Tha Thứ Thật Sự Là Gì?
“Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì.” (Lu-ca 23:34)
Tha thứ có lẽ là một phẩm chất dễ bị lạm dụng, ứng dụng sai, và hiểu nhầm nhiều nhất trong văn hóa của chúng ta. Chúng ta thường nghĩ mình biết rõ về sự tha thứ, nhưng chúng ta thật sự không biết. Trước khi đọc tiếp, xin dành một phút để làm bài kiểm ngắn nầy xem mỗi lời phát biểu đúng hay sai.
1.Một người không nên được tha thứ cho đến khi người đó xin tha thứ.
2.Tha thứ bao gồm việc xem nhẹ sự phạm tội và những tổn thương đã gây ra.
3.Tha thứ bao gồm việc phục hồi lòng tin cậy và hàn gắn lại mối quan hệ.
4.Bạn không thật sự tha thứ cho đến khi bạn quên đi hành vi phạm tội.
5.Khi thấy một người nào đó bị thương tổn, bạn có bổn phận phải tha thứ cho người phạm tội.
Khi bạn đọc Kinh Thánh và xem Chúa nói gì về sự tha thứ, bạn sẽ khám phá ra rằng năm lời phát biểu trên đều sai. Bạn đã trả lời như thế nào cho năm lời phát biểu đó?
Chúng ta sẽ dành một vài ngày tới để tìm hiểu xem sự tha thứ thật sự là gì, bởi vì hầu hết mọi người không hiểu sự tha thứ.
Thứ nhất, sự tha thứ thật là vô điều kiện. Không có một đòi hỏi nào kèm theo. Bạn không lập công để được nó. Bạn không xứng đáng để nhận nó. Bạn không mặc cả cho nó. Sự tha thứ không dựa trên một lời hứa sẽ không bao giờ tái phạm. Bạn ban sự tha thứ cho một người nào đó bất kể người đó có xin được tha thứ hay không.
Khi Chúa Giê-Xu giang tay trên cây thập tự và nói, “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì,” không có ai xin Ngài tha thứ (Lu-ca 23:34). Không có ai đã lên tiếng, “Giê-Xu ơi, xin tha thứ cho con, vì những điều họ đang đối xử với Ngài.” Chúa đã chỉ ban sự tha thứ. Ngài khởi đầu sự tha thứ.
Thứ hai, sự tha thứ không phải là làm giảm bớt tính nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Khi ai đó xin bạn tha thứ, và bạn đáp, “Chuyện nhỏ thôi mà. Nó thật sự không làm tôi tổn thương lắm,” thái độ đó làm mất giá trị của sự tha thứ. Nếu nó đã không là chuyện lớn, bạn không cần sự tha thứ và bạn cũng không cần phải ban sự tha thứ.
Sự tha thứ chỉ dành cho những chuyện lớn. Bạn không sử dụng nó cho những chuyện vụn vặt. Nếu chuyện gì đó thật sự đòi hỏi tha thứ, bạn không nên giảm nhẹ nó khi ai đó xin bạn tha thứ. Bạn không nên nói không có chuyện gì lớn. Nó đã là một chuyện lớn! Nếu nó không là một chuyện lớn, chỉ cần nói, “Bạn không cần phải xin lỗi.” Nhưng nếu nó là một chuyện lớn, thì bạn cần thừa nhận điều đó.
Có nhiều chuyện lớn trong đời sống. Bạn có nhận thấy không? Nhưng có sự khác biệt giữa bị tổn thương và bị ngược đãi. Bị tổn thương đòi hỏi sự kiên nhẫn và chấp nhận, chứ không phải sự tha thứ, bởi vì người đó đã vô tình. Bị ngược đãi đòi hỏi sự tha thứ.
Thảo Luận
Có những tổn thương nào bạn đang chờ người nào đó xin lỗi nhưng bạn cần chấp nhận?
Tại sao rất khó tha thứ cho một người không chịu xin lỗi? Làm cách nào bạn vuợt qua được điều này?
Thái độ của bạn về việc tha thứ thay đổi như thế nào khi bạn suy gẫm đến cách Chúa đã tha thứ cho bạn?
Mục Sư Rick Warren
“Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì.” (Lu-ca 23:34)
Tha thứ có lẽ là một phẩm chất dễ bị lạm dụng, ứng dụng sai, và hiểu nhầm nhiều nhất trong văn hóa của chúng ta. Chúng ta thường nghĩ mình biết rõ về sự tha thứ, nhưng chúng ta thật sự không biết. Trước khi đọc tiếp, xin dành một phút để làm bài kiểm ngắn nầy xem mỗi lời phát biểu đúng hay sai.
1.Một người không nên được tha thứ cho đến khi người đó xin tha thứ.
2.Tha thứ bao gồm việc xem nhẹ sự phạm tội và những tổn thương đã gây ra.
3.Tha thứ bao gồm việc phục hồi lòng tin cậy và hàn gắn lại mối quan hệ.
4.Bạn không thật sự tha thứ cho đến khi bạn quên đi hành vi phạm tội.
5.Khi thấy một người nào đó bị thương tổn, bạn có bổn phận phải tha thứ cho người phạm tội.
Khi bạn đọc Kinh Thánh và xem Chúa nói gì về sự tha thứ, bạn sẽ khám phá ra rằng năm lời phát biểu trên đều sai. Bạn đã trả lời như thế nào cho năm lời phát biểu đó?
Chúng ta sẽ dành một vài ngày tới để tìm hiểu xem sự tha thứ thật sự là gì, bởi vì hầu hết mọi người không hiểu sự tha thứ.
Thứ nhất, sự tha thứ thật là vô điều kiện. Không có một đòi hỏi nào kèm theo. Bạn không lập công để được nó. Bạn không xứng đáng để nhận nó. Bạn không mặc cả cho nó. Sự tha thứ không dựa trên một lời hứa sẽ không bao giờ tái phạm. Bạn ban sự tha thứ cho một người nào đó bất kể người đó có xin được tha thứ hay không.
Khi Chúa Giê-Xu giang tay trên cây thập tự và nói, “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì,” không có ai xin Ngài tha thứ (Lu-ca 23:34). Không có ai đã lên tiếng, “Giê-Xu ơi, xin tha thứ cho con, vì những điều họ đang đối xử với Ngài.” Chúa đã chỉ ban sự tha thứ. Ngài khởi đầu sự tha thứ.
Thứ hai, sự tha thứ không phải là làm giảm bớt tính nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Khi ai đó xin bạn tha thứ, và bạn đáp, “Chuyện nhỏ thôi mà. Nó thật sự không làm tôi tổn thương lắm,” thái độ đó làm mất giá trị của sự tha thứ. Nếu nó đã không là chuyện lớn, bạn không cần sự tha thứ và bạn cũng không cần phải ban sự tha thứ.
Sự tha thứ chỉ dành cho những chuyện lớn. Bạn không sử dụng nó cho những chuyện vụn vặt. Nếu chuyện gì đó thật sự đòi hỏi tha thứ, bạn không nên giảm nhẹ nó khi ai đó xin bạn tha thứ. Bạn không nên nói không có chuyện gì lớn. Nó đã là một chuyện lớn! Nếu nó không là một chuyện lớn, chỉ cần nói, “Bạn không cần phải xin lỗi.” Nhưng nếu nó là một chuyện lớn, thì bạn cần thừa nhận điều đó.
Có nhiều chuyện lớn trong đời sống. Bạn có nhận thấy không? Nhưng có sự khác biệt giữa bị tổn thương và bị ngược đãi. Bị tổn thương đòi hỏi sự kiên nhẫn và chấp nhận, chứ không phải sự tha thứ, bởi vì người đó đã vô tình. Bị ngược đãi đòi hỏi sự tha thứ.
Thảo Luận
Có những tổn thương nào bạn đang chờ người nào đó xin lỗi nhưng bạn cần chấp nhận?
Tại sao rất khó tha thứ cho một người không chịu xin lỗi? Làm cách nào bạn vuợt qua được điều này?
Thái độ của bạn về việc tha thứ thay đổi như thế nào khi bạn suy gẫm đến cách Chúa đã tha thứ cho bạn?
Mục Sư Rick Warren