18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 20)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 18)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 14)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 18)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 32)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 32)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 25)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 57)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 55)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

CẢM THƯƠNG LÀ CON ĐƯỜNG CỨU ĐỘ, + ĐGM GB. BÙI TUẦN

09 Tháng Hai 20198:55 SA(Xem: 1315)
dcctCẢM THƯƠNG LÀ CON ĐƯỜNG CỨU ĐỘ, + ĐGM GB. BÙI TUẦN
 Xót thương, cảm thương, đó là tiếng Chúa gọi chúng ta. Chúa đợi chúng ta trên con đường đó.
1. Tôi rất đau khổ, cả phần xác lẫn phần hồn. Đau khổ nào cũng khủng khiếp, gây nên cô đơn sâu thẳm.
   
2. Trong mọi đau khổ, tôi không ngừng cầu xin Chúa thương đỡ nâng tôi. “Xin thương đỡ nâng con suốt cuộc đời”. Bài hát đó của Dao Kim thường âm ỷ trong tôi.
     
3. Rất thực là Chúa đã nâng đỡ tôi suốt cuộc đời dài. Tôi cảm được rất rõ Chúa xót thương tôi. Tôi gọi sự Chúa nâng đỡ tôi suốt cuộc đời là dòng chảy ơn cảm thương Chúa dành cho tôi, để cứu độ tôi.
     
4. Cảm thương và thương cảm, đó là những đợt sóng, lúc lớn lúc nhỏ, lúc nổi lúc chìm, luôn hoạt động trong tôi.
    
5. Tôi nhận được sự cảm thương nơi nhiều người Chúa dùng để cứu tôi. Cảm thương của họ rất là trong sáng. Tôi cảm được tình thương của họ một cách dễ dàng, tư riêng và cao quí.
    
6. Tôi nhận được sự cảm thương từ nhiều giống vật. Như mấy con chó của tôi luôn gắn bó, trung thành. Như đàn chim sẻ hằng ngày bay đến gần tôi, để xin ăn nuôi mình và nuôi nhau. Cảnh con mẹ mớm mồi cho con nhỏ rất nhiều lần đã mở lòng tôi ra, để đón nhận ơn thương cảm của Chúa.
       
7. Tôi cũng nhận được sự cảm thương từ nhiều cây cối trước mặt tôi. Có những cành những lá những hoa tự rụng xuống, như để nhường sức sống cho những cành, những lá, những hoa mới mọc, còn non. Chúng như cảm thương nhau, một cách tự nhiên, lặng lẽ.
    
8. Một cách đặc biệt, tôi nhận được sự cảm thương nơi vô số người gần xa. Họ đối xử với nhau bằng cảm thương sâu sắc chân thành.
Biết bao người đã dám chết đi cho người khác, coi đó là hạnh phúc đời mình.
Biết bao người đã coi sự mình biết cảm thương những người đau khổ chính là ơn gọi cao quí Chúa dành cho mình. Nếu được tự hào, thì họ tự hào về ơn đó.

9. Riêng tôi, càng về già, thì càng nghĩ tới sự chết. Mà nghĩ tới sự chết thì tự nhiên nghĩ tới sự Chúa phán xét, để được thưởng hay bị phạt.
Phán xét của Chúa sẽ theo tiêu chuẩn nào? Thưa: Theo sự người ta có cảm thương người đau khổ hay không. Chúa Giêsu đã nói rõ ràng và chắc chắn về tiêu chuẩn cảm thương người đau khổ trong Phúc âm thánh Mátthêu:

“Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự trên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập họp trước mặt Người. Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê thì bên trái.
Bấy giờ Đức vua sẽ phán cùng những kẻ ở bên phải rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp đón; Ta trần truồng các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm”.
Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống. Có bao giờ Chúa là khách lạ mà tiếp rước, hoặc trần truồng mà cho mặc. Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến thăm đâu.
Để đáp lại, Đức vua sẽ bảo họ rằng Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em nhỏ nhất của Ta đây, là các con đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 31-40).

10. Với những lời Chúa phán trên đây, Chúa dạy chúng ta điều quan trọng này: Ai cảm thương những người đau khổ, thì được Chúa kể như là cảm thương chính Chúa. Chúa ở trong những người đau khổ. Do đó, mà kẻ cảm thương sẽ được Chúa thưởng phúc thiên đàng.
     
11. Rồi, Chúa phán tiếp: “Ai không cảm thương những kẻ khổ đau, thì bị Chúa kể như không cảm thương chính Chúa. Do đó, họ sẽ bị Chúa phạt phải xuống hỏa ngục” (Mt 25, 41-46).
     
12. Chúng ta có quan tâm đủ đến luật cảm thương, mà Chúa đã dạy không? Chúng ta sẽ thi hành luật đó tại Việt Nam hôm nay thế nào? Thiết tưởng chúng ta cần cầu nguyện và tỉnh thức.
     
13. Nếu chúng ta thực sự cầu nguyện và tỉnh thức, chúng ta sẽ được Chúa cho thấy: Cảm thương là con đường cứu đạo, cứu đời, cứu chính bản thân mỗi người.
     
14. Đơn sơ thế thôi, nhưng cảm thương như Chúa dạy đâu là chuyện dễ. Chính vì vậy, mà rất cần tìm đỡ nâng ở Chúa. “Xin thương đỡ nâng con suốt cuộc đời”. Và thực sự Chúa đã đỡ nâng tôi từng giờ, từng phút, từng giây.
     
15. Chúa nâng đỡ tôi một cách đặc biệt, đôi khi chỉ bằng một lời Chúa hứa:
     
“Phúc thay ai xót thương người,
Vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5, 7).

Xót thương, cảm thương, đó là tiếng Chúa gọi chúng ta. Chúa đợi chúng ta trên con đường đó.
 
Long Xuyên, ngày 14.1.2019