28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 3)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 5)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 32)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 55)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 60)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 53)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 69)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...
21 Tháng Ba 20241:09 CH(Xem: 56)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie Nữ Tu Natalie Kovacsics (1901-1992) thuộc Dòng Chúa Chiên Lành Thánh Magdalene. Bà cũng được biết đến là Nữ Tu Natalia Magdolna. Bà sinh vào ngày 31/1/1901 tại gần vùng Pozsony mà nay thuộc về thành phố Bratislava, nước Slovakia. Đó là vùng thuộc về Đế Quốc...

HÃY NHÌN LÊN THÁNH GIÁ

28 Tháng Ba 201911:38 SA(Xem: 1327)
tg1HÃY NHÌN LÊN THÁNH GIÁ

Nhìn lên Thánh Giá Chúa, sự đau khổ, chúng ta thấy được sự độc ác của chúng ta, hiểu được sức tàn phá của bạo lực và thù ghét. Mỗi vết thương, mỗi giọt máu trên thân thể Chúa Kitô là một hậu quả của sức mạnh sự dữ công phá, cũng như của sức bạo động trong con tim con người.

Một khía cạnh hiển nhiên trong thế giới hôm nay đang bị dằn vật bởi cơn lốc bạo động, khủng bố, thù hằn và ganh tị. Trong con tim nhiều người, có khi cả những trẻ nhỏ, cả linh mục, nữ tu... cũng có chất chứa đầy thù hằn và bạo động. Nơi học đường, nơi gia đình, nơi giáo xứ, trong nhiều môi trường, thậm tệ khi thù hằn và bạo động còn được ca ngợi như hành động anh hùng (trả thù). Vì thế mà nhiều nước, nhiều thành thị không còn là nơi yên ổn, nhiều gia đình không còn phải là tổ ấm; Giáo Hội không còn là dấu chỉ hấp dẫn cho lương dân, vì con tim nhiều người đã bị nhiễm trùng bạo động và thù ghét.

Càng ngày càng rất hiếm đi nụ cười trong cuộc sống, con người ngày đang cất tiếng kêu cứu muốn được giải thoát khỏi sức mạnh của thù ghét, kêu cứu sự giúp đỡ của những chứng nhân tình yêu, nhưng kẻ mệnh danh là chứng nhân tình yêu vẫn lạnh lùng ngồi xét đoán thời cuộc, chứ không có khả năng đem lại an bình, và chỉ đường đến sự tha thứ và hoà bình.

Mọi người cần nhìn lên thập giá Chúa để thấy và hiểu sự hận thù đã tàn phá con người đến mức độ nào. Cần nhìn lên thập giá Chúa để lắng nghe lời kêu cứu của con người cần được giải thoát khỏi áp lực của hận thù. Và cần nhìn lên thập giá Chúa, để cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa, Đấng duy nhất có thể cứu rỗi con người và dạy con người sống yêu thương đúng nghĩa. Thập giá Chúa là dấu chỉ tỏ tường của Tình Yêu Thiên Chúa, Tình yêu chung thủy, yêu không điều kiện cả khi không được đáp trả và bị từ khước. Chỉ Tình Yêu này mới có thể hoá giải và biến cải sức mạnh bạo động, thù ghét trong con tim của con người.

Nhìn lên Thánh Giá Chúa và suy ngắm, chúng ta có thể khám phá ra được đâu là trận chiến căn bản, trận chiến giữa hận thù và yêu thương, và khám phá ra đâu là con đường duy nhất mà nhân loại nói chung, và mỗi một người nói riêng, phải đi qua, để chiến thắng những thử thách của thời đại.

Nhìn lên Thập giá Chúa để lời nói của người đồ đệ Chúa phải có sức gây thêm thông cảm và xây dựng, khích lệ anh chị em chung quanh. Thiên Chúa yêu thương nhân loại, bằng tình yêu muôn thuở, để giải thoát nhân loại khỏi ách nặng của thù ghét.

Nếu chúng ta nhìn vào tâm hồn mình môt cách khiêm tôn thành thực, có lẽ chúng ta sẽ thấy là bạo động và thù ghét, những đều xấu chúng ta thường kết án nơi người khác, cũng đang hiện diện trong chính chúng ta dưới nhiều hình thức khác nhau: chỉ trích, kết án cách âm thầm, nghi kỵ, thinh lặng để nói lên thái độ chê bỏ, từ khước, ganh tỵ, chán nản, tức giận… Nhiều khi cơn tức giận bùng nổ hiển hiện, nhưng lắm lúc âm ỉ ngấm ngầm, dưới nụ cười và lời nói nhã nhặn.

Nhìn lên Thập giá Chúa Giêsu là nguồn mạch của cuộc sống và sứ mạng của chúng ta. Nếu chúng ta để mất mối giây liên lạc mật thiết với Ngài, thì không những chúng ta không thể chu toàn sứ mệnh mà còn đánh mất luôn cả ý nghĩa cuộc đời. Trong hoàn cảnh đó, ơn gọi tông đồ sẽ bị biến thành dụng cụ để tìm kiếm chính mình hoặc các tư lợi ích kỷ cá nhân. Kết quả là chúng ta sẽ dễ dàng chạy theo đám đông. Vì vậy, điều thiết yếu trong cuộc đời tông đồ tận hiến là phải sống gần Chúa, để đào sâu và làm cho mới luôn mãi mối giây liên lạc thân tình với Chúa và tiến lên mãi trong mối hiệp thông với Ngài.

Cuộc gặp gỡ với Chúa biến đổi tâm hồn chúng ta theo con tim của Chúa Kitô. Tuy nhiên, cần hiểu rõ là sống gần Chúa không có nghĩa là bỏ mặc anh chị em xung quanh với những vấn đề của họ, nhưng nhờ sống gần Chúa mà chúng ta có thể tập và thành công nhìn thế giới với đôi mắt của Chúa và yêu thương thế giới với con tim của Chúa. Như thế, tiến gần Chúa và sống thân tình với Ngài sẽ giúp chúng ta quan tâm và phục vụ anh chị em một cách thiết thực hơn.

Thế giới hôm nay, một thế giới hiện đang bị đè bẹp dưới sức nặng của bao sự dữ? Mỗi ngày, tin tức các nơi luôn nhắc nhở chúng ta là trong thế giới vẫn còn nhiều đau khổ thê lương. Biết bao nhiêu người mệt lả và bị cuộc đời đè nặng trên vai: những va chạm và hiềm khích trong môi trường làm việc và trong gia đình; những người bị thất nghiệp hay bị tai nạn hoặc rủi ro bất hạnh; những kẻ bị đàn áp bất công, tham nhũng, bị tàn phế vì bạo động chiến tranh, tuổi già cô đơn, bị bệnh tật hành hạ và sự trống rỗng nội tâm dày xéo; những anh chị em bị bỏ rơi và phải sống trong im lặng thở dài vân vân… và biết bao hoàn cảnh đau thương khác nữa quanh chúng ta, gần chúng ta dường như sờ được, mà đôi khi chúng ta cảm thấy không dính dáng gì đến chúng ta.

Nhìn lên Thánh Giá mỗi người chúng ta cần tự hỏi chính mình xem có ý thức sứ mệnh đã được trao phó cho hay không? Và ý thức với cùng tâm tình như Chúa đã nêu gương hay không? Chúng ta có chuẩn bị chu toàn sứ mệnh mang Tin Mừng cho con người đang bị đè bẹp dưới sức nặng của sự dữ hay không? Hay chúng ta đã phí phạm thời giờ, sức lực và công khó cho những việc không đâu? Tệ hại hơn, nhiều khi chúng ta sống đãng trí, hay thờ ơ, đến độ không nhận ra những đau khổ của người khác, của cả người anh chị em sống gần gũi bên cạnh. Đây là một thứ đãng trí cố ý, do một con tim khép kín trước những đau khổ của anh chị em, và quá bồn chồn lo lắng cho những lợi lộc riêng tư cho một mình mình.

Chúng ta thường bàn cãi nhiều về tình yêu thương và giảng về tình thương thì rất hay, rất bốc, nhưng rất ít thi hành. Một lần, khi người ta hỏi ông Gandhi: Ông sợ điều chi nhất? Thì ông trả lời: “Điều tôi sợ nhất là con tim chai đá của những người trí thức”.

Nhìn lên Thập Giá Chúa Giêsu để chúng ta học hỏi nơi Chúa sự hiền lành, tâm hồn hiền lành và khiêm nhượng luôn tôn trọng kẻ khác trong phẩm giá, tôn trọng cá tính và mức độ trưởng thành tâm lý, cũng như sự tiến bộ tâm linh của họ. Đó là những điều căn bản cần thiết cho việc thi hành tốt sứ mạng tông đồ của anh chị em. Sự hiền lành và khiêm nhượng của Chúa Giêsu sẽ đưa chúng ta tiến sâu vào mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu. Một đặc tính nữa, rất quan trọng của lòng hiền từ và khiêm nhượng nơi người tông đồ là thái độ biết lắng nghe, để thông cảm, nâng đỡ. Thái độ lắng nghe không có nghĩa là không nói, nhưng là thái độ của một tâm hồn nhạy cảm, có nội tâm tự do thanh thản, để có thể vượt qua được giới hạn của ngôn từ, mà nhìn thấu tận tâm can của người khác, và tham phần vào sự đau khổ của người khác để xoa dịu, nâng đỡ và cứu vớt. Người tông đồ, sống theo sự hiền lành và khiêm nhượng của Chúa Giêsu, sẽ có khả năng chịu đựng những khó khăn và đau khổ do sự yếu đuối của người khác gây ra, để thông truyền v
ào lòng họ niềm hy vọng. Tâm hồn hiền lành và khiêm nhượng còn dẫn đưa người tông đồ đến thái độ hy sinh hiến dâng, như Chúa, Đấng chăn chiên nhân lành, "hiến mạng sống mình cho đoàn chiên" (Gn 10,14-15). Người hiền lành và khiêm nhượng chấp nhận gánh chịu sự yếu đuối và các tật xấu của người khác; và việc này có nghĩa là chấp nhận chết chính mình, chấp nhận hy sinh dâng hiến chính mình, để góp phần xây dựng người anh chị em. Người hiền lành và khiêm nhượng dễ dàng quên các quyền lợi của mình, để xây đắp cuộc đời kẻ khác.

Nhìn lên Thập Giá để hiểu nhũng gì Chúa đã làm vì yêu chúng ta, để rồi chúng ta cũng sống xứng đáng đáp trả lại tình yêu đó, đừng trở nên phũ phàng như những kẻ vong ân.

Mùa Chay rồi từng Mùa Chay trôi qua. Ước chi Mùa Chay Thánh này là Mùa Cứu độ cho chúng ta.

LM Raphael Trần Xuân Nhàn.