24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 3)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 46)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 57)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 72)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 59)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 48)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 61)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 56)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 55)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 46)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY Thứ Năm Tuần XXIII Thường Niên Bài đọc : Cl 3, 12-17

12 Tháng Chín 20196:27 SA(Xem: 2834)

12-9LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

Thứ Năm Tuần XXIII Thường Niên

Bài đọc : Cl 3, 12-17

"Anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện".

Bài trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.

Anh em thân mến, như những người được chọn của Thiên Chúa, những người thánh thiện và được yêu thương, anh em hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hoà, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và hãy tha thứ cho nhau, nếu người này có chuyện phải oán trách người kia. Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện. Nguyện cho bình an của Chúa Kitô làm chủ trong lòng anh em, sự bình an mà anh em đã được kêu gọi tới để làm nên một thân thể. Anh em hãy cảm tạ Thiên Chúa. Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. Với tất cả sự khôn ngoan, anh em hãy học hỏi và nhủ bảo lẫn nhau. Hãy dùng những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca của Thần khí, cùng với lòng tri ân, để hát mừng Thiên Chúa trong lòng anh em. Và tất cả những gì anh em làm, trong lời nói cũng như trong hành động, tất cả mọi chuyện, anh em hãy làm vì danh Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mà tạ ơn Thiên Chúa Cha.

TIN MỪNG : Lc 6, 27-38

"Các con hãy tỏ lòng thương xót như Cha các con hay thương xót".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Ai vả con má bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài của con, thì con cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì con hãy cho, và ai lấy gì của con, thì đừng đòi lại. Các con muốn người ta làm điều gì cho các con, thì hãy làm cho người ta như vậy. Nếu các con yêu những kẻ yêu các con, thì còn ân nghĩa gì nữa? Vì cả những người tội lỗi cũng yêu những ai yêu họ. Và nếu các con làm ơn cho những kẻ làm ơn cho các con, thì còn ân nghĩa gì? Cả những người tội lỗi cũng làm như vậy. Và nếu các con cho ai vay mượn mà trông người ta trả lại, thì còn ân nghĩa gì? Cả những người tội lỗi cũng cho những kẻ tội lỗi vay mượn để rồi được trả lại sòng phẳng. Vậy các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mượn mà không trông báo đền. Phần thưởng của các con bấy giờ sẽ lớn lao, và các con sẽ là con cái Đấng Tối Cao, vì Người nhân hậu với những kẻ bội bạc và những kẻ gian ác.

Vậy các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ. Đừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được thứ tha. Hãy cho, thì sẽ cho lại các con; người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong đấu nào, thì cũng sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy".

SUY NIỆM: TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC


Một bác nông dân gặp người hàng xóm chuyên gây sự với mình đang say rượu, nằm ngủ ngay mép vực thẳm chông chênh. Sau một thoáng suy nghĩ, bác quyết định kéo người hàng xóm vào nơi an toàn. Đức Giêsu sẽ không mặc khải trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa, nếu từ thập giá, Người không tha thứ cho những kẻ giết hại mình. Đỉnh cao của yêu thương chính là đang khi bị kẻ thù đóng đinh vào thập giá mà vẫn có thể thốt lên: “Lạy Cha! Xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm.” Đức Giêsu đã không rao giảng bất cứ điều gì mà chính Người không sống và minh chứng trước. Như vậy, Người đã cho thấy đây là điều nằm trong khả năng của con người.

Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta về ơn gọi cao cả của người Kitô hữu. Như Đức Giêsu đã yêu thương kẻ thù, chúng ta cũng được mời gọi để hành động như Người. Chỉ có lòng yêu thương và tha thứ, chúng ta mới thực sự trở thành chứng nhân của Chúa.
(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin ban sức mạnh để chúng con có thể yêu thương kẻ thù giống như Ngài. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Vượt trên chỉ trích và oán giận – Lời mời gọi cảm thông sâu sắc hơn


Vượt lên cơn giận và căm phẫn, vượt lên sự chỉ trích chính đáng trước những gì là bất lương và bất công, chính là một sự cảm thông sâu sắc hơn. Lời mời gọi này không yêu cầu chúng ta thôi làm ngôn sứ khi đối diện bất công nhưng yêu cầu chúng ta làm ngôn sứ một cách sâu sắc hơn.

Gần đây tôi có tham gia một buổi hội thảo chuyên đề, và diễn giả trạc chừng tuổi tôi. Vì chúng tôi đều trải qua các thay đổi về tôn giáo và văn hóa như nhau, nên tôi đồng hưởng những gì ông nói và đồng cảm với ông. Và khi nhận xét về tình trạng chính trị và giáo hội của chúng ta thời nay, ông khá là chỉ trích, thậm chí là giận dữ. Và không phải không có lý do. Trong cả chính phủ và giáo hội của chúng ta thời nay, không chỉ có sự phân cực chua cay và thiếu lòng mến cùng sự tôn trọng căn bản, mà còn có cả sự mù quáng không thể bào chữa, thiếu minh bạch, và cả bất lương vị lợi. Diễn giả của chúng tôi vô cùng nhiệt tình đưa ra những chuyện này.


Và tôi đồng ý với phần lớn nội dung của ông. Tôi cũng có cùng cảm nhận như ông. Tình trạng hiện thời, dù là trong chính trị hay giáo hội, đều thật quá trì trệ, phân cực chua cay, và chỉ làm cho chúng ta thấy chán nản và muốn lên án những người chịu trách nhiệm cho sự mù quáng, bất lương và bất công dường như không thể bào chữa này. Nhưng dù cho tôi thấy nhiều lời ông nói là sự thật và cùng chia sẻ nhiều cảm nghĩ của ông, nhưng tôi không đồng ý với ông về nền tảng động cơ cho những điều này. Dường như ông nói dựa trên sự bi quan và giận dữ, không thể tìm thấy gì khác ngoài căm phẫn. Ông cũng rất tiêu cực trong thái độ của mình đối với những người phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này.


Tôi không thể nói những điều ông nói là không đúng, và cảm nhận của ông là sai. Tôi có thể hiểu được vì sao ông có phản ứng như vậy. Nhưng tôi không chấp nhận được nền tảng động cơ của ông. Sự cay đắng và giận dữ, dù có biện minh thế nào, cũng không phải là động cơ tốt. Cả Chúa Giêsu và những người cao thượng đều mời gọi chúng ta hãy vượt qua cơn giận và căm phẫn.


Vượt lên cơn giận và căm phẫn, vượt lên sự chỉ trích chính đáng trước những gì là bất lương và bất công, chính là một sự cảm thông sâu sắc hơn. Lời mời gọi này không yêu cầu chúng ta thôi làm ngôn sứ khi đối diện bất công nhưng yêu cầu chúng ta làm ngôn sứ một cách sâu sắc hơn. Như Daniel Berrigan thường nói, một ngôn sứ là người thề yêu thương chứ không thề giận ghét.


Nhưng thật không dễ làm như thế. Trước bất công, bất lương, và cố ý mù quáng, mọi bản năng tự nhiên của chúng ta đều không muốn cảm thông. Đến mức nào đó, điều này là lành mạnh và cho thấy chúng ta vẫn mạnh mẽ về mặt đạo đức. Chúng ta nên thấy giận dữ và căm phẫn trước sai trái. Cũng có thể hiểu được khi chúng ta cảm thấy giận ghét, phán xét với những người gây ra tình trạng này. Nhưng đó là bước khởi đầu (một bước khởi đầu đủ lành mạnh) chứ không phải là toàn bộ con đường để chúng ta đi. Chúng ta được kêu gọi hướng đến một điều sâu sắc hơn, cụ thể là, một cảm thông mà trước đó chúng ta chưa có được. Cơn giận sâu sắc mời gọi chúng ta cảm thông sâu sắc.


Trong những thời khắc thực sự cay đắng trong đời, khi chúng ta thấy mình chìm trong cảm giác bị hiểu lầm, khinh dễ, bất công, và căm phẫn hợp lý đối với những người gây tình trạng này, thì cơn giận và sự căm ghét tự nhiên nảy sinh trong chúng ta. Chìm trong chúng một thời gian, thì không sao, bởi cơn giận là một hình thức căn thiết của sự đau buồn, nhưng sau một thời gian thì chúng ta phải tiến lên. Và lúc đó, thách thức là phải tự vấn lòng mình: Với những căm ghét này, làm sao để tôi yêu thương đây? Tình yêu mời gọi tôi làm gì trong tình trạng cay đắng này? Tôi có thể tìm được mối mối liên kết chung nào để tôi vẫn xem những người tôi đang oán giận là người trong cùng gia đình mình? Làm sao để tôi vươn ra, vươn qua khoảng cách của cảm giác giận dữ chính đáng này? Và có lẽ, quan trọng nhất là: “Tôi có thể tìm nơi đâu để có được sức mạnh hòng không chìm đắm trong căm phẫn vị kỷ và oán ghét?”


Làm sao để tôi yêu thương? Làm sao để tôi yêu thương trong tình thế này? Đó mới là thách thức. Chúng ta chưa từng được kêu gọi yêu thương trong tình thế như vậy. Nhận thức, cảm thông, tha thứ và tình yêu của chúng ta chưa từng trải qua cơn thử thách này. Nhưng đó chính là thử thách đạo đức tối hậu, một thử thách mà chính Chúa Giêsu đã trải qua trong vườn Giếtsêmani. Làm sao để yêu thương khi tất cả mọi thứ đều kêu gọi bạn làm điều ngược lại?


Hầu hết bản năng tự nhiên của chúng ta, và mọi sự xung quanh chúng ta, đều ngăn trở một cảm thông như thế. Khi đối diện bất công, các bản năng tự nhiên của chúng ta sẽ tự phát đóng sầm cánh cửa tin tưởng, và mở cánh cửa phán xét ra. Chúng còn mời gọi chúng ta căm phẫn và oán ghét. Những cảm giác đó tạo nên một sự tẩy rửa nhất định trong chúng ta. Cho chúng ta thấy khá hơn. Nhưng sự tẩy rửa đó chỉ là loại thuốc không ổn nếu dùng lâu dài. Để giữ sự lành mạnh lâu dài, chúng ta cần một điều gì đó vượt trên cay đắng và oán ghét. Và đó chính là sự cảm thông.

Dù không chối bỏ những chuyện sai trái, không chối bỏ rằng chúng ta phải đứng lên làm ngôn sứ trước những chuyện sai trái, nhưng cảm thông mời gọi chúng ta tiến tới giai đoạn hậu-giận dữ, hậu-căm phẫn, hậu-oán ghét. Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta, và ngày hôm nay, đó chính là điều cần thiết nhất trong xã hội, giáo hội, và gia đình chúng ta.


Ronald Rolheiser,

J.B. Thái Hòa dịch