28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 14)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 15)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 12)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 34)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 61)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 53)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 69)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ SÁU TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : Gv 3,1-11

24 Tháng Chín 20206:51 CH(Xem: 1072)

26-9LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
THỨ SÁU TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN
SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : Gv 3,1-11

Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời.

Bài trích sách Giảng viên.

1Ở dưới bầu trời này,
mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời :
2một thời để chào đời, một thời để lìa thế ;
một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây ;
3một thời để giết chết, một thời để chữa lành ;

một thời để phá đổ, một thời để xây dựng ;
4một thời để khóc lóc, một thời để vui cười ;
một thời để than van, một thời để múa nhảy ;
5một thời để quăng đá, một thời để lượm đá ;
một thời để ôm hôn, một thời để tránh hôn ;

6một thời để kiếm tìm, một thời để đánh mất ;
một thời để giữ lại, một thời để vất đi ;
7một thời để xé rách, một thời để vá khâu ;
một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng ;
8một thời để yêu thương, một thời để thù ghét ;
một thời để gây chiến, một thời để làm hoà.

9 Làm lụng vất vả thì được lợi lộc gì ? 10 Tôi nhìn thấy công việc mà Thiên Chúa giao cho con người phải gắng sức làm. 11 Thiên Chúa đã làm mọi sự hợp thời đúng lúc. Thiên Chúa cũng ban cho con người biết nhận thức về vũ trụ, tuy thế, con người cũng không thể nào hiểu hết được ý nghĩa công trình Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử.

Đáp ca : Tv 143,1a và 2abc.3-4 (Đ. c.1a)

Đ. Chúc tụng Chúa là núi đá cho tôi nương ẩn.

1aChúc tụng Chúa là núi đá cho tôi nương ẩn,
2abcChúa là đồng minh, là đồn luỹ che chở,
là thành trì bảo vệ, là Đấng giải thoát tôi.
Chúa là khiên mộc cho tôi ẩn núp.

Đ. Chúc tụng Chúa là núi đá cho tôi nương ẩn.

3Lạy Chúa, con người có là chi, mà Chúa cần biết đến ?
Phàm nhân đáng là gì, mà Chúa phải lưu tâm ?
4Ấy con người khác chi hơi thở,
vùn vụt tuổi đời tựa bóng câu.

Đ. Chúc tụng Chúa là núi đá cho tôi nương ẩn.

Tung hô Tin Mừng : Mc 10,45b

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Con Người đến để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Lc 9,18-22

Thầy là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa. Con Người phải chịu đau khổ nhiều.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

18 Hôm ấy, Đức Giê-su cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người, và Người hỏi các ông rằng : “Dân chúng nói Thầy là ai ?” 19 Các ông thưa : “Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, nhưng có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống lại.” 20 Người lại hỏi : “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” Ông Phê-rô thưa : “Thầy là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa.” 21 Nhưng Người nghiêm giọng truyền các ông không được nói điều ấy với ai.

22 Người còn nói : “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy.”


SUY NIỆM-TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN


Đức Giáo hoàng Phanxicô dạy: “Thập giá Đức Kitô chứa đựng tất cả tình yêu của Thiên Chúa. Nơi đó, ta có thể tìm thấy lòng nhân từ vô biên của Người”. Vì thế, đừng sợ tuyên xưng đức tin của mình vào Chúa.


Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu muốn hỏi các môn đệ: “Anh em bảo Thầy là ai?” Câu hỏi này không dễ trả lời, vì câu trả lời phải mang hai yếu tố: nói lên căn tính của Đức Giêsu và nói lên niềm xác tín của mỗi người. Câu trả lời của Phêrô: “Thầy là Đấng Kitô” vén mở cho ta biết Đức Giêsu là ai; Người là vị Tôi Trung phải chịu đau khổ, bị giết để cứu vớt nhân loại.


Hôm nay, trong từng giây phút của cuộc đời, chúng ta thường tự hỏi: “Đức Giêsu là ai?”. Quả thật, khi thành công, chúng ta thường trả lời cách xác tín: Chúa là Đấng làm chủ cuộc đời tôi. Nhưng khi gặp thất bại hay đau khổ, ta không ý thức được Đức Giêsu vẫn luôn đồng hành trong cuộc đời mình.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con sức mạnh, để chúng con dám tuyên xưng niềm tin vào Chúa trong cuộc sống hằng ngày, dù gặp bất cứ trở ngại hay khó khăn nào. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Nguyên tắc phụ đới là mỗi người có vai trò trong việc chữa lành xã hội


Làm thế nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay? Đức Thánh Cha trả lời rằng mỗi người hãy đảm nhận trách nhiệm của mình trong việc chữa lành xã hội. Và ngài đề cao nguyên tắc phụ đới, trong đó mọi tầng lớp xã hội được tham gia và có vai trò đối với vận mệnh xã hội.


Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 23/9, Đức Thánh Cha tiếp tục suy tư về ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, dưới ánh sáng học thuyết xã hội của Giáo hội. Ngài đặc biệt suy tư về nguyên tắc phụ đới, nguyên tắc mà nhờ đó mọi giai cấp xã hội, từ nhà nước đến mọi cấp trung và thấp hơn, kể cả gia đình và Giáo hội, đều có vai trò của mình trong việc phục hồi cấu trúc xã hội.


Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Mỗi người trong chúng ta đều được kêu gọi đảm nhận trách nhiệm về phần việc của mình,” và ngài nhấn mạnh thực tế rằng chúng ta phải hướng tới tương lai và hoạt động vì một trật tự xã hội, trong đó phẩm giá và các khả năng của tất cả các thành viên được tôn trọng.

Chia sẻ trách nhiệm


Bắt đầu bài giáo lý, Đức Thánh Cha khẳng định: Để thoát khỏi một cuộc khủng hoảng như cuộc khủng hoảng hiện tại, cuộc khủng hoảng y tế và cũng đồng thời là khủng hoảng xã hội, chính trị và kinh tế, và trở nên tốt hơn, mỗi người chúng ta được mời gọi lãnh lấy trách nhiệm của mình, nghĩa là chia sẻ trách nhiệm. Chúng ta không chỉ gánh lấy trách nhiệm như những cá nhân riêng lẻ nhưng còn đi từ nhóm của chúng ta, từ vai trò chúng ta đảm nhận trong xã hội, từ các nguyên tắc của chúng ta, và nếu chúng ta là các tín hữu thì khởi đi từ niềm tin vào Thiên Chúa.


Một số người bị loại trừ


Đức Thánh Cha tố cáo rằng thường có nhiều người không thể tham gia vào việc tái lập công ích bởi vì họ bị gạt ra bên lề, bị loại trừ và bị bỏ qua; một số nhóm xã hội không thể đóng góp vào việc này bởi vì họ bị bóp nghẹt về kinh tế hay chính trị. Trong một vài xã hội, nhiều người không được tự do bày tỏ đức tin và các giá trị của chính họ, các ý tưởng của họ: nếu họ tự do bày tỏ quan điểm của mình thì họ sẽ bị đi tù. Ở những nơi khác, đặc biệt là ở thế giới phương Tây, nhiều người tự kìm nén xác tín đạo đức hoặc tôn giáo của họ. Nhưng làm như thế chúng ta không thể thoát ra khỏi đại dịch, hay không thể thoát khỏi đại dịch và trở nên tốt hơn, nhưng sẽ tệ hơn.


Đức Thánh Cha nói tiếp: Để tất cả chúng ta có thể tham gia vào việc chăm sóc và xây dựng lại các dân tộc của chúng ta, mỗi người phải có nguồn lực thích hợp để làm việc đó (x. Tóm tắt học thuyết xã hội của Giáo hội, 186). Sau cuôc suy thoái kinh tế năm 1929, Đức Giáo hoàng Pio XI đã giải thích việc tái lập nguyên tắc phụ đới là quan trọng như thế nào (x. TĐ. Quadragesimo anno, 79-80). Nguyên tắc này có tính năng động kép: từ trên xuống và từ dưới lên trên.


Nguyên tắc phụ đới

Từ trên xuống


Đức Thánh Cha giải thích: Một mặt, đặc biệt là trong thời gian thay đổi, khi các cá nhân, các gia đình, các hiệp hội nhỏ hay các cộng đoàn địa phương không thể đạt được các mục tiêu hàng đầu, thì các tầng lớp cao hơn của xã hội, như quốc gia, cần can thiệp để cung cấp các nguồn lực cần thiết để cho họ tiếp tục phát triển công việc. Ví dụ, do việc phong tỏa vì virus corona, nhiều người, gia đình và các hoạt động kinh tế đã và còn đang gặp những khó khăn nghiêm trọng, vì thế các tổ chức xã hội tìm cách giúp đỡ bằng những can thiệp phù hợp về xã hội, kinh tế, y tế ... đây là chức năng, là việc họ phải làm.


Từ dưới lên


Mặt khác, những người đứng đầu xã hội phải tôn trọng và thăng tiến các nhóm cấp trung và cấp thấp hơn. Trong thực tế, sự đóng góp của các cá nhân, các gia đình, các hiệp hội, các xí nghiệp, của tất cả các tổ chức trung gian và cả của Giáo hội có tính quyết định. Những tổ chức này, với nguồn lực văn hóa, tôn giáo, kinh tế của chính họ hay sự tham dự dân sự, tái tạo sức sống và củng cố thực thể xã hội. (x. Tóm tắt Học thuyết 185). Có nghĩa là, có sự cộng tác từ trên xuống dưới, từ nhà nước đến nhân dân và từ dưới lên trên, từ những tổ chức của nhân dân đi lên. Và đây chính xác là thực hiện nguyên tắc phụ đới.


Mọi người phải có cơ hội đảm nhận trách nhiệm của mình


Mọi người phải có cơ hội đảm nhận trách nhiệm của mình trong quá trình chữa lành xã hội của mình. Khi một số dự án được kích hoạt liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến một số nhóm xã hội nhất định, thì những nhóm này không thể bị loại ra ngoài, không được tham gia; sự khôn ngoan của họ không thể bị gạt sang một bên (x. Tông huấn Querida Amazonia [QA], 32; TĐ. Laudatosi ', 63).


Đức Thánh Cha đưa ra ví dụ: Một người đi giúp người nghèo. Người đó nói rằng sẽ dạy người nghèo, sẽ nói cho họ biết phải làm gì. Nhưng điều này không đúng. Bước đầu tiên là để người nghèo nói với mình họ sống thế nào, họ cần điều gì... Hãy để cho tất cả nói! Đó là cách nguyên tắc phụ đới hoạt động.


Nguyên tắc phụ đới không được tôn trọng


Và ngài lưu ý: Nhưng thật không may, sự bất công này thường xảy ra khi người ta chú trọng đến các lợi ích to lớn về kinh tế hoặc địa lý chính trị, ví dụ như một số hoạt động khai thác ở một số khu vực trên hành tinh (x. QA, 9.14). Tiếng nói của các dân tộc bản địa, nền văn hóa và quan điểm về thế giới của họ không được xem xét. Ngày nay, sự thiếu tôn trọng đối với nguyên tắc phụ đới đã lan rộng như một loại virus. Chúng ta hãy nghĩ đến các biện pháp hỗ trợ tài chính tuyệt vời được các quốc gia thực hiện. Các công ty tài chính lớn được lắng nghe nhiều hơn là người dân hoặc những người vận động nền kinh tế thực sự. Các công ty đa quốc gia được lắng nghe nhiều hơn các phong trào xã hội. Lắng nghe người quyền thế hơn là người nghèo thì không phải là cách thế nhân bản, không phải là con đường Chúa Giê-su dạy chúng ta, không thực hiện nguyên tắc phụ đới. Như thế chúng ta không để cho mọi người "giữ vai trò chính trong việc cứu thoát chính họ"[1].


Ngài đưa ra ví dụ: Trong tâm thức (tiềm thức hoặc vô thức) của một số chính trị gia hay một số nhân viên xã hội có phương châm này: mọi việc vì dân, không gì bằng dân. Nguyên tắc là ừ trên xuống dưới, nhưng lại không lắng nghe sự khôn ngoan của nhân dân, không thực hiện sự khôn ngoan này trong việc giải quyết vấn đề, trong trường hợp của chúng ta là ra khỏi khủng hoảng. Hoặc chúng ta cũng hãy nghĩ về việc điều trị virus: các công ty dược phẩm lớn được lắng nghe nhiều hơn là các nhân viên y tế, những người dấn thân ở tuyến đầu trong các bệnh viện hoặc trại tị nạn. Đây không phải là một cách thế đúng đắn. Tất cả mọi người cần được lắng nghe, người cấp cao cũng như người cấp thấp.


Tôn trọng quyền tự chủ và năng lực chủ động


Theo Đức Thánh Cha, nguyên tắc phụ đới phải được thực hiện, bằng việc tôn trọng quyền tự chủ và năng lực chủ động của tất cả mọi người, đặc biệt là những người rốt cùng, để thoát khỏi khủng hoảng và trở nên tốt hơn. Tất cả các bộ phận của cơ thể đều cần thiết và như thánh Phao-lô nói, những bộ phận có vẻ yếu hơn và kém quan trọng hơn, lại thực sự cần thiết nhất (x. 1Cr 12,22). Từ hình ảnh này, chúng ta có thể nói rằng nguyên tắc phụ đới cho phép mọi người đảm nhận vai trò của họ đối với việc chăm sóc và vận mệnh của xã hội.


Nguyên tắc phụ đới mang lại hy vọng


Ngài nói tiếp: Thực hiện nguyên tắc phụ đới mang lại hy vọng, hy vọng về một tương lai lành mạnh và công bằng hơn; và chúng ta cùng nhau xây dựng tương lai này, cùng nhau khao khát những điều lớn lao hơn, mở rộng tầm nhìn và lý tưởng của chúng ta.[2] Hoặc là tất cả cùng nhau hoặc là không hoạt động được. Hoặc là chúng ta cùng nhau làm việc để thoát khỏi khủng hoảng, mọi tầng lớp xã hội, hoặc chúng ta sẽ không bao giờ ra khỏi khủng hoảng. Ra khỏi khủng hoảng không có nghĩa là đánh bóng những tình huống hiện tại để chúng có vẻ đúng hơn một chút. Không. Ra khỏi khủng hoảng có nghĩa là thay đổi, và mọi người đều thay đổi thực sự, tất cả những người hình thành nên dân tộc. Tất cả các ngành nghề, tất cả. Và tất cả cùng nhau, tất cả trong cộng đồng. Nếu tất cả không làm điều đó, kết quả sẽ là không.


Khuyến khích các đóng góp từ cấp thấp


Đức Thánh Cha nhắc lại một bài giáo lý trước đây, trong đó liên đới được xem là con đường thoát khỏi khủng hoảng: nó liên kết chúng ta và cho phép chúng ta tìm ra những đề xuất vững chắc vì một thế giới lành mạnh hơn. Nhưng con đường liên đới này cần sự phụ đới. Ngài giải thích: Trên thực tế, không có liên đới thực sự nếu không có sự tham gia của xã hội, không có sự đóng góp của các cơ quan trung gian: gia đình, hiệp hội, hợp tác xã, tiểu thương, các thành phần của xã hội dân sự. Sự tham gia này giúp ngăn chặn và sửa chữa một số khía cạnh tiêu cực của việc toàn cầu hóa và hành động của các quốc gia, cũng như trong việc chăm sóc những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Những đóng góp “từ dưới lên” này phải được khuyến khích.

Một ví dụ là công việc của các tình nguyện viên trong cơn khủng hoảng. Các tình nguyện viên đến từ mọi thành phần xã hội, tình nguyện viên đến từ những gia đình giàu có nhất và những người đến từ những gia đình nghèo nhất. Nhưng tất cả, tất cả cùng nhau để ra khỏi khủng hoảng. Đây là sự liên đới và đây là nguyên tắc phụ đới.


Vai trò của nhiều người trong việc thoát khỏi đại dịch


Đức Thánh Cha nhắc lại: Trong thời gian phong tỏa, cử chỉ vỗ tay hoan hô các bác sĩ và y tá tự phát sinh ra như một dấu hiệu khích lệ và hy vọng. Nhiều người liều mạng sống và nhiều người đã hy sinh sự sống. Chúng ta hãy gửi lời hoan nghênh này đến mọi thành viên trong xã hội, vì sự đóng góp quý báu của họ, dù rất nhỏ. Chúng ta hãy vỗ tay hoan hô những người “bị loại bỏ”, những người mà nền văn hóa này xếp vào loại “bị vất bỏ”. Chúng ta hãy vỗ tay hoan hô người già, trẻ em, người khuyết tật, công nhân, tất cả những người phục vụ. Tất cả cộng tác để ra khỏi khủng hoảng. Nhưng chúng ta đừng chỉ dừng lại ở những tràng pháo tay!


Dám mơ những điều lớn lao hơn


Nhìn về tương lai, Đức Thánh Cha khuyến khích: Hy vọng là táo bạo, vì vậy chúng ta hãy khuyến khích bản thân ước mơ những điều lớn lao. Anh chị em, chúng ta hãy học mơ những điều lớn lao! Chúng ta đừng sợ mơ những điều đó, bằng cách tìm kiếm lý tưởng công lý và tình yêu xã hội được nảy sinh từ hy vọng. Chúng ta đừng cố gắng tái tạo lại quá khứ. Quá khứ đã qua, những điều mới mẻ chờ đợi chúng ta. Chúa đã hứa: “Ta sẽ làm cho mọi sự nên mới”. Chúng ta hãy khuyến khích nhau mơ những điều to lớn bằng cách tìm các lý tưởng, đừng cố tái dựng quá khứ, đặc biệt là quá khứ không công bằng và đau bệnh. Hãy xây dựng một tương lai nơi mà các chiều kích địa phương và toàn cầu làm cho nhau phong phú, nơi vẻ đẹp và sự giàu có của các nhóm nhỏ hơn, cả những nhóm người bị vất bỏ có thể phát triển bởi vì họ cũng có vẻ đẹp và nơi những người có nhiều hơn dấn thân phục vụ và cống hiến nhiều hơn cho những người có ít hơn.


[1] Sứ điệp Ngày Thế giới người Di dân và Tị nạn lần thứ 106 (13/5/2020)

[2] X. Bài nói chuyện với những người trẻ của Trung tâm Văn hóa Cha FélixVarela, LaHabana – Cuba, 20/9/2015.


Hồng Thủy - Vatican News