25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 10)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 13)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 53)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 63)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 75)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 64)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 62)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 60)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 58)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Ga 6,51-58

13 Tháng Sáu 20205:24 CH(Xem: 1149)

minhmauchua1LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ
SỐNG LỜI CHÚA
TIN MỪNG : Ga 6,51-58

Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an

51 Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng : “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”

52 Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói : “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được ?” 53 Đức Giê-su nói với họ : “Thật, tôi bảo thật các ông : nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. 54 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, 55 vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. 56 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. 57 Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. 58 Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.”

SUY NIỆM-LƯƠNG THỰC BAN SỰ SỐNG

Nếu xưa, Tần Thủy Hoàng đã tốn kém biết bao công sức, tiền của, thậm chí hàng trăm sinh mạng con người để bào chế thuốc trường sinh; thì nay, ông Nursultan Nazarbayev, tổng thống nước Kazakhstan, cũng luôn mong muốn được bất tử. Vào năm 2009, ông đã yêu cầu các nhà khoa học phải tìm ra phương thức trường sinh bất tử. Thế nhưng, cho đến nay, vẫn chưa có ai chế tạo ra được viên thuốc trường sinh nào.


Sự sống trường sinh là điều mà bất cứ ai cũng đều khao khát. Biết bao người hao tiền tốn của chỉ để mong có được cuộc sống trường thọ. Khi đối diện với cái chết, ước mơ này lại càng mãnh liệt hơn.


Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu đã cho người Do Thái biết Người chính là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn thịt và uống máu Người sẽ được sống muôn đời. Ngôn ngữ của Đức Giêsu thật rõ ràng. Để được sống thì không chỉ tin, nhưng cần phải sống như Người, sống bằng sự sống của Người. Đây là mầu nhiệm đức tin mà trí khôn và giác quan con người không thể cảm nhận cách trọn vẹn. Dưới cái nhìn đức tin, bí tích Thánh Thể vẫn luôn là dấu chỉ sự sống vĩnh cửu đã khởi sự ở đời này, và là bảo chứng cho sự sống đích thực đời sau.


Bí tích Thánh Thể không chỉ đem lại sự sống cho con người, mà còn là nguồn nâng đỡ, ủi an cho bất cứ ai chạy đến với Đức Giêsu. Mỗi khi tham dự Thánh Lễ và cử hành bí tích Thánh Thể, con người được dự phần vào chính nguồn sống nơi Thiên Chúa.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết tìm đến với Mình Máu Thánh Chúa trong mọi biến cố cuộc đời, để chúng con đón nhận được sự nâng đỡ, ủi an của Ngài. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu bắt đầu từ lúc nào?

Chúng ta đang ở trong tháng 6, tháng được dành để kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Phụng vụ cũng mới mừng lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu hôm thứ Sáu vừa rồi. Việc kính Thánh Tâm Chúa bắt đầu từ hồi nào?


Câu trả lời về nguồn gốc của việc kính Thánh Tâm Chúa Giêsu trong Giáo hội hơi phúc tạp, bởi vì việc tôn kính này đã mang nhiều hình thái khác nhau trải qua thời gian. Chúng ta có thể tạm phân chia ra bốn giai đoạn: 1/ thứ nhất, trong kinh thánh và thời các giáo phụ. 2/ thứ hai, thời Trung cổ. 3/ thứ ba, thế kỷ XVII. 4/ thứ bốn: trong thế kỷ XX. Chúng ta bắt đầu từ Kinh thánh. Điều đáng ngạc nhiên là Tân ước (cũng như Kinh thánh nói chung), có rất nhiều đoạn bàn về trái tim như là trung tâm của con người, đặc biệt là nơi gặp gỡ thâm sâu giữa con người với Thiên Chúa, nhưng lại rất ít khi nói đến Trái tim Chúa Giêsu. Nói cách chính xác hơn, chỉ có một đoạn văn ở Matthêu chương 11, khi Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ hãy đến học hỏi nơi ngài về đức “hiền lành và khiêm nhường trong trái tim” (câu 29). Ngoài ra, truyền thống Kitô giáo còn tìm thấy một đoạn văn khác, tuy không dùng danh từ “trái tim” nhưng ý tưởng rất gần gũi, đó là Tin mừng theo thánh Gioan chương 19, câu 34 nói đến một người lính lấy đòng đâm vào cạnh sườn của Chúa Giêsu, và lập tức máu và nước chảy ra.

Các giáo phụ đã suy gẫm nhiều đến đoạn văn này, và các ngài đề cập đến cạnh sườn của Chúa Giêsu như là nguồn mạch của ân sủng: nước và máu tượng trưng cho bí tích Thánh Tẩy và bí tích Thánh Thể, nơi mà con người nhận được sự thanh luyện tội lỗi và được nuôi dưỡng bằng đời sống thần linh. Có giáo phụ thì so sánh cảnh tượng này với việc tạo dựng bà Eva từ cạnh sườn của ông Adam, để nhấn mạnh rằng Hội thánh được sinh ra từ Đức Giêsu chịu chết trên thập giá. Từ đó, các giáo phụ mời gọi các tín hữu hãy đến gần cạnh sườn Chúa Giêsu để nhận lãnh ơn cứu độ và tình yêu của Thiên Chúa. Dĩ nhiên, chúng ta đừng quên rằng Tân ước đầy những đoạn văn khẳng định rằng Thiên Chúa là tình yêu, và tình yêu này được biểu lộ qua việc trao ban Đức Giêsu cho nhân loại, để cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi và chia sẻ tình yêu của Ba ngôi Thiên Chúa.

Có gì thay đổi khi bước sang thời Trung cổ?

Một sự thay đổi quan trọng là từ thời Trung cổ, thập giá hầu như không còn được nhìn như biểu hiệu của tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người, nhưng như là biểu hiệu của sự đau khổ của Chúa Giesu đã phải chịu vì yêu thương chúng ta. Đây là thời của các việc đi đàng thánh giá, suy gẫm cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, tôn kính các thánh tích của Chúa (gỗ thập giá, các đinh). Ra như người ta quên đi con người của Chúa Giêsu, và chỉ chú ý đến các cơ quan của thân thể. Một cách cụ thể hơn, người ta đọc thấy những tự thuật của các nữ tu nói đến sự trao đổi con tim giữa đương sự với Chúa Giêsu. Trong số các thánh nổi tiếng vào thế kỷ XII-XIII, cần phải kể đến các nữ đan sĩ của dòng Biển đức và Xitô, như Matilde Magdeburg, thánh Matilde Hackenburg, thánh Gertrude. Trong những thế kỷ kế tiếp, chúng ta có thể thêm các nhà huyền bí thuộc gia đình Phan sinh (tựa như Angela Foligno), và gia đình Đaminh (tựa như Catarina Siena). Dĩ nhiên, cũng có nhiều nhà thần học viết các tác phẩm bàn về tình yêu của Chúa Giêsu được biểu lộ nơi trái tim, chẳng hạn như thánh Anselmo, thánh Benado, thánh Bonaventura. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, sau thời kỳ phát triển từ năm 1250 đến năm 1350, phong trào kính Thánh Tâm Chúa Giêsu đã chìm vào quên lãng, cho đến thế kỷ XVII.

Như vậy, chúng ta bước sang giai đoạn 3, phải không?

Đúng thế. Giai đoạn này khởi đi từ nước Pháp, với hai vị thánh nổi tiếng là thánh Gioan Eudes và thánh nữ Margarita Maria Alacoque. Luồng tư tưởng chính của giai đoạn này là trường phái linh đạo nước Pháp chịu ảnh hưởng của hồng y Berulle, chú trọng đến các trạng thái nội tại của Chúa Giêsu. Thánh Gioan Eudes (1601-1680) cổ động lòng tôn kính Trái Tim Chúa Giêsu và Trái tim Mẹ Maria, và xin phép giáo quyền được mừng lễ phụng vụ kính Thánh Tâm trong dòng do ngài sáng lập, được cử hành lần đầu tiên vào ngày 20/10/1672. Nên lưu ý là đối với thánh Gioan Eudes, trái tim không phải là một cơ quan của thân thể, nhưng tượng trưng cho chính sư cao quý của con người. Nói khác đi, trái tim Chúa Giêsu ám chỉ chính bản thân của Ngôi Lời nhập thể, mầu nhiệm tình yêu, nhìn trong tương quan tình yêu đối với Chúa Cha, đối với nhân loại và vũ trụ.

Thánh nữ Margarita Maria Alacoque (1648-1690) là một nữ tu dòng Thăm viếng (do thánh Francois de Sales lập ra). Thánh nữ đã nhận được những mặc khải của Thánh Tâm Chúa Giêsu và được ủy thác việc quảng bá lòng tôn kính qua việc đền tạ, dâng mình. Thực ra, vì là một nữ tu trong nhà kín, cho nên chị không thể nào xúc tiến việc này: sự cổ động lòng tôn kính Thánh Tâm được thực hiện nhờ cha linh hướng, thánh Claude de la Colombière, dòng Tên. Nhiều người thường gắn liền việc tôn kính Thánh Tâm với thánh nữ Margarita. Tuy nhiên, nên biết là nó đã có một lịch sử lâu dài trước đó nhiều thế kỷ, và sẽ còn được biến thái trong những thế kỷ gần đây.

Nói như vậy có nghĩa là còn giai đoạn 4 nữa, phải không?

Thực ra, chúng ta gọi là giai đoạn bốn cho gọn, vì muốn nói đến sự tiến triển trong những thế kỷ gần đây. Sự tiến triển này khá phức tạp, với nhiều thăng trầm của nó. Hình ảnh quen thuộc về lòng tôn kính Thánh Tâm của thánh nữ Margarita Maria là làm việc đền tạ qua việc thờ lạy Thánh Thể, và rước lễ các ngày thứ Sáu đầu tháng. Trong những thế kỷ gần đây, chúng ta thấy có thêm nhiều chiều hướng khác nữa, chẳng hạn như vào cuối thế kỷ XIX, cha Léon Dehon (1843-1925) nhấn mạnh khía cạnh xã hội. Thực ra, trước đó đã có nhiều dòng tu, hội đoàn được thành lập mang danh hiệu Thánh Tâm và dấn thân vào các công tác từ thiện bác ái. Điều mới mẻ của cha Dehon ở chỗ không chỉ trợ giúp các nhu cầu của tha nhân, nhưng còn phải đi xa hơn, đó là tìm hiểu căn nguyên của cảnh túng thiếu cơ cực, và can thiệp để xóa bỏ những căn nguyên ấy (kể cả qua các biện pháp chính trị), ngõ hầu tạo nên một xã hội công bằng huynh đệ hơn. Cha Matheu Crawley-Boevey thúc đẩy việc tôn vương Thánh Tâm trong các gia đình. Điều đặc biệt trong thế kỷ XIX và XX là sự can thiệp của giáo quyền vào việc tôn kính Thánh Tâm.

Trong lãnh vực phụng vụ, Tòa thánh đã thiết lập lễ Thánh Tâm, lúc đầu tại vài địa phương (1685 bên Pháp, 1765 bên Ba lan), và mở rộng cho toàn thế giới năm 1856 (cách đây 160 năm), vào ngày thứ Sáu sau tuần bát nhật lễ kính Mình Thánh Chúa. Như vậy, lễ này còn mới so sánh với các lễ trọng khác; thiết tưởng cũng có thể thêm lễ kính Chúa Giêsu là Vua, được thiết lập năm 1925. Ngoài ra, trong thế kỷ XX, các Đức giáo hoàng đã viết nhiều thông điệp về Thánh Tâm, trong đó phải kể đến Annum sacrum của đức Leo XIII (năm 1899), Miserentissimus Redemptor của đức Pio XI (năm 1938) và Haurietis aquas của đức Pio XII (ngày 15/5/1956, nghĩa là cách đây 60 năm). Các đức giáo hoàng không chỉ khuyến khích việc tôn kính Thánh Tâm (qua việc cầu nguyện, đền tạ, dâng mình) nhưng còn muốn thúc đẩy đào sâu hơn nền tảng của việc tôn kính ấy. Nên biết là trong văn chương bình dân, trái tim là biểu tượng của tình yêu; nhưng trong Kinh thánh, trái tim biểu lộ tất cả con người. Việc tôn kính Thánh Tâm hướng đến chính Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể: ngài đã yêu chúng ta bằng tình yêu của Thiên Chúa và bằng tình yêu của con người.

Như vậy, Thánh Tâm Chúa Giêsu cũng là biểu hiệu của lòng thương xót của Thiên Chúa nữa, phải không?

Đúng vậy. Thánh nữ Faustina Kowalska rất có lòng yêu mến Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đức Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng nói đến Thánh Tâm Chúa Giêsu trong thông điệp Dives in misericordia. Chúng ta không nên đối chọi việc tôn kính Thánh Tâm với việc tôn kính lòng Chúa thương xót. Chung quy, cả hai chỉ là một. Chúng ta đừng nên dừng lại ở các việc đạo đức bên ngoài (chẳng hạn như đọc kinh gì, vào giờ nào), nhưng hãy đi vào trọng tâm của nó, nhắm đến bản thân của Chúa Giêsu, hiện thân của tình yêu Chúa Cha dành cho nhân loại, cách riêng là những kẻ tội lỗi, những kẻ bị xã hội gạt bỏ. Chúa Giêsu đã mang tình yêu và sự tha thứ cho họ. Như đã có lần nhắc đến, cả hai ra như bổ túc cho nhau. Việc tôn kính Thánh Tâm ra như chú ý đến cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, những đau khổ mà ngài đã chịu vì chúng ta, được tượng trưng qua vòng gai quấn chung quanh trái tim vấy máu.

Ngài đã chịu đau khổ vì yêu thương chúng ta, tượng trưng qua ngọn lửa bừng lên từ trái tim. Còn ảnh kính lòng Chúa thương xót thì nhấn mạnh hơn đến mầu nhiệm phục sinh: Chúa Giêsu đứng thẳng người, mặc áo trắng, chìa ra cạnh sườn với hai luồng ánh sáng màu trắng và đỏ. Điều này khiến ta nhớ lại việc Chúa Phục sinh hiện ra cho ông Tôma, mời gọi ông hãy đặt tay vào cạnh sườn của Ngài, và đón nhận những hồng ân cứu chuộc mà Ngài đã mang lại. Ngoài ra, chúng ta đừng nên quên rằng cả hai việc tôn kính này còn đi cao hơn, mời gọi chúng ta nhìn đến tình yêu của Chúa Cha, được biểu lộ khi trao ban Con Một cho chúng ta và khi tuôn đổ Thần khí tình yêu vào tâm hồn chúng ta. Tất cả mọi người được mời gọi đến múc lấy tình yêu Thiên Chúa, tín thác vào tình yêu ấy, và chia sẻ tình yêu ấy cho tha nhân.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.