sinh hoạt giáo xứ.

Đức Thánh Cha giải thích: Trước hết là đọc đoạn Kinh Thánh cách chăm chú: tôi muốn nói là đọc với sự “vâng phục” bản văn, để hiểu tự bản văn có ý nghĩa gì. Tiếp đến, là đối thoại với Sách Thánh, để những lời đó trở thành nguyên nhân cho việc suy niệm và cầu nguyện: luôn luôn bám chặt lấy bản văn, bắt đầu tự hỏi mình về điều bản văn “nói với chúng ta”. Đây là một bước rất tinh tế, chúng ta không được vội vã sa vào những cách giải thích chủ quan, nhưng chúng ta phải là một thành phần của cách thức sống động của Truyền thống, điều liên kết mỗi chúng ta với Sách Thánh. Bước cuối cùng của Lectio divina là chiêm niệm. Những lời nói và ý tưởng ở đây sẽ dẫn đến tình yêu, như giữa những người yêu nhau, đôi khi nhìn nhau trong im lặng. Văn bản Kinh thánh vẫn ở đó, nhưng giống như một tấm gương, giống như một bức ảnh để người ta chiêm niệm.

Lời Chúa là nguồn bình an

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Qua việc cầu nguyện, Lời Chúa đến cư ngụ trong chúng ta và chúng ta ở trong Lời Chúa. Lời Chúa soi sáng những dự định tốt đẹp và củng cố các việc làm; ban cho chúng ta sức mạnh và sự an bình, và cả khi chúng ta gặp thử thách, Lời Chúa cũng ban cho chúng ta sự bình an. Trong những ngày bối rối khó hiểu, Lời Chúa đảm bảo cho trái tim có sự tự tin và tình yêu thương cốt yếu, bảo vệ nó khỏi sự tấn công của ma quỷ.

Các thánh lưu là bản sao của Kinh Thánh nhờ dấu ấn của Kinh Thánh trong cuộc đời các ngài

Như thế Lời Chúa “nhập thể” nơi người đón nhận nó trong kinh nguyện. Có một bản văn cổ nói đến trực giác rằng các Ki-tô hữu được đồng nhất hoàn toàn với Lời Chúa đến nỗi, dù cho tất cả Kinh Thánh trên thế giới bị đốt, thì bản sao của nó vẫn được lưu lại qua vết tích mà Kinh Thánh để lại trong cuộc đời các thánh.

Đức Thánh Cha kết luận: Cuộc sống của Ki-tô hữu là một tác phẩm của sự vâng phục đồng thời của sự sáng tạo. Một Ki-tô hữu tốt phải vâng phục nhưng phải sáng tạo. Chúa Giêsu đã nói ở cuối một trong những dụ ngôn của Người: “Bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ.” (Mt 13, 52). Sách Thánh là một kho tàng vô tận. Xin Chúa ban cho chúng ta, qua cầu nguyện, biết ngày càng rút ra từ kho tàng đó thêm nhiều điều quý giá.

Hồng Thủy - Vatican News