18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 23)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 20)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 15)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 19)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 33)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 33)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 27)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ HAI TUẦN XI THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : 1 V 21,1-16

15 Tháng Sáu 202012:47 CH(Xem: 827)

chien2LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
THỨ HAI TUẦN XI THƯỜNG NIÊN
SỐNG LỜI CHÚA
Bài đọc :
Bài đọc 1 : 1 V 21,1-16

Ông Na-vốt đã bị ném đá chết.

Bài trích sách các Vua quyển thứ nhất.

1 Hồi đó, ông Na-vốt người Gít-rơ-en có một vườn nho bên cạnh cung điện vua A-kháp, vua Sa-ma-ri. 2 Vua A-kháp nói với ông Na-vốt rằng : “Hãy nhượng vườn nho của ngươi cho ta, để ta làm vườn rau, vì nó ở ngay sát cạnh nhà ta. Để bù lại, ta sẽ cho ngươi một vườn nho tốt hơn, hay là, nếu ngươi muốn, giá bao nhiêu, ta sẽ trả bằng bạc.” 3 Nhưng ông Na-vốt thưa với vua A-kháp : “Xin Đức Chúa đừng để tôi nhượng gia sản của tổ tiên tôi cho ngài !”

4 Vua A-kháp trở về nhà buồn rầu và bực bội vì lời ông Na-vốt, người Gít-rơ-en đã nói với vua : “Tôi sẽ không nhượng gia sản của tổ tiên tôi cho vua.” Vua nằm trên giường, quay mặt đi, và không chịu ăn uống gì. 5 Hoàng hậu I-de-ven đi vào, nói với vua : “Tại sao tâm thần vua buồn rầu, và vua không chịu ăn uống gì như vậy ?” 6 Vua trả lời : “Tôi đã nói chuyện với Na-vốt người Gít-rơ-en và bảo nó : Hãy nhượng vườn nho của ngươi cho ta mà lấy tiền, hoặc, nếu ngươi muốn, ta sẽ đổi cho một vườn nho khác. Nhưng nó lại nói : ‘Tôi không nhượng vườn nho của tôi cho vua được’.” 7 Bấy giờ hoàng hậu I-de-ven nói với vua : “Vua cai trị Ít-ra-en hay thật ! Mời vua dậy mà ăn cho lòng phấn khởi lên ! Thiếp sẽ tặng vua vườn nho của Na-vốt người Gít-rơ-en.”

8 Bấy giờ, bà nhân danh vua A-kháp viết thư, rồi dùng con dấu của vua mà đóng ấn, và gửi cho các kỳ mục và thân hào cư ngụ trong thành với ông Na-vốt. 9 Trong thư bà viết rằng : “Hãy công bố một thời kỳ chay tịnh và đặt Na-vốt ngồi ở hàng đầu dân chúng. 10 Hãy đặt hai đứa vô lại ngồi đối diện với nó, để chúng tố cáo nó : ‘Ông đã nguyền rủa Thiên Chúa và đức vua.’ Và hãy đem nó ra ngoài ném đá cho chết.”

11 Dân chúng, kỳ mục và thân hào cư ngụ trong thành làm theo lệnh bà I-de-ven như trong thư bà đã viết gửi cho họ. 12 Họ công bố thời kỳ chay tịnh và đặt ông Na-vốt ngồi ở hàng đầu dân chúng. 13 Rồi có hai kẻ vô lại đi vào, ngồi đối diện với ông. Những kẻ vô lại ấy tố cáo ông Na-vốt trước mặt dân rằng : “Na-vốt đã nguyền rủa Thiên Chúa và đức vua.” Họ liền đưa ông ra ngoài thành và ném đá ông. Ông đã chết. 14 Họ sai người đi nói với bà I-de-ven : “Na-vốt đã bị ném đá chết.” 15 Khi bà I-de-ven nghe biết ông Na-vốt đã bị ném đá chết, thì bà nói với vua A-kháp : “Xin vua đứng dậy và chiếm đoạt vườn nho của Na-vốt, người Gít-rơ-en, kẻ đã từ chối không chịu nhượng cho ngài để lấy tiền, vì Na-vốt không còn sống nữa, nó chết rồi.” 16 Khi nghe biết ông Na-vốt đã chết, vua A-kháp đứng dậy, xuống chiếm đoạt vườn nho của ông Na-vốt, người Gít-rơ-en.

Đáp ca : Tv 5,2-3.5-6a.6b-7 (Đ. c.2b)

Đ. Lạy Chúa, xin hiểu thấu điều con thầm thĩ nguyện xin.

2Lạy Chúa, xin lắng tai nghe lời con nói,
hiểu thấu điều con thầm thĩ nguyện xin.
3Lạy Đức Vua là Thiên Chúa con thờ,
xin Ngài nghe tiếng con đang cầu cứu.

Đ. Lạy Chúa, xin hiểu thấu điều con thầm thĩ nguyện xin.

5Ngài không phải là một vị thần ưa điều ác,
ác nhân đâu được ở với Ngài,
6atrước nhan Ngài, đứa kiêu căng làm sao đứng vững !

Đ. Lạy Chúa, xin hiểu thấu điều con thầm thĩ nguyện xin.

6bNgài ghét những kẻ làm điều ác.7diệt trừ bọn điêu ngoa,
kinh tởm lũ giết người,
gớm ghê phường giảo quyệt.

Đ. Lạy Chúa, xin hiểu thấu điều con thầm thĩ nguyện xin.

Tung hô Tin Mừng : Tv 118,105

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Mt 5,38-42

Thầy bảo anh em : đừng chống cự người ác.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

38 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đã nghe Luật dạy rằng : Mắt đền mắt, răng đền răng. 39 Còn Thầy, Thầy bảo anh em : đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. 40 Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. 41 Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. 42 Ai xin, thì hãy cho ; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi.

SUY NIỆM-HÃY THA THỨ ĐỂ ĐƯỢC THỨ THA


Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem tha thứ vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn u sầu. (Trích lời bài hát Kinh Hòa Bình)


Luật của người xưa là luật công bằng. Ta không hại người và người cũng chẳng hại ta. Luật ngày nay Chúa muốn con người sống siêu nhiên hơn, đó là “đừng chống cự người ác”, “hãy giơ cả má bên trái nữa”. Ngày xưa là “mắt đền mắt, răng đền răng”; ngày nay, Đức Giêsu dạy chúng ta hãy tha thứ cho nhau và yêu thương nhau cách nhưng không, không đòi lại điều gì.


Là môn đệ của Đức Giêsu, chúng ta được mời gọi sống theo gương Người, đó là yêu thương và tha thứ đến cùng.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho con biết tha thứ những lầm lỗi của người khác, để chính con cũng nhận được ơn tha thứ nơi Ngài. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Không thể tham dự Thánh Thể mà không sống tình huynh đệ chân thành


Trưa Chúa nhật 14/06, vào lúc 12 giờ trưa, từ cửa sổ Dinh Tông tòa, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha giải thích về hai công hiệu của bí tích Thánh Thể như được thánh Phaolô nói đến trong thư thứ nhất gửi tín hữu Corinto: kết hiệp với Chúa Kitô và hiệp thông với anh chị em.


Huấn dụ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!


Hôm nay, tại Ý và các nước khác, cử hành lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, Corpus Domini. Trong bài đọc thứ hai của Thánh lễ hôm nay, thánh Phaolô miêu tả việc cử hành Thánh Thể (x. 1Cr 10,16-17). Thánh nhân nhấn mạnh đến hai hiệu quả của chén được chia sẻ và bánh được bẻ ra: hiệu quả mầu nhiệm và hiệu quả hiệp thông.


Hiệu quả mầu nhiệm


Đức Thánh Cha giải thích về hiệu quả thứ nhất: Ngay từ đầu, thánh tông đồ đã khẳng định: “Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?” (c.16). Những lời này diễn tả hiệu quả mầu nhiệm hay có thể nói là hiệu quả thiêng liêng của Thánh Thể: nó liên quan đến sự kết hiệp với Chúa Kitô, Đấng trong bánh và rượu, tự hiến mình để cứu độ tất cả. Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích Thánh Thể để trở thành của ăn nuôi dưỡng chúng ta, để được đồng hóa và trở thành sức mạnh canh tân trong chúng ta; sức mạnh đó mang lại năng lượng và mong muốn được bắt đầu lại hành trình, sau mỗi lần dừng lại hoặc vấp ngã. Nhưng điều này đòi hỏi sự đồng ý chúng ta, sự sẵn lòng để mình được biến đổi, cách suy nghĩ và hành động của chúng ta; nếu không, các cử hành Thánh Thể mà chúng ta tham dự sẽ chỉ còn là các nghi thức trống rỗng và hình thức.


Hiệu quả hiệp thông


Đức Thánh Cha tiếp tục bài huấn dụ: Hiệu quả thứ hai là hiệu quả cộng đồng và được thánh Phaolô diễn tả bằng những lời này: "Vì chỉ có một tấm bánh, nên chúng ta, tuy nhiều, cũng chỉ là một thân thể" (c. 17). Đây là sự hiệp thông giữa những người tham dự Thánh lễ, đến mức họ trở thành một thân thể duy nhất, giống như tấm bánh duy nhất được bẻ ra và được phân phát. Hiệp thông vào thân mình của Chúa Kitô là một dấu hiệu hữu hiệu của sự hiệp nhất, hiệp thông, chia sẻ. Chúng ta không thể tham dự vào Bí tích Thánh Thể mà không dấn thân vào tình huynh đệ chân thành. Nhưng Chúa biết rõ rằng chỉ duy sức con người của chúng ta thì không đủ để thực hiện việc này. Thật vậy, Chúa biết rằng các môn đệ của Người sẽ luôn bị cám dỗ bởi sự ganh đua, đố kị, định kiến, chia rẽ ... Đây cũng là lý do Chúa để lại cho chúng ta Bí tích của sự hiện diện thực sự, cụ thể và vĩnh viễn của Người, để khi hợp nhất với Chúa, chúng ta luôn luôn có thể nhận được món quà của tình huynh đệ. Chúa đã nói với những người bạn của mình: "Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy" (Ga 15,9); điều này có thể thực hiện được nhờ Bí tích Thánh Thể.


Thánh Thể làm nên Giáo hội


Hiệu quả kép này của Bí tích Thánh Thể: kết hiệp với Chúa Kitô và hiệp thông giữa những người được nuôi dưỡng bởi Chúa liên tục tạo nên và canh tân cộng đồng Kitô giáo. Giáo hội làm nên Thánh Thể, nhưng điều cơ bản hơn là Thánh Thể làm nên Giáo hội, và cho phép nó trở thành sứ mạng của mình, ngay cả trước khi hoàn thành nó. Đây là mầu nhiệm của hiệp thông, của Thánh Thể: đón nhận Chúa Giêsu để Chúa biến đổi chúng ta từ nội tâm và đón nhận Chúa Giêsu để Người làm cho chúng ta trở nên hiệp nhất chứ không chia rẽ.


Đức Thánh Cha cầu xin Đức Trinh nữ Maria giúp chúng ta luôn đón nhận cách ngạc nhiên và với lòng biết ơn món quà tuyệt vời mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta khi để lại Bí tích Mình và Máu của Người.


Hồng Thủy - Vatican News