18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 8)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 7)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 4)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 11)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 26)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 26)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XXVI THƯỜNG NIÊN, C SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Lc 16,19-31,

28 Tháng Chín 20198:33 CH(Xem: 1071)

cjvapheroLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

CHÚA NHẬT TUẦN XXVI THƯỜNG NIÊN, C

SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Lc 16,19-31

Con đã nhận phần phước của con rồi ; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Pha-ri-sêu dụ ngôn sau đây : “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.

“Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên : ‘Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát ; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm !’ Ông Áp-ra-ham đáp : ‘Con ơi, hãy nhớ lại : suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi ; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.’

“Ông nhà giàu nói : ‘Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này !’ Ông Áp-ra-ham đáp : ‘Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó.’ Ông nhà giàu nói : ‘Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối.’ Ông Áp-ra-ham đáp : ‘Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin’.”

SUY NIỆM

QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI NGHÈO

“Sự hoán cải thiêng liêng, tình yêu sâu đậm với Thiên Chúa và tha nhân, nhiệt tình đối với công lý và hòa bình, ý nghĩa Tin Mừng của người nghèo và cảnh nghèo, là những điều đòi hỏi mọi người.” (Niềm Vui Tin Mừng, số 201).

Trong trái tim Thiên Chúa, có một chỗ đặc biệt cho người nghèo, vì chính Thiên Chúa “đã trở nên nghèo khó” (2Cr 8,9). Ơn cứu độ đến với chúng ta qua lời thưa ‘xin vâng’ của một thiếu nữ nghèo hèn, và chính Đức Giêsu đã giáng sinh trong cảnh nghèo. Người được dâng trong đền thờ với một cặp bồ câu non, là loại lễ vật của những người không đủ khả năng mua một con chiên con.

Đức Giêsu - Con Thiên Chúa đã trở nên nghèo khó vì chúng ta, để chúng ta trở nên giàu có nhờ sự nghèo khó của Người. Đây là lý do tại sao Đức Thánh cha Phanxicô mong muốn một Giáo Hội nghèo và cho người nghèo. Họ có nhiều điều để dạy chúng ta. Không những họ tham dự vào cảm thức đức tin, nhưng giữa những khó khăn của mình, họ nhận biết Đức Kitô chịu đau khổ. Thật vậy, chúng ta được mời gọi tìm thấy Đức Kitô, Chúa của chúng ta nơi những người nghèo.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin ban cho con quả tim yêu thương, biết rung cảm trước những phận người nghèo khổ, bất hạnh để quan tâm, chia sẻ với họ trong tình thương của Chúa. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Có mấy điều răn Hội thánh? (04-4-1993)

Tại sao, trong các bản kinh cổ truyền, người ta nói tới 6 điều răn Hội thánh, thế mà trong sách Giáo lý Hội thánh Công giáo mới xuất bản, chỉ còn có 5 điều răn?

Trước khi trả lời câu hỏi, thiết tưởng nên nhắc cho các thính giả biết thế nào là 6 điều răn Hội thánh. Trước đây, trong các nhà thờ tại Việt Nam, trước khi cử hành Thánh lễ ngày Chúa nhật, các tín hữu có thói quen đọc kinh Mân côi, kế đó ôn lại 10 điều răn Đức Chúa Trời, 6 điều răn Hội thánh, 7 mối tội đầu, 14 việc thương người, 8 mối phúc thật. Trong những năm gần đây, thói tục ấy dần dần bị bỏ rơi và vì vậy mà nhiều người chẳng biết gì đến 10 điều răn Đức Chúa Trời, huống chi là 6 điều răn của Hội thánh. Sáu điều răn của Hội thánh là: - thứ nhất, dâng lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc; - thứ hai, chớ làm việc xác ngày Chúa nhật cùng những ngày lễ buộc; - thứ ba, xưng tội trong một năm ít là một lần; - thứ bốn, chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong mùa Phục sinh; - thứ năm. giữ chay những ngày Hội thánh buộc; - thứ 6, kiêng thịt ngày thứ 6 cùng các ngày khác Hội thánh dạy.

Như vậy người tín hữu chỉ buộc giữ có 6 điều răn Hội thánh thôi, chứ không phải gần 2 ngàn điều của bộ Giáo luật sao?

Có thể ít hơn 6 điều nữa, như câu hỏi đã nêu lên ở lúc đầu, xét vì sách Giáo lý công giáo chỉ nói có 5 điều răn. Dù sao thì “điều răn” không phải là giáo luật. Tiếng “điều răn” Hội thánh làm cho ta liên tưởng tới các “điều răn” của Đức Chúa Trời, ra như tiếp nối các điều răn của Chúa, hay ít là áp dụng các điều răn Chúa vào một vài hoàn cảnh cụ thể. Thế nhưng, trong các từ ngữ Âu châu, ngoài tiếng “commandement” (điều răn), đôi khi người ta cũng dùng tiếng “précepte”, mà ta có thể dịch là mệnh lệnh. Trong giáo luật tiếng precepta thường được hiểu về một lệnh cụ thể, khác với “luật” (lex) thường có tính cách phổ quát hơn. Cách riêng, trong sách Giáo lý của Hồng y Gasparri xuất bản năm 1930 ở Rôma, có sự phân biệt giữa 10 “mandata” (điều răn) của Thiên Chúa, và 5 “precepta” (mệnh lệnh) của Hội thánh. Xét về lịch sử thì các điều răn của Hội thánh ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XV trong các sách giúp các cha Giải tội và các hối nhân xét mình xưng tội. Tỉ dụ như trong quyển sách Tổng luận thần học (Summa theologica) của thánh Antôninô, dòng Đaminh, Giám mục Firenze ở Italia năm 1486. Sang thế kỷ sau, nó đi vào các sách giáo lý của Thánh Phêrô Canisius (1556) và Robertô Bellarminô (1598) Dòng Tên. Có điều lạ là tuy công đồng Trentô, trong sắc lệnh về việc kiêng thịt giữ chay và lễ trọng ban hành năm 1563, đã nhắc nhở phải tuân giữ các điều răn Hội thánh; thế mà trong quyển Giáo lý của công đồng Trentô ra đời năm 1566 (nghĩa là 3 năm sau đó) thì không thấy nói đến danh sách các điều răn Hội thánh. Phải chờ tới thế kỷ XVII thì mới thấy nói tới chúng trong các sách giáo lý.

Nhưng mà có bao nhiêu điều răn Hội thánh?

Con số này cũng co dãn. Các sách giáo lý của Canisius và Bellarminô kể ra tới 5; nhưng sách giáo lý tục gọi là của đức Piô V thì chỉ có 4; còn các sách thần học luân lý, tựa như của thánh Antôninô nói trên đây nhiều khi kéo dài tới số 10. Thường thì trong tất cả các bản văn, ta đều thấy có các điều răn sau đây: dự Thánh lễ và thánh hóa ngày Chúa nhật; xưng tội hằng năm; rước lễ trong mùa Phục sinh; ăn chay kiêng thịt. Ngoài những điểm chung ấy ra, thì nơi này nơi khác có thêm một vài điều nữa: tỉ như: đóng thuế thập phân cho Giáo hội dưới thời Vương chính nước Pháp, hoặc trợ giúp hàng giáo sĩ, như bên các nước Bắc Mỹ; hoặc không được cưới hỏi trọng thể trong mùa Chay; cấm kết hôn với người ngoại đạo; không lai vãng với những người đã bị lên án tuyệt thông; không tham dự bí tích do các linh mục có tư tình cử hành.

Bản văn 6 điều răn mà chúng ta quen đọc ở các nhà thờ Việt Nam nói được là giống với bản văn được áp dụng tại nước Pháp từ năm 1945: Nên biết là tại Pháp danh sách các điều răn Hội thánh ra đời từ thế kỷ XV, và đã được đặt thành vè phổ thông. Trải qua 5 thế kỷ, chúng đã được nhiều lần thay đổi, và lần cuối cùng vào năm 1931 và 1945.- Đang khi ấy, tại Rôma sách Giáo lý Công giáo của Hồng y Gasparri xuất bản năm 1930 chỉ kê khai có 5 điều răn:

1) Dâng lễ và kiêng việc xác vào ngày Chúa nhật và lễ buộc;
2) Kiêng thịt và ăn chay vào những ngày Hội thánh định;
3) Xưng tội trọng ít là mỗi năm một lần;
4) Rước lễ ít là mỗi năm một lần trong mùa Phục sinh;
5) Giúp đỡ các nhu cầu của Giáo hội và các giáo sĩ.

Tại sao lại có sự co dãn về số các điều răn Hội thánh như vậy?

Thực ra tuy được gọi là điều răn Hội thánh, nhưng Toà thánh không bao giờ tuyên bố một danh sách chính thức về các điều răn cả. Các bản danh mục do các tác giả của những sách giáo lý, hay các nhà thần học soạn ra, thường là nhằm để nhắc nhở các tín hữu về những nghĩa vụ liên can tới việc phụng tự. Sách Giáo lý Công giáo mới ban hành đã xếp chúng trong chương nói về vai trò của quyền Giáo huấn của Giáo hội đối với đời sống đạo đức của người tín hữu, cách riêng với mục tiêu bảo đảm cho người tín hữu được duy trì mức tối thiểu trong việc cầu nguyện, và cố gắng tăng trưởng trong lòng mến Chúa yêu người (số 2041). Đó là mục tiêu; còn sự phát biểu và tầm bó buộc thì có thể thay đổi tùy nơi tùy thời.

Cuốn Giáo lý Hội thánh Công giáo nói tới 5 điều răn Hội thánh. Đó là những điều răn nào?

1) Dâng lễ và kiêng việc xác ngày Chúa nhật cùng các ngày lễ buộc;
2) Xưng tội một năm ít là một lần;
3) Rước lễ trong mùa Phục sinh;
4) Ăn chay kiêng thịt vào những ngày luật định;
5) Góp công góp của xây dựng Hội Thánh, tùy theo khả năng của mình.

Ta có thể nhận thấy tuy thứ tự và con số có hơi khác với danh mục mà chúng ta quen đọc tại Việt Nam, nhưng nội dung thì như nhau. Bộ giáo luật đã bàn về những điểm đó trong quyển 4, nói về nhiệm vụ thánh hóa của Giáo hội. Sách Giáo lý Công giáo cũng trích dẫn những khoản luật ấy, nhưng đồng thời cũng giải thích ý nghĩa của chúng tại những chương khác nhau. Ta có thể bàn vắn tắt về ý nghĩa của từng điều răn, dựa theo thứ tự đọc ở các nhà thờ tại Việt Nam như sau.

Hai điều răn thứ nhất và thứ hai có thể gom lại làm một, xét vì cả hai đều liên can đến nghĩa vụ phải giữ trong các ngày Chúa nhật và lễ buộc, tức là: tham dự Thánh lễ và nghỉ việc xác. Xét theo lịch sử, thì việc tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật nói được là đã có từ thời các thánh Tông đồ; các tín hữu tụ họp nhau để cử hành Thánh Thể vào ngày tiếp theo ngày Sabbat của người Do thái, từ nay được gọi là ngày Chúa nhật, ngày của Chúa, ngày thứ nhất trong tuần dành để kính nhớ ngày Chúa sống lại. Tham dự Thánh lễ xong thì người ta lại trở về công việc thường nhật; mãi tới thế kỷ IV, khi Kitô giáo được nhìn nhận là Quốc giáo ở Rôma, thì mới có luật của nhà nước buộc ngưng việc lao động. Dần dần, Giáo hội thêm một số ngày lễ trọng coi ngang với ngày Chúa nhật.

Trong quá khứ, nhiều lần người ta rơi vào chế độ vụ luật, từ đó đặt ra không biết bao nhiêu là câu hỏi chi li, tỉ như: phải xem lễ từ phần nào tới phần nào khi chu toàn nghĩa vụ? Ngày Chúa nhật, được phép làm việc gì, kiêng việc gì? vân vân. Ngày nay, Giáo hội muốn cho chúng ta khám phá ra tinh thần nguyên thủy của ngày Chúa nhật, ngày của Chúa, ngày tưởng niệm Chúa sống lại, ngày các tín hữu hội họp nhau để cầu nguyện, chia sẻ; ngày nghỉ ngơi để nói lên điều kiện tự do thoải mái mai sau trên Nước Trời, ... Nói tóm lại, thay vì nói đến việc giữ luật về ngày Chúa nhật, cần nhấn mạnh đến chỗ “thánh hóa ngày Chúa nhật”, nếu chúng ta không muốn rơi vào vết xe cũ của người Pharisêu về luật Sabbat đã bị Chúa Giêsu lên án.

Điều răn thứ ba, xưng tội mỗi năm ít là một lần. Nghĩa vụ này do công đồng Lateranô IV, vào năm 1215 đặt ra. Nghĩa vụ này đặt ra đối với những người đã phạm tội trọng, xét vì tội nhẹ có thể được tha thứ qua các việc bác ái khác. Dĩ nhiên đây là mức tối thiểu, chứ phàm ai đã ý thức mình phạm tội trọng thì hãy đi xưng tội càng sớm càng hay, để luôn có thể sống trong ơn sủng với Thiên Chúa. Cách riêng, trước khi đi rước lễ, thì phải xưng thú các tội trọng.

Việc rước lễ một năm một lần vào mùa Phục sinh (điều răn thứ bốn) cũng là một biện pháp kỷ luật do công đồng Lateranô-IV năm 1215 đặt ra: đây là một điều tối thiểu, nhằm giúp cho đời sống thiêng liêng khỏi chết yểu. Thực vậy, biện pháp kỷ luật được đặt ra vào lúc mà tinh thần đạo đức đã sa sút; chứ còn vào thời buổi đầu, các tín hữu rước lễ thường xuyên vào lúc họ đi tham dự Thánh lễ, nghĩa là ít là hằng tuần.

Việc ăn chay kiêng thịt trải qua lịch sử đã có những lúc chìm nổi, và không thiếu lần rơi vào tính cách vụ luật. Sau công đồng Vaticanô II, Đức Phaolô VI đã duyệt lại kỷ luật trong ván đề này với tông hiến “Poenitemini” (17/2/1966), nhằm nêu bật mục tiêu của việc ăn chay kiêng thịt, đó là thống hối đền tội, chế ngự các đam mê, đồng thời với sự chia sẻ số phận nghèo đói của hàng bao nhiêu triệu con người. Bởi vậy, vấn đề không phải chỉ là kiêng thịt, nhưng nếu cần, có thể kiêng rượu, thuốc lá, hay cái sở thú nào đó để bày tỏ tinh thần hãm mình đền tội; ngoài ra sự tiết kiệm do việc kiêng khem có thể dùng vào việc bác ái.

Sau cùng, nghĩa vụ đóng góp của mỗi người tín hữu tùy theo khả năng của mình vào các công trình của Giáo hội địa phương và hoàn vũ. Điều này cho thấy, là con cái trong nhà, mỗi người có trách nhiệm đóng góp để xây dựng gia đình mình là Giáo hội, từ tinh thần, thời giờ, công sức cho đến vật chất. Đồng thời, tinh thần anh chị em trong gia đình Giáo hội cùng liên đới, hiệp nhất, chia sẻ và gánh vác trách nhiệm với nhau.

Theo Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.