18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 8)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 14)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 27)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 27)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Tái tạo thế giới – Lm. Mark Link

12 Tháng Giêng 20203:41 CH(Xem: 868)

hangdaTái tạo thế giới – Lm. Mark Link

“Chúng ta phải hoàn tất sự tái tạo thế giới mà Chúa Cha đã khởi sự kể từ lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa.”

Người xưa có một quan niệm về vũ trụ rất ngộ nghĩnh. Họ chia nó thành 3 tầng thế giới chồng lên nhau giống như 3 tầng bánh “ga tô”. Tầng trên cùng là nơi Chúa ngự được gọi là Trời hay Thiên đường. Tầng giữa nơi có loài người sinh sống được gọi là thế giới sinh vật, còn tầng chót là nơi con người sẽ đến sau khi chết, được gọi là âm phủ hay thế giới người chết.

Từ khi Adam, Eva phạm tội, tầng giữa tức thế giới sinh vật càng ngày càng trở nên tồi tệ. Vì thế, các thánh nhân đã cầu xin Chúa từ Trời ngự đến cứu giúp trần thế hỗn loạn của họ. Chẳng hạn, Tiên tri Isaia đã nài xin Chúa: “Sao Ngài không xé bầu trời xuống với chúng con?” (Is 64,1); và tác giả Thánh vịnh cũng kêu cầu: “Lay Chúa, xin hãy xé bầu trời ra và xuống với chúng con” (Tv 144,5).

Chúng ta phải đọc Bài Phúc Âm lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa trong bối cảnh này. Bài Phúc Âm mô tả 3 biến cố xảy ra ngay sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa. Trước hết là bầu trời mở ra trên Chúa Giêsu; tiếp đến là một con chim bồ câu từ trời xuống bay lượn trên Chúa Giêsu và trên nước; và cuối cùng là tiếng nói từ trời thốt ra: “Con là Con Ta rất yêu dấu”. Bây giờ chúng ta hãy xét kỹ hơn từng biến cố một.

Trước hết là biến cố bầu trời mở ra trên Chúa Giêsu. Theo những điều đã nói ở phần trên, chúng ta có thể hiểu rõ ý nghĩ của biến cố này. Lời cầu xin của các thánh nhân đang được đáp trả. Chúa đã xé bầu trời đến trần gian để chỉnh đốn sự hỗn loạn nơi đây. Nói cách khác, việc Chúa Giêsu xuất hiện và chịu phép rửa nơi sông Giođan đánh dấu bình minh của một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại.

Từ đó, chúng ta bước sang xem xét biến cố kế tiếp cũng xảy ra ngay sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa. Thần Khí Chúa dưới hình một con chim bồ câu từ tầng trời mở toang bay xuống lượn vòng trên Chúa Giêsu và trên mặt nước. Sự kiện này nhắc ta nhớ lại lúc bắt đầu tạo dựng thế giới Thần Khí cũng bay là là trên nước giống như vậy. Sách Sáng Thế đã mô tả giây phút oai nghi ấy như sau: “Từ nguyên thuỷ… Thần lực Chúa chuyển động trên mặt nước. Đoạn Chúa truyền lệnh: ‘Hãy có ánh sáng, lập tức ánh sáng liền xuất hiện.’” (St 1,1-3) Như thế, sách Sáng Thế là nền tảng giúp ta hiểu ý nghĩa biến cố thứ hai này. Chim bồ câu bay lượn trên Chúa Giêsu và trên nước là hình ảnh muốn báo cho chúng ta biết sắp có một cuộc tạo dựng mới xảy ra. Chúa sắp sửa tái tạo và canh tân thế giới chúng ta. Ngài sắp sửa thực hiện lời hứa qua môi miệng Tiên tri Isaia: “Ta sắp tạo dựng một trái đất mới, những sự việc đã qua sẽ không còn được nhắc nhở nữa… Trên trái đất mới này chỉ toàn là sự vui mừng và hạnh phúc.” (Is 65,17-16)

Chúng ta hãy tiếp tục xét đến biến cố thứ ba cũng là biến cố sau cùng xảy ra ngay sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa. Bầu trời vừa mở ra thì có chim bồ câu lượn là là trên mặt nước và có tiếng nói từ trơi vọng xuống: “Con là Con Ta yêu dấu”. Ý nghĩa của biến cố thứ ba này thật rõ ràng: Chúa Giêsu được xác nhận là Con Thiên Chúa, là “Adam mới”, là trưởng tử của công cuộc tạo dựng mới. Khi bình luận về vai trò của Chúa Giêsu được ví như Adam mới trong cuộc tân tạo, Thánh Phaolô đã viết cho các tín hữu Côrintô: “Người thứ nhất – tức Adam – từ đất mà ra và thuộc về đất, người thứ hai – tức Đức Giêsu – từ trời mà đến… Chúng ta đã mang trong mình hình ảnh con người bởi đất – tức Adam cũ – thế nào, thì chúng ta cũng mang hình ảnh con người bởi trời – tức Adam mới – như thế.” (1 Cr 15,47-49)

Tóm lại, 3 biến cố xảy ra ngay khi Chúa Giêsu chịu phép rửa mặc khải cho ta biết 3 điều:

* Trước hết, bầu trời mở ra nói lên việc Chúa từ trời ngự xuống cõi trần chúng ta.

* Thứ đến, hình chim bồ câu bay lượn trên nước và trên Chúa Giêsu diễn tả việc Chúa đang bắt đầu một cuộc tạo dựng mới.

* Và cuối cùng, tiếng nói vọng ra từ trời nhằm mục đích xác nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là “Adam mới” trong cuộc tái tạo này.

Từ đó, chúng ta rút ra kết luận thực tiễn sau đây: Chúng ta là công dân của hai thế giới, nghĩa là chúng ta mang trong mình hình ảnh của Adam thứ nhất lẫn Adam thứ hai, nên chúng ta chia sẻ sự sống với cả hai vị này. Chúng ta từng cảm nghiệm được sức lôi cuốn về mặt xác thịt của Adam thứ nhất và sự thôi thúc tinh thần của Adam thứ hai. Điều này cắt nghĩa được lý do chúng ta thường bị xâu xé về mặt tâm linh; vì chúng ta vừa bị lôi cuốn làm điều tốt, đồng thời bị lôi cuốn làm điều xấu. Trong thư gởi tín hữu Rôma, chính Thánh Phaolô đã nhắc lại sự xâu xé tâm linh này: “Tôi không làm điều tôi muốn, mà lại làm điều tôi ghét.” (Rm 7,15)

Và như thế, bài Phúc Âm hôm nay làm nổi bật 2 sự kiện. Sự kiện thứ nhất cách đây hơn 2.000 năm, Thiên Chúa đã xuống trần gian, nơi con người Chúa Giêsu, để bắt đầu công cuộc tái tạo. Sự kiện thứ hai mà bài Phúc Âm cho biết là mỗi người chúng ta là một phần trong cuộc tái tạo này. Chúa tái tạo chúng ta khi chúng ta chịu phép rửa tội bằng cách tháp nhập chúng ta vào thân thể Đức Giêsu, Con Ngài. Tuy nhiên, Chúa giao cho chúng ta trách nhiệm hoàn tất việc tái tạo của riêng chúng ta bằng cách chúng ta cầu nguyện và nhận lãnh các bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể. Và cuối cùng, chúng ta nên nhớ rằng, chỉ khi nào chúng ta kết hiệp với Chúa Giêsu, chúng ta mới có thể gọi Chúa là Cha, và đồng thời chỉ khi nào Thiên Chúa là Cha thực sự của chúng ta, thì chúng ta mới được chia sẻ sự sống vĩnh cửu với Ngài.

Để kết thúc, chúng ta hãy đọc lại lời Thánh Phalô nhắn gởi chúng ta trong Bài đọc 2:

“Bất kỳ ai trong bất cứ dân tộc nào, ai kính sợ Thiên Chúa và thực thi công chính đều được Ngài đón nhận. Thiên Chúa đã sai Lời Ngài đến cùng con cái Israel loan tin bình an qua con người Đức Giêsu là Chúa cả muôn loài.”