26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 24)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 50)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 58)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 51)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 64)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 72)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 65)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...
21 Tháng Ba 20241:09 CH(Xem: 56)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie Nữ Tu Natalie Kovacsics (1901-1992) thuộc Dòng Chúa Chiên Lành Thánh Magdalene. Bà cũng được biết đến là Nữ Tu Natalia Magdolna. Bà sinh vào ngày 31/1/1901 tại gần vùng Pozsony mà nay thuộc về thành phố Bratislava, nước Slovakia. Đó là vùng thuộc về Đế Quốc...
21 Tháng Ba 202411:39 SA(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Khi Chúa hiện ra với bà nha sĩ Gloria Polothì Chúa Kito đã giải thích về chương trình của Chúa dành cho mỗi gia đình như sau: "Mỗi khi một trẻ thơ được thụ thai trong cung lòng người mẹ thì các thiên thần nhẩy múa trên Thiên Đàng trước một tạo vật mới này." Bằng việc bảo vệ sự sống, chúng ta bắt chước...
21 Tháng Ba 202411:10 SA(Xem: 55)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Một nhà thần bí nổi tiếng là Sr. Natalia Magdolna (1901-1992) có mối liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Maria. Vì thế mà Mẹ luôn đến thăm viếng và nsoi chuyện với bà. Đức Mẹ còn tiết lộ cho bà biết về những gì sẽ xẩy đến cho thời đại mà chúng ta đang sống.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ BA, 29 tháng 12 SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : 1 Ga 2,3-11

28 Tháng Mười Hai 20206:59 CH(Xem: 629)

simeonLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
THỨ BA, 29 tháng 12
SỐNG LỜI CHÚA
Bài đọc :

Bài đọc 1 : 1 Ga 2,3-11

Ai yêu thương anh em mình thì ở lại trong ánh sáng.

Bài trích thư thứ nhất của thánh Gio-an tông đồ.

3Anh em thân mến,
căn cứ vào điều này,
chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa :
đó là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người.
4Ai nói rằng mình biết Người
mà không tuân giữ các điều răn của Người,
đó là kẻ nói dối, và sự thật không ở nơi người ấy.

5Còn hễ ai giữ lời Người dạy,
nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo.
Căn cứ vào đó,
chúng ta biết được mình đang ở trong Thiên Chúa.
6Ai nói rằng mình ở lại trong Người,
thì phải đi trên con đường Đức Giê-su đã đi.

7Anh em thân mến,
đây không phải là một điều răn mới
tôi viết cho anh em, nhưng là một điều răn cũ
mà anh em đã có ngay từ lúc khởi đầu.
Điều răn cũ ấy là lời mà anh em đã nghe.
8Nhưng đó cũng là một điều răn mới
tôi viết cho anh em, -điều ấy thật là thế
nơi Đức Giê-su và nơi anh em-,
bởi vì bóng tối đang qua đi và ánh sáng thật đã tỏ rạng.

9Ai nói rằng mình ở trong ánh sáng
mà lại ghét anh em mình, thì vẫn còn ở trong bóng tối.
10Ai yêu thương anh em mình thì ở lại trong ánh sáng,
và nơi người ấy không có gì nên cớ vấp phạm.
11Nhưng ai ghét anh em mình thì ở trong bóng tối
và đi trong bóng tối mà chẳng biết mình đi đâu,
vì bóng tối đã làm cho mắt người ấy ra mù quáng.

Đáp ca : Tv 95,1-2a.2b-3.5b-6 (Đ. c.11a)

Đ. Trời vui lên, đất hãy nhảy mừng.

1Hát lên mừng Chúa một bài ca mới,
hát lên mừng Chúa, hỡi toàn thể địa cầu !
2aHát lên mừng Chúa, chúc tụng Thánh Danh !

Đ. Trời vui lên, đất hãy nhảy mừng.

2bNgày qua ngày, hãy loan báo ơn Người cứu độ,
3kể cho muôn dân biết Người thật là vinh hiển,
cho mọi nước hay những kỳ công của Người.

Đ. Trời vui lên, đất hãy nhảy mừng.

5bĐức Chúa là Đấng sáng tạo trời cao.
6Trước thiên nhan, toàn uy phong rực rỡ,
trong thánh điện, đầy dũng lực huy hoàng.

Đ. Trời vui lên, đất hãy nhảy mừng.

Tung hô Tin Mừng : Lc 2,32

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Đức Ki-tô là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ít-ra-en Dân Chúa. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Lc 2,22-35

Ánh sáng soi đường cho dân ngoại.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

22 Khi đã đủ thời gian, đến ngày các ngài phải được thanh tẩy theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa, 23 như đã chép trong Luật Chúa rằng : “Mọi con trai đầu lòng phải được thánh hiến, dành riêng cho Chúa”. 24 Ông bà cũng lên để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. 25 Hồi ấy ở Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-ôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. 26 Ông đã được Thánh Thần linh báo là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa. 27 Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để làm điều người ta quen làm theo luật dạy, 28 thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng :

29“Muôn lạy Chúa, giờ đây
theo lời Ngài đã hứa,
xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
30Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
31Chúa đã dành sẵn cho muôn dân :
32Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài.”

33 Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những điều người ta nói về Người. 34 Ông Si-mê-ôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi : “Cháu bé này được đặt làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. 35 Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà. Như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra.”

SUY NIỆM-NGÔI LỜI Ở GIỮA CHÚNG TA

Sách có chép: Xưa kia khi dân Chúa đi qua sa mạc để vào Đất Hứa, vinh quang Thiên Chúa đã ngự nơi Nhà Tạm, nơi Khám Giao Ước (x.Xh 40, 34- 38) để dẫn dắt họ; khi vào Đất Hứa, dân Chúa xây Đền Thờ Giêrusalem để kính Đức Chúa, thì vinh quang Người ngự nơi Đền Thờ.


Có thể nói, Vinh Quang Thiên Chúa giờ đây không còn ở trên trời cao nữa, nhưng đã “trở nên xác phàm” để nhân loại mọi thời, mọi nơi có thể đụng chạm và cảm nếm một cách thiết thực sự hiện diện tỏ tường của Người.


Vinh Quang Thiên Chúa giờ đây đã thành xương thành thịt và không chỉ chiếu tỏa trên dân Do Thái mà thôi, nhưng còn chiếu rọi vào mọi ngóc ngách của thực tại trần gian, như cụ già Simêon đã thốt lên: “Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa dành sẵn cho muôn dân: Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Israel Dân Ngài”.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con nhận ra ánh sáng vinh quang của Thiên Chúa vẫn đang hướng dẫn chúng con đi vào nẻo đường cứu độ. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Trong hang đá Chúa Giê-su tỏ cho chúng ta thấy sự dịu dàng của Thiên Chúa


Trong buổi tiếp kiến chung sáng 23/12/2020, Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu cử hành lễ Giáng sinh với đức tin chứ không phải là lễ hội tình cảm hay cơ hội mua sắm. Đức Thánh Cha cầu chúc rằng khi suy tư và cầu nguyện trước hang đá Giáng sinh, chúng ta ý thức hơn về sự gần gũi và tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa, và ngài xin Chúa Giê-su giáng sinh lần nữa trong mỗi người chúng ta để bằng cuộc sống của mình, chúng ta có thể mang niềm vui và hy vọng mới cho tất cả mọi người.


Trong buổi tiếp kiến chung trực tuyến sáng thứ Tư 23/12, khi lễ Giáng sinh đã rất gần, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng bài giáo lý trong buổi tiếp kiến chung này để nhắc các tín hữu về ý nghĩa của lễ Giáng sinh và để chúc mừng Giáng sinh.


Đức Thánh Cha nói rằng các mục đồng đã nghe các thiên thần loan báo tin vui Chúa giáng sinh và họ đã lên đường tiến về Bê-lem để tìm kiếm và gặp gỡ Chúa Giê-su, ánh sáng vĩnh cửu của Thiên Chúa chiếu tỏa trên thế giới. Ngài nhắc rằng lễ Giáng sinh mời gọi chúng ta vượt qua não trạng thế gian thường khiến chúng ta mù quáng, để hiểu được điều cốt lõi trong đức tin của chúng ta: Ngôi Lời đã mặc lấy xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng kế hoạch vĩnh cửu của Thiên Chúa giao thoa với lịch sử của chúng ta và mở ra con đường cho một tương lai tốt đẹp hơn. Năm nay giữa đại dịch toàn cầu, lễ Giáng sinh có thể giúp chúng ta nhận được niềm hy vọng mà Chúa Giê-su Hài Nhi mang lại cho chúng ta.


Giáng sinh: ngọn lửa vĩnh cửu mà Thiên Chúa đã nhóm lên trên thế giới


Trong bài giáo lý này, khi Lễ Giáng Sinh đến gần, tôi muốn gợi lên cho anh chị em một vài suy tư để chuẩn bị cử hành lễ Giáng Sinh. Trong Phụng vụ Lời Chúa lễ Đêm Giáng sinh, lời sứ thần loan báo cho các mục đồng vang lên: "Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người : anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ. ” (Lc 2,10-12). Theo gương các mục đồng, chúng ta cũng đi đến Bê-lem cách thiêng liêng, đến nơi Đức Maria đã hạ sinh Hài Nhi trong chuồng gia súc, “bởi vì họ không tìm được chỗ trong nhà trọ" (Lc 2,7).


Đức Thánh Cha lưu ý: Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ hoàn vũ, và ngay cả những người không tin cũng cảm nhận được sức thu hút của ngày lễ này. Tuy nhiên, Ki-tô hữu biết rằng Lễ Giáng Sinh là một sự kiện quyết định, một ngọn lửa vĩnh cửu mà Thiên Chúa đã nhóm lên trên thế giới, và không được nhầm lẫn nó với những thứ phù du.


Đừng biến lễ Giáng sinh thành một lễ hội của tình cảm hoặc chủ nghĩa tiêu thụ


Do đó ngài nhắc nhở: Điều quan trọng là không biến lễ Giáng sinh thành một lễ hội của tình cảm hoặc chủ nghĩa tiêu thụ. Chúa Nhật vừa qua tôi đã lưu ý đến vấn đề này khi nhấn mạnh rằng chủ nghĩa tiêu thụ đã cướp đi Giáng sinh khỏi chúng ta. Lễ Giáng sinh không được bị giảm thiểu thành lễ hội về tình cảm hay tiêu thụ, đầy quà tặng và những lời cầu chúc nhưng nghèo đức tin Ki-tô và nghèo cả về tình người. Vì vậy, cần phải dứt bỏ thứ não trạng thế gian, không thể nắm bắt được cốt lõi rực sáng của đức tin chúng ta: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1,14). Đây chính là trọng tâm của lễ Giáng sinh, là chân lý của lễ Giáng sinh.


Lòng nhân từ của Chúa thắng vượt thất bại của con người


Đức Thánh Cha giải thích về ý nghĩa của việc cử hành lễ Giáng sinh: Một mặt, lễ Giáng sinh mời gọi chúng ta suy tư về bi kịch lịch sử, trong đó con người, bị tổn thương bởi tội lỗi, đang không ngừng tìm kiếm chân lý, lòng thương xót, sự cứu chuộc; và mặt khác, mời gọi suy tư về lòng nhân từ của Thiên Chúa, Đấng đã đến gặp gỡ chúng ta để thông truyền cho chúng ta Chân lý cứu rỗi và cho chúng ta tham dự vào tình bạn và sự sống của Người.

Ngài nói tiếp: Món quà ân sủng này hoàn toàn là ân sủng, chúng ta không có công trạng gì. Tất cả là ân sủng và chúng ta nhận được nó thông qua sự đơn giản và tính nhân văn của lễ Giáng sinh; những điều này có thể xóa bỏ khỏi trái tim và tâm trí của chúng ta sự bi quan hiện nay đã lan rộng do đại dịch. Chúng ta có thể vượt qua cảm giác hoang mang đáng lo ngại đó, không để mình bị choáng ngợp bởi những thất bại và sai lỗi, khi nhận thức rằng Hài nhi khiêm nhường và nghèo khó, ẩn mình và không thể tự vệ, là chính Thiên Chúa, đã trở nên người phàm vì chúng ta.


Qua Chúa Giê-su Thiên Chúa là một người giữa chúng ta


Đức Thánh Cha nhắc lại một đoạn nổi tiếng của Hiến chế về Giáo hội trong thế giới ngày nay, trong đó Công đồng Vatican II nói với chúng ta rằng sự kiện này liên quan đến mỗi người chúng ta: “Bởi vì, chính Con Thiên Chúa khi nhập thể, một cách nào đó đã kết hợp với tất cả mọi người. Người đã làm việc với bàn tay con người, đã suy nghĩ bằng trí óc con người, đã hành động với ý chí con người, đã yêu mến bằng quả tim con người. Sinh bởi Đức Trinh nữ Maria, Người đã thực sự trở nên một người giữa chúng ta, giống chúng ta mọi sự, ngoại trừ tội lỗi” (Vui mừng và Hy vọng 22). Chúa Giê-su đã giáng sinh cách đây hai ngàn năm, nhưng liên quan đến mỗi người chúng ta. Chúa là một người trong chúng ta: Thiên Chúa, trong Chúa Giê-su, là một người trong chúng ta.


Thực tế này mang lại cho chúng ta rất nhiều niềm vui và rất nhiều can đảm. Đức Thánh Cha giải thích: Thiên Chúa không nhìn chúng ta từ trên cao, từ xa, không đi ngang qua chúng ta, không thối lui vì sự khốn khổ của chúng ta, không chỉ khoác lên mình một thân xác theo dáng vẻ bên ngoài, nhưng hoàn toàn nhận lấy bản tính và thân phận con người của chúng ta. Người không từ chối điều gì, ngoại trừ tội lỗi: tất cả nhân loại đều ở trong Người. Người đã nhận lấy tất cả mọi điều như chúng ta, như thể trở nên giống chúng ta. Đây là điều cần thiết để hiểu được đức tin Ki-tô giáo.


“Sự yếu ớt” của Chúa Giêsu bày tỏ tình yêu Thiên Chúa


Đức Thánh Cha nhắc lại hành trình hoán cải của thánh Augustinô, được viết trong cuốn Tự Thú: "Tôi chưa đủ khiêm nhường để có nắm chặt lấy Chúa của tôi, Chúa Giêsu khiêm nhường, và tôi cũng chưa biết những lời giáo huấn về sự yếu ớt của Người" (Tự Thú VII, 8). Đức Thánh Cha nhận xét: “Sự yếu ớt” của Chúa Giêsu là một “giáo huấn”! Bởi vì nó bày tỏ cho chúng ta thấy tình yêu của Thiên Chúa. Lễ Giáng sinh là lễ của Tình yêu nhập thể, của tình yêu đã sinh ra vì chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu Kitô là ánh sáng của loài người chiếu sáng trong bóng tối, mang lại ý nghĩa cho sự tồn tại của con người và cho toàn bộ lịch sử.


Thinh lặng suy niệm trước hang đá Chúa giáng sinh


Kết thúc bài giáo lý, Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, chớ gì những suy tư ngắn gọn này có thể giúp chúng ta mừng lễ Giáng sinh với ý thức sâu sắc hơn. Và ngài kêu gọi: Nhưng có một cách khác để chuẩn bị, mà tôi muốn nhắc anh chị em và tôi, và điều này nằm trong tầm tay của mọi người: hãy thinh lặng suy niệm một chút trước hang đá Chúa giáng sinh. Hang đá là một bài giáo lý về thực tại đã xảy ra ngày hôm ấy vào năm đó, điều chúng ta đã nghe trong Tin Mừng. Vì lý do này, năm ngoái tôi đã viết một Tông thư, sẽ tốt nếu chúng ta đọc lại nó. Tông thư có tựa đề Admirabile signum - Dấu chỉ tuyệt vời.

Tại trường học của Thánh Phanxicô Assisi, chúng ta có thể trở thành những đứa trẻ nhỏ bé khi dừng lại để chiêm ngưỡng hang đá Chúa Giáng Sinh, và để sự kinh ngạc tái sinh trong chúng ta theo cách "tuyệt vời" mà Chúa muốn đến trong thế giới. Chúng ta hãy xin ơn biết ngạc nhiên: trước mầu nhiệm này, trước thực tại thật dịu dàng, tốt đẹp, gần gũi với trái tim chúng ta, xin Chúa ban cho chúng ta ơn ngạc nhiên, để gặp Người, để chúng ta đến gần Người, để chúng ta đến gần tất cả anh chị em.

Sự dịu dàng của Thiên Chúa tỏ hiện nơi Chúa Hài Đồng

Đức Thánh Cha chia sẻ: Hôm nọ khi nói chuyện với một vài nhà khoa học, họ nói về trí thông minh nhân tạo và robot... có những robot được được lập trình cho mọi người và mọi thứ, và điều này vẫn tiếp diễn. Và tôi nói với họ: "Nhưng điều gì mà người máy không bao giờ có thể làm được?". Họ suy nghĩ, họ đưa ra những đề xuất, nhưng cuối cùng họ đồng ý ở một điều: sự dịu dàng. Điều này các robot không thể làm được.

Ngài nói tiếp: Và đây là điều Chúa mang đến cho chúng ta ngày nay: một cách thế tuyệt vời mà Chúa muốn đến trong thế giới, và điều này làm cho sự dịu dàng tái sinh trong chúng ta, sự dịu dàng của con người gần giống với sự dịu dàng của Thiên Chúa. Và ngày nay chúng ta rất cần sự dịu dàng, rất cần sự vuốt ve của con người, khi đối mặt với rất nhiều đau khổ! Nếu đại dịch buộc chúng ta phải xa nhau hơn, thì Chúa Giêsu, trong hang đá, chỉ cho chúng ta cách dịu dàng để ở gần, để làm người. Chúng ta hãy đi theo con đường này. Chúc anh chị em lễ Giáng sinh vui tươi!

Hồng Thủy - Vatican News