28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 10)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 11)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 10)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 33)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 60)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 53)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 69)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM A SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Mt 18,21-35

13 Tháng Chín 20206:52 CH(Xem: 1134)

3ngoi2LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
CHÚA NHẬT TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM A
SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Mt 18,21-35

Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

21 Khi ấy, ông Phê-rô đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng : “Thưa Ngài, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần ? Có phải đến bảy lần không ?” 22 Đức Giê-su đáp : “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.

23 “Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. 24 Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng. 25 Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y, vợ con y, cùng tất cả tài sản mà trả nợ. 26 Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống lạy lục : ‘Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết.’ 27 Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ. 28 Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo : ‘Trả nợ cho tao !’

29 Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống van xin : ‘Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh.’ 30 Nhưng y không chịu, cứ đi tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ. 31 Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. 32 Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo : ‘Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, 33 thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao ?’ 34 Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. 35 Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.”

SUY NIỆM-THA THỨ

Anita và người chồng Ronnie quyết định chuyển đến Libya để làm từ thiện. Ngày 05/12/2013, Ronnie bị một kẻ lạ mặt bắn chết. Sau đó, kẻ lạ mặt bị bắt. Trong bức thư của Anita gửi cho kẻ giết chồng mình, cô viết: “Tôi rất yêu chồng tôi, làm thế nào tôi có thể tha thứ cho bạn? Nhưng Chúa Giêsu dạy chúng ta ‘hãy yêu thương kẻ thù’ chứ không phải tìm cách trả thù họ.”

Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu muốn Phêrô tha thứ nhiều hơn những gì ông nghĩ là hoàn hảo, và Người còn cho biết lý do để tha thứ qua dụ ngôn Tên mắc nợ không biết thương xót.

Lý do thúc đẩy chúng ta tha thứ cho anh em mình phải xuất phát từ tình yêu vô biên của Thiên Chúa, chứ không phải vì anh em biết điều xin lỗi, cũng chẳng phải vì chúng ta cao thượng, nhân từ. Dụ ngôn cho thấy sự quảng đại của Thiên Chúa, khi Người sẵn sàng tha cho chúng ta “những món nợ” lớn gấp vạn lần “những món nợ” mà người anh em mắc nợ chúng ta. Vậy, tại sao chúng ta không thể tha thứ cho người anh em mình?

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Xin Chúa dạy chúng con biết quảng đại tha thứ cho những người anh em chung quanh, như Chúa vẫn luôn tha thứ cho chúng con. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Có bao nhiêu chặng đàng thánh giá?

Các tín hữu có thói quen đi ngắm 14 chặng đàng thánh giá. Tại sao có 14 chặng? Có thể thêm bớt được không?

Tôi nghĩ chúng ta nên phân biệt giữa đàng thánh giá và chặng đàng thánh giá. Đàng thánh giá, - hay nói đúng hơn “Đường thánh giá” (Via crucis) -, thì chỉ có một, tức là con đường mà Chúa Giê-su đã trải qua khi chịu nạn: Người đã vác thánh giá lên núi Calvariô, nơi mà Người đã chịu hành quyết, sau đó được an táng và ngày thứ ba Người đã sống lại. Đây là cốt lõi của Tin mừng, như thánh Phaolô đã khẳng định trong chương 15 thư thứ nhất gửi Corintô. Về sau, các tín hữu muốn đi lại con đường ấy, để kính nhớ việc Chúa cứu chuộc loài người. Lúc đầu, họ mon men theo những đường đã quen biết ở Giêrusalem. Về sau, kể cả các tín hữu không đến Giêrusalem cũng tìm cách diễn lại những quang cảnh ấy với các hình tượng gần như nguyên bản.

Tục lệ này bắt nguồn từ hồi nào?

Thật khó xác định cách chính xác. Lý do là vì các Kitô hữu sống tại thánh địa đã sớm bị phân tán không những bởi những cuộc bách hại vào thời các thánh tông đồ, nhưng đặc biệt là sau khi thành phố Giêrusalem bị tàn phá vào năm 70. Hết mọi cư dân đều được lệnh phải rời bỏ thủ đô. Thực ra, đối với các Kitô hữu, đây không phải là một cú sốc bởi vì họ coi như là một hình phạt dành cho những kẻ đã không đón nhận Chúa Cứu thế, và đã được báo trước. Dù sao, do những cuộc di dân này mà người ta mất dần ký ức về các di tích về những nơi mà Chúa Giêsu đã sống. Vì những lý do chính trị xã hội như vậy, cho nên chúng ta không có những tài liệu về đời sống đạo tại Đất Thánh trong ba thế kỷ đầu tiên. Mãi đến thế kỷ IV, chúng ta mới được một tài liệu của bà Egiđia, một phụ nữ người Tây-ban-nha, đi hành hương bên Đất Thánh và thuật lại đời sống đạo của các tín hữu tại Giêrusalem.

Như vậy nói được là đàng thánh giá bắt đầu từ thế kỷ IV phải không?

Không phải, vì hai lý do. Thứ nhất, bởi vì bà Egiđia thuật lại điều được chứng kiến hồi thế kỷ IV, nhưng những tập tục này chắc là đã có từ trước. Lý do thứ hai là vào thời ấy, chưa có sự phân biệt giữa phụng vụ và việc đạo đức như ngày nay. Nói cách khác, chính việc cử hành phụng vụ ngày thứ 6 tuần thánh cũng trùng hợp với việc suy gẫm về chặng đàng thánh giá. Trên thực tế, việc đi đàng thánh giá chẳng qua cũng là diễn lại cuộc Thương khó của Chúa Giêsu như đã được thuật lại trong Tin mừng. Điều này vẫn còn đúng ngày nay: trong phụng vụ ngày thứ 6 tuần thánh, chúng ta nghe đọc bài Thương khó của Chúa Giêsu theo thánh Gioan, kể lại những gì đã xảy ra từ Vườn Cây dầu cho đến núi Calvariô.

Bài Thương khó trong sách Tin mừng đâu có nói gì đến 14 chặng đâu?

Đúng thế, từ trình thuật của Tin mừng về cuộc Thương khó của Đức Giêsu cho đến việc suy gẫm 14 chặng đàng thánh giá có một sự tiến triển lịch sử khá dài. Khi nói đến lịch sử, chúng ta có thể phân biệt hai khía cạnh. Một đàng là lịch sử của việc suy gẫm đàng thánh giá; đàng khác là lịch sử của sự phân chia 14 chặng đàng thánh giá. Xét về lịch sử của việc suy gẫm đàng thánh giá, chúng ta có thể phác họa như thế này. Hồi thế kỷ IV, bà Egidia, từ Tây ban nha đã đi hành hương thánh địa, như đã nói trên đây. Đây là thời kỳ mà các Kitô hữu được tự do hành đạo, vì thế nhiều người từ châu Âu đã sang viếng thăm những nơi mà Chúa đã sống. Phong trào này phần nào đã bị chặn lại từ khi Đất thánh bị Hồi giáo chiếm đóng vào thời Trung cổ. Những cuộc thập tự chinh được tổ chức để mở lại con đường hành hương.

Chính trong bối cảnh này mà nảy sinh phong trào “đi đàng thánh giá”, theo nghĩa là những người đã đi hành hương về muốn kéo dài cảm nghiệm của mình và chia sẻ với những người không được may mắn bằng cách lập ra núi Calvariô ở châu Âu, và những con đường lên núi ấy. Trong số những chứng tích tiên khởi của phong trào này, chúng ta phải kể đến các tu sĩ dòng Phan-sinh. Họ được ủy thác việc quản lý các đền thờ ở Đất thánh, và họ cũng muốn họa lại những di tích ấy bên châu Au, cách riêng là tại các thánh đường mà họ phụ trách. Chân phúc Alvaro de Corboba, dòng Đaminh, cũng được kể vào số những người sáng lập lòng sung kính này, khi ngài từ Đất thánh trở về quê nhà ở miền Nam Tây ban nha vào năm 1420. Nhưng đó là mới chỉ là khởi điểm của lòng sùng kính. Nó được bành trướng nhờ thánh Leonardo de Porto Maurizio, dòng Phansinh, đã dành 20 năm cuối đời để rao giảng và thiết lập các chặng đàng thánh giá ở miền bắc và miền Trung nước Ý, cho đến Rôma, nơi mà người qua đời vào năm 1751.

Đến lúc ấy thì đàng thánh giá đã chia làm 14 chặng chưa?

Tới lúc này, nghĩa là đầu thế kỷ XVIII thì số 14 chặng đàng thánh giá đã trở thành cố định. Nói như thế có nghĩa là trải qua nhiều thế kỷ, tuy người ta đã suy gẫm đàng thánh giá, nhưng dựa theo các bản văn của Tin mừng, chứ chưa có phân ra từng chặng. Theo các sử gia, các “chặng” trong tiếng Latinh là statio, có nghĩa là “nơi dừng lại”. Có lẽ lúc đầu bắt chước thói tục tại Rooma thời xưa vào mùa chay, các tín hữu mỗi ngày họp nhau tại một nhà thờ để cử hành Thánh lễ, và gọi đó là “statio”. Sang thời Trung cổ, có lẽ các tín hữu cũng tổ chức những cuộc đi kiệu từ nhà thờ này qua nhà thờ khác để suy gẫm cuộc Thương khó của Chúa: tại mỗi chặng, họ suy gẫm một đoạn của Tin mừng. Như chị đã biết, giữa bốn trình thuật Tin mừng, có nhiều dị biệt về chi tiết, vì thế không lạ gì mà có nhiều cách để ấn định các chặng đàng Thánh giá.

Các chặng đàng thánh giá ngày nay có tương ứng với các trình thuật của Tin mừng không?

Không hoàn toàn như vậy. Trong số 14 chặng, có nhiều chặng gặp thấy chứng tích rõ ràng trong 4 Tin mừng, chẳng hạn như: chặng thứ nhất (Chúa chịu xử án trước tòa tổng trấn Philatô), và các chặng cuối cùng, từ chặng thứ 10 đến chặng thứ 14 (từ khi Chúa chịu đóng đinh và chịu an táng); chặng thứ 5 (ông Simon vác đỡ thập giá) chỉ được nói đến trong 3 Tin mừng nhất lãm; một vài chặng chỉ được một thánh sử nói đến, thí dụ chặng thứ 2 (nơi thánh Gioan 19,17)), chặng thứ tám (Luca 23,27-42). Những chặng còn lại không được nói đến trong sách Tin mừng, nhưng là do sự suy đoán hoặc theo một truyền thống nào đó. Một cách cụ thể, không có chỗ nào trong Tân ước nói đến ba lần Chúa ngã (chặng thứ 3, 7, 9), nhưng ta có thể dễ đoán được, bởi vì Người đã kiệt lực sau một đêm không ngủ, rồi còn bị tra khảo, đập đánh. Sự kiệt sức giải thích lý do vì sao phải nhờ đến ông Simon vác đỡ thập giá.

Cũng không bản văn Tân ước nào nói đến việc bà Veronica lau mặt Chúa (chặng thứ 6), nhưng có lẽ bà ta cũng vào số các phụ nữ Gierusalem đi than khóc Chúa nói ở Lc 23,27 (được nhắc ở chặng thứ 8), duy có điều nổi bật là vào thời Trung cổ có lưu truyền rằng bà Veronica đã lau mặt Chúa, và bà đã chứng kiến một phép lạ, đó là Chúa đã in khuôn mặt đau khổ của mình vào tấm khăn ấy, được lưu giữ tại nhiều nơi. Và có người cho rằng Veronica không phải là tên riêng, mà chỉ có nghĩa là “vera icona”: bức chân dung đích thực của Chúa Giesu. Cách sách Tin mừng cũng không đề cập đến cảnh Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ (chặng thứ 4), nhưng người ta dễ suy đoán được từ cảnh mà thánh Gioan thuật lại ở chương 19, các câu 25-27, khi Đức Mẹ đứng kề bền thập giá.

Có phải vì có những chặng không được nói trong Tin mừng cho nên người ta muốn bãi bỏ không?

Không hẳn như vậy. Nhân cuộc canh tân phụng vụ sau công đồng Vaticanô II, người ta nhận thấy rằng một chân lý đức tin hoặc một cử hành bí tích có thể diễn tả bằng nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn như Thánh lễ: bí tích này được cử hành qua nhiều nghi điển khác nhau bên Đông và bên Tây. Ngay cả trong nghi điển Rôma, có ít là bốn Kinh nguyện tạ ơn (hay kinh nguyện Thánh thể). Vì thế, trong cách suy gẫm Đàng thánh giá cũng có thể có nhiều hình thức khác nhau. Một hình thức quen thuộc với chúng ta hơn cả là suy gẫm 5 mầu nhiệm Mùa thương của kinh Mân côi: như vậy là trong 5 chặng, chúng ta có thể đi theo Chúa từ vườn cây dầu đến núi Calvario. Một ý tưởng khác được nêu lên là đàng thánh giá nên bắt đầu từ vườn cây dầu chứ không phải là từ dinh tổng trấn Philatô, và cần kết thúc không phải là với việc an táng Chúa, nhưng là với biến cố Phục sinh. Trên thực tế, thì từ năm 1975, Tòa thánh đã cho phép sử dụng một mô hình khác về các chặng đàng thánh giá nhân dịp thứ 6 tuần thánh được cử hành tại Colossê, và điều này còn được tiếp tục ở nhiều năm 1991, 1992, 1994.

Mô hình này vẫn giữ 14 chặng đàng, nhưng với những chủ đề lấy từ sách Phúc âm. 1/ Bữa Tiệc Ly. 2/ Chúa Giêsu hấp hối trong vườn cây dầu. 3/ Chúa Giêsu bị bắt. 4/ Chúa bị điệu ra tòa Thượng hội đồng. 5/ Ông Phero chối Chúa. 6/ Chúa Giêsu bị giải sang tòa tổng trấn Philato. 7/ Chúa chịu đánh đòn. 8/ Chúa chịu kết án. 9/ Ông Cireneo và các phụ nữ. 10/ Chúa chịu đóng đinh vào thập giá. 11/ Những lời Chúa trên thập giá theo Luca. 12/ Chúa chịu chết. 13/ Chúa chịu an táng. 14/ Chúa Phục sinh. Cũng nên biết là tại Lộ đức, từ thập niên 60, trong các chặng đàng thánh giá cất với những bức tượng cao như người thật, người ta đã thêm chặng thứ 15, Chúa sống lại. Đó là nói về tên gọi các chặng đàng, chứ các bài suy niệm về các chặng thì có nhiều lắm.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.