28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 17)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 20)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 16)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 35)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 61)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 53)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 71)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Mt 10,37-42 Ai không vác thập giá, thì không xứng với Thầy. Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy.

28 Tháng Sáu 20201:42 CH(Xem: 3457)

chuachienlanhSỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Mt 10,37-42

Ai không vác thập giá, thì không xứng với Thầy. Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

37 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. 38 Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. 39 Ai tìm giữ mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được. 40 Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.

41 “Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ ; ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính.

42 “Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.”

SUY NIỆM-TỪ BỎ ĐỂ THEO CHÚA


Trong tác phẩm Đường Hy Vọng, Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận viết rằng: “Bỏ tất cả mà chưa bỏ chính mình thì con chưa bỏ gì cả, vì chính con sẽ dần dần thu góp lại những gì con đã bỏ trước đó”.


Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đòi hỏi các môn đệ phải từ bỏ để bước theo Chúa. Theo lẽ thường, từ bỏ một điều gì đó thực sự không dễ dàng. Tuy thế, Đức Giêsu muốn các môn đệ phải có một thái độ dứt khoát để từ bỏ những thứ, dù rất thân thiết với mình như cha mẹ, anh chị em để đón lấy thập giá mà theo Chúa. Đức Giêsu không có ý buộc các môn đệ phải ghét bỏ những người thân thuộc; nhưng đúng hơn, Người muốn họ một lòng dấn thân vì Chúa, đặt Chúa ở vị trí ưu tiên, vượt trên tất cả.


Hành trình bước theo Chúa là hành trình thập giá, đầy gian nan thử thách. Vì thế, người môn đệ cần phải cởi bỏ những gánh nặng cồng kềnh để đón nhận thập giá như chìa khóa mở cánh cửa của sự sống đời đời.


Trong xã hội đề cao giá trị vật chất và hưởng thụ, người ta thường có xu hướng vun vén những lợi ích về cho bản thân khiến lòng càng chất nặng thêm những “tham, sân, si” của thế gian. Do đó, để giúp các môn đệ tránh được thói ích kỉ, chỉ biết sống cho mình mà không quan tâm đến người khác, Đức Giêsu mời gọi họ can đảm từ bỏ vật chất trần gian để một lòng bước theo Người, Đấng “là Đường, Sự Thật và Sự Sống” (Ga 14,6).

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho con luôn khao khát Chúa, để con dám từ bỏ mọi sự để theo Ngài. Xin Chúa mở lòng con để con biết nghĩ đến và đón nhận những anh chị em xung quanh con. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Chúa Giêsu là tư tế từ lúc nào?


Các linh mục là những thừa tác viên của Chúa Giêsu thượng tế. Nhưng Chúa Giêsu là tư tế từ lúc nào: từ muôn thuở, hay là từ khi chào đời, hoặc là lúc chết trên thập tự?


Trước khi trả lời câu hỏi, thiết tưởng nên lưu ý về từ ngữ. Trong năm dành cho các linh mục chúng ta bàn về Đức Kitô tư tế, chứ không bàn về Đức Kitô linh mục, bởi vì Đức Kitô là tư tế chứ không phải là linh mục. Thực ra các linh mục thông dự vào cả ba chức vụ của Đức Kitô ngôn sứ, tư tế và vua. Mặt khác trong tiếng Hán Việt, danh từ “tư tế” gợi lên ý tưởng “thờ cúng”, còn trong tiếng latinh, sacerdos còn hàm ngụ thêm tư tưởng “thánh hóa” nữa, như các giáo phụ thường phân tích tầm nguyên của tiếng sacerdos, gồm bởi sacra dos / sacra dans, có nghĩa là: ban cấp những đồ thánh). Khi nói đến chức tư tế của Chúa Giêsu, các nhà chú giải Kinh Thánh đã đưa ra nhiều nhận xét thú vị, mà tôi chỉ muốn dừng lại ở hai điểm. Thứ nhất, trong Tân ước, duy chỉ lá thư gửi cho các tín hữu Hipri (quen gọi là gửi các tín hữu Do thái) đề cập đến chức tư tế của Đức Kitô, còn những tác phẩm khác thì không đả động gì đến chức vụ ấy. Thứ hai, tác giả lá thư gửi cho các tín hữu Hipri, khi đề cập đến chức tư tế của Đức Kitô, luôn nhấn mạnh rằng Đức Kitô là một tư tế độc nhất vô nhị, hoàn toàn khác với các tôn giáo khác, cách riêng là khác với đạo Do thái.


Tại sao ngoài lá thư gửi cho các tín hữu Hipri, các tác giả Tân ước không gọi Đức Kitô là tư tế?


Theo các sách Tin Mừng, đức Kitô được người đương thời gọi bằng nhiều biệt hiệu, tựa như: “ngôn sứ, Rabbi (tôn sư, thầy), Mêsia”, nhưng không hề được gọi là “tư tế”. Đã có nhiều giả thuyết được nêu lên để giải thích sự kiện này. Ý kiến đơn giản hơn hết là bởi vì Đức Giêsu không xuất thân từ dòng dõi tư tế. Trong xã hội Do thái thời đó, chức vụ tư tế được dành cho dòng tộc Lêvi (mang tính cách cha truyền con nối). Chúng ta biết rằng ông Gioan Tẩy giả là con của ông Dacaria, thuộc dòng tư tế, còn Đức Giêsu lại thuộc dòng tộc Giuđa. Tuy nhiên, người ta còn đưa ra những giải thích sâu xa hơn, đó là các tác giả sách Tin mừng không có thiện cảm đối với hàng ngũ tư tế Do thái. Ta có thể thấy hai thí dụ. Trong dụ ngôn về người Samari nhân hậu, một thầy tư tế và một thầy Lê-vi thấy kẻ bị thương nằm bên vệ đường nhưng thiếu lòng trắc ẩn và quay mặt bỏ đi. Nhưng bi đát hơn nữa, vị Thượng tế tại Giêrusalem là kẻ chủ mưu thủ tiêu Đức Giêsu: điều này được nêu bật trong Tin mừng nhất lãm cũng như trong Tin mừng thứ bốn (Mc 12,10; Ga 11,47-50). Vì thế, hàng ngũ tư tế Do thái không những là xa cách đạo lý của Đức Giêsu mà còn chống đối Người nữa.


Tóm lại, theo sách Tin mừng, Đức Giêsu không phải là tư tế hay sao?


Đúng thế, theo sách Tin mừng, Đức Giêsu không phải là tư tế, không tự xưng mình là tư tế, và không được người đương thời coi là tư tế. Tuy nhiên, dưới một khía cạnh khác, Đức Giêsu đã có những cử chỉ và lời nói tương đương với chức vụ của vị tư tế, được hiểu theo một ý nghĩa mới, chẳng hạn như khi giải thích sứ mạng của mình, Người nói: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10, 45). Ý tưởng này được lặp lại trong bữa Tiệc Ly, khi trao tấm bánh và chén rượu cho các môn đệ, Người nói: “Đây là Mình Thầy, được hiến ban cho anh em ... đây là chén giao ước mới, lập bằng máu của Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 20,19-20). Ta có thể hiểu như là Đức Giêsu muốn khai trương một giao ước mới, một hy lễ mới, một phụng tự mới, một đền thờ mới. Điều này có thể được nhận ra khi thánh Matthêu viết rằng bức màn trướng trong đền thờ Giêrusalem bị xé đôi vào lúc Đức Giêsu tắt thở trên thập giá. Thánh Gioan thì còn nói mạnh hơn nữa. Ở chương hai, Chúa Giêsu bảo rằng hãy phá đền thờ Giêrusalem đi, bởi vì chính thân thể của Người là đền thờ mới (2,21); bước sang chương 4, Người nói với người phụ nữ Samari rằng đã đến lúc không cần lên đền thờ Giêrusalem để thờ phượng Chúa Cha nữa (4,21). Và Chúa Giêsu đã chết trên thập giá vào lúc cử hành lễ Vượt qua: từ nay trở đi chính Người là hy lễ Vượt qua mới. Nói tóm lại, Đức Giêsu không phải là tư tế hiểu theo đạo Do thái, nhưng là tư tế hiểu theo một nghĩa mới. Đó là điều mà tác giả thư gửi Hip-ri muốn khai triển.


Tác giả thư gửi người Hip-ri trình bày Đức Giêsu như là tư tế, nhưng Người làm tư tế từ lúc nào?


Như đã nói trên đây, thư gửi Do thái là tác phẩm duy nhất trong Tân ước gọi Đức Kitô là tư tế, nhưng đồng thời tác giả cũng rào trước đón sau, nhằm nêu bật rằng chức tư tế của đức Kitô mang tính cách độc nhất vô nhị. Điều thứ nhất mà tác giả muốn lưu ý là Đức Kitô không xuất thân từ hàng tư tế Do thái (được đồng hóa với hàng tư tế thuộc dòng Aaron), nhưng Người là tư tế theo phẩm trật Melkisedec. Thứ đến, một đặc trưng nữa, Đức Kitô là Người dâng chính bản thân mình làm hy lễ, chứ không phải là hy lễ chiên bò tựa như các tôn giáo khác.


Tư tế theo phẩm trật Melkisedec có nghĩa là gì?


Đây là một điều đã gây rất nhiều tranh cãi giữa các nhà chú giải Kinh thánh. Ông Melkisedec là một nhân vật huyền bí, được nhắc đến hai lần trong toàn thể Cựu ước. Lần thứ nhất, ở chương 14 của sách Sáng thế, khi kể chuyện cuộc đời ông Abraham. Melkisedec được giới thiệu như là vua của Salem và tư tế của El-Elyon (Thượng đế); ông chúc lành cho ông Abraham. Lần thứ hai là ở thánh vịnh 110, 4 (được phụng vụ sử dụng trong Kinh Chiều Hai của các Chúa Nhật). Không ai hiểu rõ tông tích họ hàng của ông. Tác giả thư gửi Hipri lợi dụng chỗ này để giới thiệu Đức Kitô như là thượng tế từ trời cao, không cha không mẹ (Dt 7,3).


Như vậy là Đức Kitô làm thượng tế từ ngàn xưa, trước khi nhập thể hay sao?


Đến đây chúng ta bước vào những cuộc tranh luận sôi nổi trong lịch sử thần học Kitô giáo về chức vụ tư tế của Đức Kitô. Các tác giả đã tranh luận về lúc mà Đức Kitô trở thành tư tế (nói nôm na là “được phong chức”). Sở dĩ có sự bất đồng ý kiến là bởi vì trong thư gửi Hipri, có nhiều đoạn văn xem ra mâu thuẫn với nhau: có khi nói rằng Đức Kitô là Thượng tế từ muôn thuở, có khi nói rằng Người làm thượng tế vào lúc Nhập thể, có khi nói rằng Người trở thành Thượng tế khi chết trên thập giá, đó là chưa kể có đoạn nói rằng Người làm Thượng tế vào lúc phục sinh. Chúng ta hãy rảo qua vài đoạn văn thì sẽ thấy. Trước hết, như vừa nói, tác giả thư gửi Hipri quan niệm rằng Đức Kitô là Thượng tế theo phẩm Melkisêdec, không cha không mẹ, nghĩa là từ muôn thuở. Nói cách khác, Đức Kitô là Thượng tế bởi vì là Con Thiên Chúa; thế nhưng ta đọc thấy ở ngay đầu tác phẩm rằng Người là Con Thiên Chúa (Thánh Tử) từ muôn thuở (1,2.5). Ý kiến thứ hai cho rằng Đức Kitô là thượng tế từ lúc nhập thể, dựa theo ý niệm tư tế mà ông đưa ra ở chương 5 câu 1:

“Thượng tế nào cũng được chọn trong số người phàm, và được đặt làm đại diện cho loài người trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như lễ vật đền tội”. Xét vì vai trò của Thượng tế là trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại, cho nên Đức Kitô chỉ trở nên Thượng tế kể từ khi Con Thiên Chúa làm người, và chính Lời Thiên Chúa đã xức dầu tấn phong cho nhân tính. Ý kiến này cũng được bổ sung với câu 7 của chương 10, trích dẫn lời Đức Giêsu thưa với Chúa Cha lúc vào trần gian: “Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể... bấy giờ con mới thưa: Này đây, con đến để thực thi ý Ngài”. Ý kiến thứ ba thì cho rằng Đức Kitô trở thành Thượng tế khi chịu chết trên thập giá, bởi vì đây mới chính là đặc trưng của chức tư tế Tân ước, đó là vị Thượng tế được đồng hoá với lễ phẩm (sacerdos et victima). Chính lúc đổ máu trên thập giá mà Đức Kitô thiết lập giao ước mới. Ý kiến thứ bốn thì lưu ý rằng cái chết của Đức Kitô chẳng mang lại giá trị gì nếu không có sự phục sinh. Chính vào lúc phục sinh mà Người được tôn vinh làm Con Thiên Chúa, Thượng tế vĩnh cửu, bước vào thánh điện trên trời.


Những cuộc tranh luận trên đây về chức tế của Đức Kitô chỉ có tính cách lý thuyết giữa các nhà thần học, hay có ảnh hưởng gì đến việc sống đạo của chúng ta?


Thoạt tiên xem ra là chuyện lý thuyết, nhưng trên thực tế, nó mang nhiều hệ luận cho đời sống đạo của chúng ta. Thực vậy, như tác giả thư gửi Hipri đã nhấn mạnh, trong Tân ước, chúng ta chỉ có Đức Kitô là Thượng tế duy nhất. Tuy nhiên, các Kitô hữu cũng thông dự cách này hay cách khác vào các chức tư tế của Đức Kitô. Các linh mục được thông dự vào chức vụ tư tế của Người khi cử hành bí tích Thánh Thể, nhắc nhớ giao ước Vượt qua. Tất cả các tín hữu thông dự vào chức vụ tư tế của Người khi dâng hiến tất cả cuộc đời vâng phục, yêu thương phục vụ, cũng như khi dâng hy lễ chúc tụng ngợi khen, như thánh Phêrô đã nhắn nhủ chúng ta (1 Pt 2, 5.9). Đó là điểm mới mẻ của Kitô giáo, một tôn giáo không chỉ giới hạn vào phạm vi cúng bái tế tự, nhưng còn chi phối toàn thể cuộc sống.


Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.