13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 38)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 36)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 36)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...
12 Tháng Tư 20249:28 CH(Xem: 50)
Nguồn: Spiritdaily.com và Forums of the Virgin Mary Đức Mẹ Maria đã từng can thiệp và thay đổi tình hình thế giới và tình hình giáo hội trong 500 năm trở lại đây. Thế giới luôn chiến đấu để chống nạn đói khát và bịnh tật. Những người Hồi Giáo đã chiếm đóng nước Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Họ cũng đã từng kiểm soát vùng Đất Thánh.
12 Tháng Tư 20249:57 SA(Xem: 44)
Nguồn: Spiritdaily.com Những nơi trú ẩn ở đâu khi có cơn thử thách lớn? Đâu là những nơi trú ẩn dành cho những người còn sống sót? Sẽ có một cuộc thanh tẩy rất lớn để thanh lọc thế giới này. Nhân loại đã rời xa Thiên Chúa và đã xúc phạm nặng nề đến Ngài. Vậy các tín hữu của Chúa sẽ ra sao? Liệu họ có phải chịu sự thống khổ như những người khác không?
11 Tháng Tư 20242:08 CH(Xem: 50)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz kể tiếp về các thông điệp mà Đức Mẹ Maria ban cho bà...
11 Tháng Tư 20241:43 CH(Xem: 51)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz đang cư ngụ tại miền Nam của thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona và đã bắt đầu nghe và nhìn thấy Đức Mẹ vào năm 1988.
10 Tháng Tư 20245:05 CH(Xem: 41)
Nguồn: Mysticpost Thánh Phanxico de Sales đã nói về chương 12 trong Sách Khải Huyền rằng sẽ có một cuộc bách hại của kẻ Phản Kito. Ngài cũng nói rằng: “Giáo Hội sẽ được nuôi dưỡng và bảo toàn ở giữa các sa mạc và trong sự thinh lặng."
10 Tháng Tư 20244:25 CH(Xem: 46)
Nguồn: Mysticpost Chúa đã ban cho thầy Phó Tế John Martinez, một cư dân của tiểu bang Texas, Hoa Kỳ với những cảm nghiệm thần bí. Theo lời kể của vị phó tế thì cũng giống như những nhà thần bí khác, ngài không cho rằng nơi trú ẩn là một nơi chốn mà là một chỗ dựa tinh thần cho những tín hữu ngoan đạo của Chúa và luôn tuân theo các chương trình...
10 Tháng Tư 20243:29 CH(Xem: 45)
Sau đây là cảm nghiệm của một thanh niên: Con vừa trở về nhà ở California được gần 2 tháng nay. Đã 8 năm qua, con đi làm xa ở tận tiểu bang Florida. Con có những cảm nghiệm mà dường như Chúa đã báo trước và sắp xếp mọi sự cho con.

Người Công Giáo cầu nguyện như thế nào?

14 Tháng Tám 201811:05 SA(Xem: 1292)
pray2Người Công Giáo cầu nguyện như thế nào?

Nhiều năm trước, một Cha giáo đã dạy các thầy chủng sinh rằng: “Các con hãy nhớ, các con không được phép nhai kẹo cao su trong khi cầu nguyện.” Một trong các thầy chủng sinh liền hỏi lại: “Thưa Cha, chúng ta có được cầu nguyện trong khi nhai kẹo cao su không?” “Tất nhiên là có”, cha giáo trả lời. Các thầy ngạc nhiên vì làm thế nào để có thể thực hành những hướng dẫn mâu thuẫn này.

Mẩu truyện trên đây muốn nói rằng cầu nguyện vừa là một hành động tự thân vừa là cách thức sống của trọn đời sống con người. Cầu nguyện có khi như một nghi thức, có khi không cần như vậy. Cầu nguyện có khi bằng khẩu nguyện, có khi thinh lặng, có khi là hoạt động, có khi là chiêm niệm. Cầu nguyện là trò chuyện với Thiên Chúa. Giống như chúng ta nói chuyện và chia sẻ với những người bạn tốt nhất của mình về những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta cũng nói chuyện với Thiên Chúa như vậy. Giống như lắng nghe bạn bè tâm sự, chúng ta cũng lắng nghe Thiên Chúa trong một cách thức tương tự.

Như khi chúng ta giao tiếp với nhau, việc cuộc gặp gỡ của chúng ta với Thiên Chúa cũng được thể hiện bằng nhiều cách thức khác nhau. Chúng ta thân thưa với Thiên Chúa bằng lời nói hay các bài thánh ca; bằng trí tưởng tượng hay bằng chính sự thinh lặng của chúng ta. Chúng ta đến với Thiên Chúa qua một nghi lễ chính thức hoặc bằng sự tự phát nào đó. Chúng ta có thể cầu nguyện trong nhà thờ, trong vườn, trên xe, hoặc ngay cả trong lúc tắm rửa. Chúng ta cũng có thể cầu nguyện trên giường. Khi vừa thức dậy, chúng ta dâng ngày mới cho Chúa và tạ ơn Ngài trước khi đi ngủ. Người Công giáo tin rằng, với ý hướng ngay lành, mọi khoảng khắc của ngày sống – những niềm hy vọng, công việc, niềm vui, những nỗi khổ đau – đều có thể trở thành nội dung rất ý nghĩa cho lời cầu nguyện.

Các tín hữu cầu nguyện theo nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, Giáo Hội dạy chúng ta ba cách phổ biến nhất như sau.

1. Khẩu nguyện

Khẩu nguyện là thưa với Thiên Chúa tất cả những gì đang xảy ra trong tâm trí chúng ta. Khẩu nguyện có thể đơn giản mà tâm tình như “Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì một buổi sáng đẹp trời này.” Đó có thể trang nghiêm như khi cử hành Thánh lễ vào một dịp đặc biệt nào đó. Khẩu nguyện cũng có thể mãnh liệt và cấp bách như lời cầu nguyện của Đức Giêsu trong vườn Giệt-si-ma-ni: “Xin đừng theo Ý Con, nhưng xin cho Ý Cha được thể hiện.”

Hầu hết các tín hữu đều biết đến những lời cầu nguyện truyền thống từ khi thơ bé. Những lời cầu nguyện truyền thống như kinh Vì Dấu Thánh Giá, kinh Kính Mừng, kinh Lạy Cha, và kinh xin ơn thánh hóa bữa ăn. Đó cũng có thể là kinh Dâng Ngày và kinh trước khi đi ngủ. Theo thời gian, nhiều tín hữu đã học thêm những kinh khác như kinh Hãy Nhớ, kinh Lạy Nữ Vương, kinh Lạy Mẹ Thiên Chúa để cầu nguyện vào mỗi thời điểm thích hợp.

Người Công giáo thường cầu nguyện theo nhóm. Khi hai hay nhiều người tụ họp lại với nhau để dâng trọn tâm hồn mình lên Chúa thì lời cầu nguyện của họ được gọi là lời cầu nguyện chung. Những ví dụ về lời cầu nguyện chung là Kinh Mân Côi, những lời cầu nguyện sùng kính bao gồm cả những bài thánh thi và những lời kinh cầu nguyện, những lời cầu nguyện trong lớp học, và quan trọng nhất là Thánh Lễ. Cùng đứng với nhau đọc kinh Tin Kính trong Thánh lễ (“tôi tin kính một Thiên Chúa, là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất…” là một kinh nghiệm mạnh mẽ vừa diễn đạt vừa định hình Đức tin của chúng ta. Mặc dù chúng ta có thể dâng những lời cầu nguyện tương tự trong suốt cuộc đời của chúng ta, nhưng ý nghĩa của những lời nguyện ấy sẽ lớn lên và thay đổi theo những kinh nghiệm sống của chúng ta. Và chắc chắn kinh Lạy Cha mang ý nghĩa rất khác biệt giữa hai người, một người vừa mới chôn cất cha mình với một đứa trẻ mới chỉ có những kinh nghiệm mơ hồ về Thiên Chúa. Những lời cầu nguyện khẩu nguyện không chỉ là “việc trải qua những cảm xúc,” nhưng chúng là dấu chỉ của một niềm tin sống động trong chúng ta.

Trong Thánh Lễ, cha chủ tế mời gọi mỗi người: “Hãy nâng tâm hồn lên.” Khi chúng ta chân thành đáp lại: “Chúng con đang hướng về Chúa”, thì chúng ta biết rằng chúng ta đang thực sự cầu nguyện, vì đó là lời cầu nguyện – nâng tâm hồn lên Thiên Chúa.

2. Suy Niệm

Suy niệm là suy ngẫm hay phản tỉnh về Thiên Chúa. Khi chúng ta suy niệm, chúng ta giữ cho lòng mình tập trung và hướng về Thiên Chúa để có thể nhận ra sự hiện diện của Ngài trong cuộc sống chúng ta, đồng thời đáp lại những gì Ngài đang mời gọi chúng ta thực hiện. Nhiều thứ có thể giúp chúng ta tập trung và khơi nguồn cho trí tưởng tượng khi suy niệm. Chúng ta có thể sử dụng Kinh Thánh, đặc biệt là Tin Mừng; những lời cầu nguyện truyền thống; những tác phẩm các cha linh hướng; những hình ảnh tôn giáo; hoặc lịch sử. Suy niệm còn được gọi là cầu nguyện phản tỉnh, dẫn chúng ta đến cuộc trò chuyện với Thiên Chúa. Hãy nhớ rằng chúng ta đang ở trước sự hiện diện của Thiên Chúa, chúng ta có thể lắng nghe Ngài nói với chúng ta. Chúng ta bước vào không gian và thời gian thánh thiêng của Thiên Chúa và nhận biết rằng Ngài luôn ở bên chúng ta mọi lúc, mọi nơi.

3. Chiêm niệm

Khi chúng ta đắm chìm vào sự hiện diện của Thiên Chúa trong sự an nhiên tự tại thì chúng ta đang cầu nguyện chiêm niệm. Khi chiêm niệm, chúng ta dành thời gian ở với Chúa trong thinh lặng và ý thức rằng Ngài đang ở bên chúng ta. Để hiểu cách thức chiêm niệm như thế nào, chúng ta có thể so sánh chiêm niệm với việc suy nghĩ hoặc chiêm ngắm một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp. Chúng ta ý thức về tất cả những đang trải nghiệm, nhưng phản ứng của chúng ta là thing lặng. Khi kinh nghiệm về Thiên Chúa một cách cá vị, chúng ta sẽ cảm nhận được tình yêu của Ngài và chờ đợi Ngài nói chuyện với chúng ta theo cách riêng của Ngài. Điều quan trọng là dành thời gian để thư giãn và lắng nghe trong sự hiện diện của Chúa, tìm kiếm sự hiệp nhất với Chúa, Đấng hằng yêu thương chúng ta.

Chuyển ngữ: Pr. Nguyễn Văn Đương, S.J.
(dongten.net 13.08.2018/ loyolapress.com)