22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 27)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 33)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 63)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 41)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 48)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 51)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 43)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ HAI TUẦN XXVII THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : Gl 1,6-12

04 Tháng Mười 20209:51 CH(Xem: 864)

4-10ssLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
THỨ HAI TUẦN XXVII THƯỜNG NIÊN
SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : Gl 1,6-12

Không có ai trong loài người đã truyền lại hay dạy cho tôi Tin Mừng, nhưng là chính Đức Ki-tô đã mặc khải.

Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Ga-lát.

6 Thưa anh em, tôi lấy làm ngạc nhiên, khi thấy anh em trở mặt mau lẹ như thế với Đấng đã kêu gọi anh em nhờ ân sủng của Đức Ki-tô, để theo một Tin Mừng khác. 7 Không có Tin Mừng nào khác đâu, mà chỉ có một vài kẻ phá rối anh em, và muốn làm xáo trộn Tin Mừng của Đức Ki-tô đó thôi. 8 Nhưng nếu có ai, kể cả chúng tôi, hoặc một thiên thần nào từ trời xuống, loan báo cho anh em Tin Mừng khác với Tin Mừng chúng tôi đã loan báo cho anh em, thì xin Thiên Chúa loại trừ kẻ ấy đi ! 9 Như tôi đã nói, và nay tôi xin nói lại : nếu có ai loan báo cho anh em một Tin Mừng khác với Tin Mừng anh em đã lãnh nhận, thì xin Thiên Chúa loại trừ kẻ ấy đi ! 10 Vậy, giờ đây tôi tìm cách lấy lòng người đời, hay lấy lòng Thiên Chúa ? Phải chăng tôi tìm cách làm đẹp lòng người đời ? Nếu tôi còn muốn làm đẹp lòng người đời, thì tôi không phải là tôi tớ của Đức Ki-tô.

11 Thật vậy, thưa anh em, tôi xin nói cho anh em biết : Tin Mừng tôi loan báo không phải là do loài người. 12 Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay dạy cho tôi Tin Mừng ấy, nhưng là chính Đức Giê-su Ki-tô đã mặc khải.

Đáp ca : Tv 110,1-2.7-8.9 và 10c (Đ. c.5b)

Đ. Giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi.

1Tôi xin hết lòng cảm tạ Chúa,
trong cộng đoàn chính nhân, giữa lòng đại hội.
2Việc Chúa làm quả thật lớn lao,
người mộ mến ra công tìm hiểu.

Đ. Giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi.

7Những công trình tay Chúa thực hiện
quả là chân thật và công minh.
Huấn lệnh Người ban đều chắc chắn,
8bền vững đến muôn đời muôn thuở,
căn cứ vào sự thật lẽ ngay.

Đ. Giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi.

9Người đem lại cho dân ơn giải thoát,
thiết lập giao ước đến muôn đời.
Tôn danh Người thánh thiêng khả uý.
10cMãi đến thiên thu còn vang tiếng ngợi khen Người.

Đ. Giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi.

Tung hô Tin Mừng : x. Ga 13,34

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Lc 10,25-37

Ai là người thân cận của tôi ?

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

25 Khi ấy, có người thông luật kia muốn thử Đức Giê-su mới đứng lên hỏi Người rằng : “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ?” 26 Người đáp : “Trong Luật đã viết gì ? Ông đọc thế nào ?” 27 Ông ấy thưa : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.” 28 Đức Giê-su bảo ông ta : “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.”

29 Tuy nhiên, ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng : “Nhưng ai là người thân cận của tôi ?” 30 Đức Giê-su đáp : “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. 31 Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy nạn nhân, ông tránh qua bên kia mà đi. 32 Rồi một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, thấy thế, cũng tránh qua bên kia mà đi. 33 Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới chỗ nạn nhân, thấy vậy thì động lòng thương. 34 Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu xức vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. 35 Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói : ‘Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.’ 36 Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp ?” 37 Người thông luật trả lời : “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” Đức Giê-su bảo ông ta : “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.”

SUY NIỆM-YÊU THA NHÂN NHƯ CHÍNH MÌNH

Một phóng viên nọ giả vờ làm người bị thương nằm bên vệ đường cùng với chiếc xe bị hư của ông. Có nhiều người đã đi qua mà không ra tay cứu giúp. Người phóng viên đã cẩn thận ghi các số xe đã chạy qua, rồi sau đó đến tận nhà từng người để phỏng vấn. Lạ thay, mỗi người đều có lý do của mình, nhưng chẳng ai nghĩ rằng mình một ngày kia có thể rơi vào hoàn cảnh như thế thì ai sẽ giúp mình?

Một hình ảnh tương tự được gặp thấy ở bài Tin Mừng hôm nay. Nhiều người đã vượt qua nạn nhân bị cướp mà không hề ra tay cứu giúp, kể cả tư tế và thầy Lêvi. Dĩ nhiên, mỗi người đều có lý do riêng, nhưng thực ra, đó chỉ là vỏ bọc cho trái tim vô cảm, thiếu lòng thương xót đồng loại.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta noi theo mẫu gương người Samari nhân hậu. Chung quanh chúng ta còn nhiều “nạn nhân”, người khốn khổ đang chờ chúng ta mở rộng bàn tay cứu giúp. Điều quan trọng là chúng ta có dám chấp nhận gặp rắc rối, phiền hà, chậm trễ công việc, thậm chí cả nguy hiểm, để ra tay cứu giúp hay không.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống mến Chúa, yêu người qua những hành động cụ thể với tha nhân. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Chính quyền thành phố San Francisco cho phép

100 người tham dự Thánh lễ trong nhà thờ

Ngày 29/9 Văn phòng thị trưởng San Francisco đã thông báo rằng bắt đầu từ thứ Tư 30/9, những nơi thờ tự được phép tổ chức các cử hành tôn giáo trong nhà với 25% sức chứa của cơ sở, tối đa 100 người.

Đức Tổng Giám mục Salvatore Cordileone của San Francisco cảm ơn thị trưởng, cũng như hàng ngàn giáo dân đã kiên trì yêu cầu cho họ được phép tham dự Thánh lễ.

Hôm Chúa Nhật trước đó, Đức cha Cordileone đã chủ sự buổi kiệu Thánh Thể với sự tham gia của hàng ngàn tín hữu Công giáo San Francisco để phản đối hạn chế nghiêm ngặt của chính quyền đối với các nơi thờ phượng.

Chính quyền cho biết quyết định được đưa ra dựa trên sự thay đổi về tình trạng nhiễm dịch của thành phố; San Francisco được thay đổi xếp hạng từ vùng đỏ, rủi ro đáng kể, sang cấp màu da cam, rủi ro trung bình.

Những hạn chế nghiêm ngặt đối với các cơ sở tôn giáo

Hôm 25/9, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã cảnh báo các quan chức San Francisco rằng các hạn chế của họ đối với việc thờ phượng công cộng trong thành phố có thể vi hiến.

Trước đó, thành phố cho phép chỉ một người thờ phượng tại một thời điểm ở những nơi thờ tự, bất kể quy mô của tòa nhà; trong khi đó, các cơ sở trong nhà khác lại được phép hiện diện nhiều người.

Cho đến ngày 14/9, việc thờ phượng công cộng trong thành phố bị giới hạn ở 12 người tham gia ở ngoài trời, trong khi các cử hành trong nhà bị cấm. Bắt đầu từ ngày 14/9, 50 người đã được phép tham dự các cử hành tôn giáo ngoài trời, trong khi mỗi lần chỉ được một người vào nơi thờ phượng để cầu nguyện.

Từ ngày 30/9

Bắt đầu từ ngày 30/9, các buổi thờ phượng ngoài trời có thể lên đến 200 người, trong khi số người tham dự cử hành tôn giáo trong nhà giới hạn ở 25% sức chứa của cơ sở và tối đa là 100 người. Ca hát hoặc đọc kinh trong nhà sẽ bị cấm, và “nơi thờ tự phải tiến hành kiểm tra sức khỏe của những người tham dự trước khi họ vào nơi cử hành.”

Đức tổng giám mục San Francisco vẫn cho rằng việc California giới hạn tối đa 100 người trong một cơ sở thờ phượng bất kể quy mô của tòa nhà vẫn là điều không công bằng. Chúng tôi muốn và chúng tôi có ý định thờ phượng Chúa một cách an toàn: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội, vệ sinh, thông gió và các quy trình an toàn khác. Nhưng chúng tôi sẽ không chấp nhận việc các tín hữu bị đối xử nghiêm khắc hơn các hoạt động thế tục tương đương khác.”

(CNA 29/09/2020)