26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 25)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 51)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 58)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 51)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 64)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 72)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 65)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...
21 Tháng Ba 20241:09 CH(Xem: 56)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie Nữ Tu Natalie Kovacsics (1901-1992) thuộc Dòng Chúa Chiên Lành Thánh Magdalene. Bà cũng được biết đến là Nữ Tu Natalia Magdolna. Bà sinh vào ngày 31/1/1901 tại gần vùng Pozsony mà nay thuộc về thành phố Bratislava, nước Slovakia. Đó là vùng thuộc về Đế Quốc...
21 Tháng Ba 202411:39 SA(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Khi Chúa hiện ra với bà nha sĩ Gloria Polothì Chúa Kito đã giải thích về chương trình của Chúa dành cho mỗi gia đình như sau: "Mỗi khi một trẻ thơ được thụ thai trong cung lòng người mẹ thì các thiên thần nhẩy múa trên Thiên Đàng trước một tạo vật mới này." Bằng việc bảo vệ sự sống, chúng ta bắt chước...
21 Tháng Ba 202411:10 SA(Xem: 56)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Một nhà thần bí nổi tiếng là Sr. Natalia Magdolna (1901-1992) có mối liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Maria. Vì thế mà Mẹ luôn đến thăm viếng và nsoi chuyện với bà. Đức Mẹ còn tiết lộ cho bà biết về những gì sẽ xẩy đến cho thời đại mà chúng ta đang sống.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XXX THƯỜNG NIÊN, NĂM A SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Mt 22,34-40

24 Tháng Mười 20208:59 CH(Xem: 762)

cmc3LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

CHÚA NHẬT TUẦN XXX THƯỜNG NIÊN, NĂM A

SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Mt 22,34-40

Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, và yêu người thân cận như chính mình.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

34 Khi ấy, nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại. 35 Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng : 36 “Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất ?” 37 Đức Giê-su đáp : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. 38 Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất. 39 Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là : Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. 40 Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy.”

SUY NIỆM-YÊU THƯƠNG KHÔNG CÓ GIỚI HẠN

Có một câu chuyện về đại văn hào người Nga Tolstoy như sau: Khi nạn đói xảy đến trong đất nước, nhiều người rơi vào cảnh khó khăn và đói kém. Ngày kia, một người ăn xin nơi góc phố tiến tới gần Tolstoy. Tolstoy dừng lại, lục khắp mọi túi nhưng không tìm được đồng nào. Ông nói: “Xin đừng giận tôi, người anh em ạ, tôi không có đồng nào ở đây”. Người ăn xin ngước mặt đáp: “Ông gọi tôi là người anh em thì cũng là món quà lớn lắm rồi”.


Tình yêu thương không nhất thiết phải được biểu lộ bằng những hành động lớn lao, cao cả hay được đánh giá qua vật chất. Sự thương cảm, thấu hiểu tự nó cũng đã là một biểu hiện của tình yêu thương giữa con người với nhau. Nếu chúng ta đặt giới hạn cho tình yêu hay đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi thì đó không còn là tình yêu đích thực nữa. Một tình yêu đích thực sẽ đi xa hơn những so đo, tính toán tầm thường.


Yêu người là hoa trái phát sinh từ lòng mến Chúa. Có yêu người thì mới có thể mến Chúa, và ngược lại. Đức Giêsu đã hợp nhất hai giới luật: mến Chúa và yêu người. “Mến Chúa” sẽ tìm thấy và thể hiện được trọn vẹn ý nghĩa ở việc “yêu thương tha nhân”.


Giữa một xã hội đang loại trừ Thiên Chúa và thiếu tình người, liệu rằng chúng ta có can đảm sống triệt để giới răn “mến Chúa yêu người” hay không? Niềm tin vào Thiên Chúa là nguồn mạch mọi tình thương, sẽ giúp chúng ta tin vào tình người một cách chân thành và bền bỉ. Chính nhờ niềm tin đó, chúng ta sẽ can đảm dấn thân để trở nên chứng tá cho tình yêu đích thực của Thiên Chúa.


(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho Luật yêu thương của Chúa khắc sâu vào tâm hồn con, để làm nhòa đi những so đo, ích kỷ của bản thân, nhờ đó con có thể thực thi Luật yêu thương cách trọn vẹn trong cuộc sống. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Có cần xin lễ cho các thai nhi và các linh hồn mồ côi không?

Hỏi : Xin cha giải đáp ba thắc mắc sau đây : 1.Có cần xin lễ cầu cho các thai nhi bị giết vì phá thai không ? 2.Có cần xin lễ cầu cho các linh hồn mồ côi không ?


Trả lời :


1. Về việc cầu nguyện cho các thai nhi :


Các thai nhi là những bào thai đã bị giết trong lòng mẹ vì phá thai (abortion).


Đây là một tội ác phạm đến điều răn thứ Năm cấm giết người của Thiên Chúa đã truyền cho con người phải tuân giữ từ thời Cựu Ước cho đến nay.

Sự sống là quà tặng linh thánh (sacred gift) Thiên Chúa ban cho những người được mời sống ơn gọi gia đình để cộng tác với Chúa trong Chương Trình sáng tạo, tức là làm cho có thêm nhiều người trên trần thế này, như Chúa đã truyền cho Adam và Eva xưa kia. Lệnh truyền đó như sau: “hãy sinh sôi nẩy nở cho thật nhiều, cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất.” (St 1:28).


Để thi hành mệnh lệnh trên của Thiên Chúa, tuyệt đối cấm sát sinh vì bất cứ lý do gì. Phải tôn trọng sự sống từ khi được thụ thai (conception) cho đến cái chết tự nhiên (natural death) trên giường bệnh. Do đó, phá thai là giết chết một sự sống, dù mới được hình thành trong lòng mẹ 1, 2 tháng hay 8, 9 tháng. Đây là một tội ác phạm đến Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống của con người và mọi sinh vật trên trần thế này.

Vì thế, ai phạm tội phá thai hay giúp người khác phá thai có kết quả thì lập tức bị vạ tuyệt thông tiền kết (x. giáo luật số 1398) dành cho Đức Thánh Cha quyền tháo gỡ mà thôi. Nhưng đặc biệt trong Năm Thánh lòng thương xót đang diễn ra trong Giáo Hội cho đến ngày 20 tháng 11 năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép các linh mục trong toàn Giáo Hội được tha tội này cho các hối nhân để giúp họ nhận lại tình thương của Chúa, sau khi đã lỡ đánh mất vì phạm tội phá thai.

Riêng đối với các thai nhi bị giết, thì chắc chắn các thai nhi này hoàn toàn vô tội vì chưa được sinh ra, lớn lên và có thể phạm tội được. Tuy nhiên, chúng vẫn phải chịu hậu quả của tội nguyên tổ do Adam và Eva để lại, nhưng không được rửa tội để tẩy xóa hậu quả này thì đó hoàn toàn không phải lỗi của chúng. Đó là lỗi của kẻ đã giết chúng, không cho chúng cơ hội được sinh ra để được rửa tội. Vì không phải là lỗi của chúng, nên chắc chắn Chúa cũng không thể bắt lỗi các thai nhi bị giết về sự thiếu sót ngoài ý muốn này.

Vả lại, xin lễ chỉ có giá trị xin tha các hình phạt hữu hạn (temporal punishment) cho các linh hồn đang còn được thanh lọc trong Luyên Tội (Purgatory) chứ không có giá trị tha tội Tổ Tông và các tội cá nhân cho người còn sống hay đã qua đời. Như vậy, càng không có lý do để xin lễ cầu cho các thai nhi.

Các thai nhi bị giết oan uổng này chắc chắn vẫn được cứu rỗi nhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô. Cho nên, ta không cần phải lo cho phần rỗi của chúng, để phải xin lễ cầu cho chúng, như nhiều người không am hiểu đang làm. Tôi quả quyết là các thai nhi bị giết oan uổng nên được Chúa thương xót nhiều hơn để đón nhận vào chốn an nghỉ đời đời với Người. Kẻ có tội là những ai đã xin phá thai hay giúp người khác phá thai có kết quả. Các thai nhi là những nạn nhân đáng thương của những kẻ vô tâm, vô luân đã giết hại chúng, khiến chúng không có cợ hội được sinh ra làm con người trên trần thế này. Như thế, không cần phải xin lễ cầu cho chúng.

Các linh mục có bổn phận giải thích cho giáo dân để đừng nhận tiền xin lễ cầu cho các thai nhi như người ta đã và đang làm ở nhiều nơi.Thực hành này hoàn toàn không hợp lý xét theo đức tin, giáo lý và thần học của Giáo Hội.

2. Có linh hồn nào mồ côi không ?

Khi nói linh hồn mồ côi là nói theo suy nghĩ của người đời. Tức là nói đến các linh hồn không có thân nhân còn sống để cầu cho người thân đã mất.

Nhưng thực tế là Giáo Hội vẫn cầu xin cho mọi tín hữu đã ly trần trong mọi Thánh Lễ, dù không có ai xin lễ cầu cho các linh hồn này.

Sau đây là bằng cớ cụ thể :

Trong các Kinh Nguyện Tạ Ơn (Thánh Thể) I, II, III và IV đọc trong Thánh Lễ, Giáo Hội hằng ngày cầu chung cho các tin hữu đã ly trần như sau:

“Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã y trần trong tình thương của Chúa’

Xin cho hết thẩy được vào hưởng ánh sáng tôn nhân Chúa…” (KNTT II)

Dù không có ai xin lễ, thì linh mục vẫn đọc lời cầu xin trên đây để cầu cho tất cả mọi tín hữu đã ly trần, tuy không có ai xin lễ cầu cho họ.

Nếu có ai xin lễ cầu cho linh hồn nào, thì có thêm lời nguyện riêng như sau:

“Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là …. mà (hôm nay) Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa. Xin ban cho kẻ đã chết như Con Chúa thì cũng được sống lại như Người.”

Như thế rõ ràng cho thấy là Giáo Hội không chỉ cầu nguyện riêng cho những linh hồn có thân nhân còn sống xin lễ cầu cho, mà còn cầu nguyện chung cho hết mọi tín hữu đã ly trần trong đó có những linh hồn không có thân nhân còn sống xin lễ cầu cho.Nghĩa là không có linh hồn nào bị coi là “mồ côi” vì không có ai cầu nguyện cho cả.

Tóm lại, ai có lòng tốt xin lễ cầu cho các linh hồn đã ly trần thì đó là việc bác ái đáng khuyến khích. Nhưng đừng nói xin cầu cho các “linh hồn mồ côi”, vì thật ra không có linh hồn nào bị coi là mồ côi đúng nghĩa trong kinh nguyện của Giáo Hội.

Ước mong những giải đáp trên thỏa mãn các câu hỏi đặt ra.

Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn