22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 34)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 42)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 67)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 55)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 44)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 53)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 52)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 54)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 44)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 67)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

Có lễ nào chỉ dành riêng cầu cho một linh hồn hay cho một ý chỉ riêng nào không?

20 Tháng Tư 20181:21 CH(Xem: 1320)
tg13Có lễ nào chỉ dành riêng cầu cho một linh hồn hay cho một ý chỉ riêng nào không?

Giải đáp thắc mắc : 1-Có Thánh lễ nào mà mục đích chỉ để kính riêng một mình Đức Mẹ hay Thánh Nam nữ nào không? 2-Có thể lần chuỗi Mân Côi để kính Thánh Nam nữ nào được không? 3-Có lễ nào chỉ dành riêng cầu cho một linh hồn hay cho một ý chỉ riêng nào không?
Trả lời :

1- Thánh Lễ Tạ Ơn ( Eucharist) là việc phụng vụ cao trọng nhất nhằm diễn lại cách bí tích trên bàn thờ ngày nay Bữa ăn sau hết của Chúa Giêsu-Kitô với 12 Tông Đồ và Hy Tế Chúa dâng lên Chúa Cha một lần trên thập giá năm xưa để đền tội thay cho nhân loại khỏi phải phạt và chết đời đời vì tội.

Phải nói là Lễ Tạ Ơn ( Thanksgiving Mass) vì Chúa Kitô đã “ dâng lời cảm tạ Chúa Cha, bẻ bánh và trao cho các môn đệ hiện diện ăn, rồi cũng cảm tạ và trao chén rượu nho đã biến thành máu Người cho các ông uống”.

Vì thế, Thánh Lễ là hành động cảm tạ Chúa Cha cùng với Chúa Kitô và diễn lại Hy tế đền tội của Chúa, như Giáo Hội dạy trong Hiến Chế tín lý Lumen Gentium, là “ mỗi lần hy tế thập giá được cử hành trên bàn thờ, nhờ đó “ Chúa Kitô, chiên vượt qua của chúng ta chịu hiến tế ( 1 Cor 5: 7) thì công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện.” ( LG số 3)

Như thế, mọi Thánh Lễ đều qui chiếu về mục đích thờ lậy, ngượi khen và cảm tạ Chúa Cha cùng với Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần mà Giáo Hội dâng trên bàn thờ nhân danh Chúa Kitô ( in persona Christi) để xin ơn tha tội cho chúng ta ngày nay cùng thể thức và mục đích mà Chúa Kitô đã một lần dâng trên thập giá để xin ơn tha tội cho toàn thể nhân loại.

Do đó, không có Thánh Lễ nào được dâng mà trọng tâm là để kính riêng một thánh nam nữ nào, kể cả Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse, vì trọng tâm của mọi Thánh Lễ đều phải qui chiếu về một mục đích duy nhất là ngượi khen, thờ lậy và cảm tạ Thiên Chúa nhờ Chúa Giê-su-Kitô, Đấng đã dâng mình tế lễ Chúa Cha trên thập giá như đã nói ở trên .

Tuy nhiên , Phụng vụ của Giáo Hội có dành lễ kinh Đức Mẹ trong nhiều dip quanh năm, kính Thánh Cả Giuse hai lần (19 tháng 3 và 1 tháng 5, Kinh Thánh Gioan Tẩy Giả 2 lần ( 24 tháng 6 và 29 tháng 8)

Các Thánh Tông Đồ ( Phêrô. Phaolô, Philiphê, Joan, Giacô- bê…) mỗi vị một lần trong năm. Nhưng dù là lễ trọng ( Solemnity) hay lễ kính ( Feast Day) Đức Mẹ, hoặc các Thánh Nam Nữ, thì trọng tâm của Thánh Lễ vẫn là để ngượi khen, thờ lậy và cảm tạ Chúa Cha , nhờ Chúa Kitô, chứ không bao giờ là chỉ để tôn kính riêng Đức Mẹ hay bất cứ Thánh Nam Nữ nào.

Có khác chăng là trong mọi lễ kinh Đức Mẹ , Thánh Cả Giuse , các Thánh Tông Đồ , các Thánh Nam Nữ ( 1-11) các Thánh Tử Đạo, các Thánh Trinh nữ và Tu Sĩ…và lễ cầu cho một tín hữu đã qua đời, thì tất cả đều có lời nguyện riêng mở đầu và kết thúc Thánh Lễ , cũng như có Kinh Tiền Tụng ( Preface) riêng cho mỗi lễ kính mà thôi.

Thí dụ, trong Lễ Kinh Đức Mẹ và các Thánh, Giáo Hội cảm tạ Chúa về hồng ân và những sự lạ lùng Chúa đã làm nơi Đức Mẹ và các Thánh. Cụ thể, trong Kinh Tiền Tụng Lễ Kinh Đức Mẹ, Giáo Hội nguyện cầu như sau:

….Trong ngày lễ ( sinh nhật Đức Mẹ, Đức Mẹ Mân côi, Mẹ lên trời cả hồn xác…) của Đức Maria diễm phúc trọn đời đồng trinh, chúng con cùng ca ngượi, chúc tụng và tung hô Chúa. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Đức Maria đã thụ thai Con Một Chúa, và đã chiếu giãi vào thế gian ánh sáng vĩnh cửu là Đức Giê-su Kitô, Chúa chúng con..

Hoặc : Chúng con tuyên xưng Chúa là Đấng kỳ diệu trong việc Chúa tôn phong các Thánh. Nhất là khi kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, chúng con hiệp với lời ca tụng, tạ ơn của Người ( Mẹ Maria) mà tôn vinh lòng nhân hậu của Chúa…

Như thế, lễ kính Đức Mẹ trong mọi dịp chỉ có mục đích cảm tạ Thiên Chúa đã ban nhiều hồng ân cho riêng mình Mẹ, như được sinh ra mà không mắc tội Tổ Tông và các tội khác, trọn đời đồng Trinh và lên trời cả hồn xác.Ngượi khen và cảm tạ Chúa và chúc mừng Mẹ được diễm phúc hơn mọi thần thánh trên trời và mọi tạo vật dưới thế.Đó là tâm tình chúng ta phải có mỗi khi mừng lễ kinh Đức Mẹ.

Chinh Đức Mẹ và các Thánh Nam Nữ và các Thiên Thần cũng hiệp thông với Chúa Kitô và Giáo Hội khi Thánh Lễ Tạ Ơn được cử hành trên bàn thờ ngày nay để cùng ngượi khen và cảm tạ Chúa Cha , vì Người đã ban tặng cho nhân loại món quà quí giá nhất là Con Một của Người là Chúa Giê-su Kitô, Đấng đã đến trần gian và “hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn người.” ( Mt 20 : 28)

Đức Mẹ - với địa vị cao sang là Mẹ Thiên Chúa, vì là Mẹ thật của Chúa Kitô, nên được tôn kính ở mức Hyperdulia trong phụng vụ thánh, nhưng không được tôn thờ ở mức Latria là mức chỉ dành riêng cho Thiên Chúa mà thôi.Nghĩa là , trong mọi Thánh Lễ Tạ Ơn chỉ một mình Thiên Chúa được ngượi khen và tôn thờ, trong khi Đức Mẹ và các Thánh Nam nữ khác, kể cả Thánh Giuse là bạn thanh sạch của Mẹ và là dưỡng phụ của Chúa Kitô, thì được tôn kính ( venerate) ở mức Hyperdulia ( Đức Mẹ) và Dulia ( các Thánh) mà thôi.

Cụ thể, ngay cả những lễ được gọi là lễ kính riêng Đức Mẹ như Mẹ Thiên Chúa ( Moher of God 1-1), Mẹ Vô nhiễm thai ( Immaculate Conception 8-12) Mẹ lên trời cả hồn xác ( Assumption 15-8) … thì trọng tâm vẫn là để thờ lậy và cảm tạ Thiên Chúa Cha nhờ Chúa Kitô . Chỉ có khác một điều khác là trong lễ kính Đức Mẹ thì có lời nguyện riêng mở đầu và kết thúc thánh lễ, có Kinh Tiền Tụng ( Preface, ) riêng, và được đặc biệt nhắc đến trong các Kinh Nguyện Thánh Thể ( Kinh Nguyện Tạ Ơn) như : “Chúng con kính nhớ trước hết là Đức Maria vinh hiển trọn đời đồng trinh, Mẹ của Chúa Giê su-Kitô …( Kinh Nguyện Thánh Thể I) . Hay “ Người ( Chúa Kitô) đã nhập thể bởi phép Chúa Thánh Thần và được Đức Trinh Nữ sinh ra…( Kinh Nguyện Thánh Thể II & IV)

Hoặc: “ Nguyện xin Chúa Thánh Thần làm cho chúng con trở nên của lễ muôn đời dâng lên Chúa, để chúng con được thừa hưởng gia nghiệp cùng với các người Chúa đã chọn, nhất là với Đức Trinh Nữ Maria , Mẹ Thiên Chúa…( Kinh Nguyện Thánh Thể III)

Tóm lại, không có Lễ nào chỉ dành riêng để kính Đức Mẹ, hay Thánh Nam nữ nào mà lại không có lời chúc tụng, ngượi khen và cảm tạ Thiên Chúa của Giáo Hội hiệp thông cũng với Chúa Kitô dâng lên Chúa Cha khi cử hành ThánhLễ Tạ Ơn . Do đó, khi nói xin lễ tạ ơn Đức Mẹ, hay Thánh Giuse hoặc Thánh Nam Nữ nào, thì phải được hiểu là Lễ tạ ơn Chúa đã thương ban ơn qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ và các Thánh, vì chỉ có một mình Thiên Chúa ban phát mọi phúc lành cho chúng ta, nhờ công nghiệp Chúa Kitô và nhờ lời nguyện giúp cầu thay rất đắc lực của Đức Me, ThánhCả Giuse, và các Thánh Nam nữ khác đang vui hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng.

Đức Mẹ và các Thánh không ban ơn mà chỉ xin ơn Chúa cho chúng ta mà thôi.Dĩ nhiên chúng ta cũng phải cám ơn Mẹ và các Thánh đã cầu bầu thay cho chúng ta trước Tòa Chúa. Điều muốn nhấn mạnh trong bài viết này là chúng ta không được quên phải cảm tạ Chúa trước hết vì Người đã ban cho ta những ơn lành hồn xác, và cám ơn Đức Mẹ hay Thánh Nam Nữ nào đã nguyện giúp cầu thay cho chúng ta.

Xin nhớ kỹ điều này để trong thực hành khi vào nhà thờ cầu xin điều gì, thì không nên chạy thẳng đển nơi có thánh tượng Đức Mẹ hoặc Thánh Nam nữ nào để cầu xin như thể Đức Mẹ và các Thánh có thể ban phát mọi ơn lành cho chúng ta. Trái lại, phải đến thờ lậy Chúa Kitô đang hiện diện trong nhà tạm ( Tabernacle), trước khi chạy đến với Đức Mẹ , Thánh Giuse hay Thánh Nam Nữ nào khác. Phải thờ lậy Chúa Kitô, cũng là thờ lậy Ba Ngôi Thiên Chúa, vì ở đâu có Chúa Kitô thì ở đấy có Chúa Cha và Chúa Thánh Thần .

Đó là cách cầu nguyện đẹp lòng Chúa , Đức Mẹ và các Thánh mà chúng ta phải hiểu rõ và thực hành cho phù hợp với đức tin và phụng vụ.

2- Về câu hỏi thứ 2, xin nói rõ là Kinh Kinh Mừng là lời Sứ Thần Grabriel chào kinh Đức Trinh Nữ Maria và loan báo cho Trinh Nữ biết là Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh con bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần. Đó là nội dung phần đầu của Kinh Kính Mừng. Phần hai của Kinh là lời cầu xin Đức Maria của Giáo Hội cho con cái mình được những ơn phúc của Chúa nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria.

Như vậy, Kinh Kính Mừng chỉ dành riêng để kinh Đức Mẹ mà thôi.Do đó, không thể đọc kinh Kinh Mừng, hay lần chuỗi mân côi để kính bất cứ Thánh Nam Nữ nào, vì mục đích của Kinh không được soan ra để kinh Thánh Nam nữ nào mà chỉ để dành riêng kinh Đức Mẹ mà thôi.Thánh nào có kinh được soạn riêng thì đọc. Còn nếu không, thì tư ý cầu xin với Thánh đó là đủ, chứ không thích hợp để đọc kinh Lậy Cha,Kinh Kinh mừng và Sáng Danh khi cầu nguyện với Thanh Nam Nữ nào.Mà nếu có đọc thì phải đọc trong tâm tình kính Đức Mẹ, thờ lậy Chúa là Cha và vinh danh Chúa cùng các Thánh và các Thiên Thần để nhờ Thánh Nam nữ nào nguyện giúp cầu thay cho mình được những điều mong muốn.

Lại nữa, khi đọc Kinh Kinh Mừng ta phải đọc trong tâm tình mừng kinh vinh phúc của Mẹ được chọn làm Mẹ Ngôi Hai, và xin Mẹ nguyện giúp cầu thay cho ta được Chúa đoái thương ban cho những ơn ta đang cần đến trong cuộc sống trên trần thế này, chờ ngày về vui hưởng hạnh phúc cùng Mẹ trên Thiên Đàng.

3- Về câu hỏi thứ 3, xin trả lời là mục đích của Thánh Lễ là để ngượi khen, cảm tạ và thờ lậy Chúa như đã nói ở trên, nên không hề có lễ nào chỉ để cầu riêng cho một hay nhiều người còn sống hay đã qua đời. Nói xin lễ cầu bình an cho người còn sống hay cho người đã ly trần chỉ có nghĩa là chủ tế phải nhớ đến ý lễ mình dâng để được hưởng bổng lễ ( mass stipend) theo qui định của giáo luật. Nhưng ngay trong lễ có người xin để cầu cho một linh hồn đã ly trần, thì vẫn có lời nguyện cầu chung cho Đức Thánh cha, cho giám mục giáo phận và cho các tín hữu đã ly trần như ta đọc thấy trong mọi Kinh Nguyện Thánh thể đều có lời cầu chung như sau : “ Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người, đặc biệt là các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa.Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng tôn Nhan Chúa..( KNTT 1, 2, 3, 4)

Nếu có người xin lễ cầu cho một hay hai linh hồn, thì có thêm lời nguyện riêng như sau : “ Xin nhớ đến tôi tá Chúa là….mà ( hôm nay) Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa. Xin ban cho kẻ đã chết như Con Chúa, thì cũng được sống lại như Người.”

Nhưng dù có lời nguyện riêng cho thân nhân ai xin lễ, thì vẫn có lời cầu xin chung cho các tin hữu còn sống cũng như đã ly trần như đã nói ở trên. Như vậy, không có lễ nào chỉ dành để cầu riêng cho một hay nhiều linh hồn đã qua đời. Xin nhớ kỹ điều này để đừng ai thắc mắc tại sao lễ mình xin cầu cho người thân đã ly trần mà vẫn thấy cha chủ tế cầu cho các người khác nữa. Phải cầu cho các người còn sống cũng như đã qua đời vì phụng vụ thánh qui đinh như vậy, và không ai có quyền thay đổi theo ý mình.

Chính vì thế mà cũng cần nói lại một lần nữa là không có linh hồn nào được coi là “ mồ côi” ở trong chốn luyện hình, khiến phải xin cầu nguyện cho họ, vì trong các Thánh Lễ, Giáo Hội đều cầu xin cho “ các tính hữu đã ly trần” mặc dù có hay không có ai xin lễ cầu riêng cho họ.

Tóm lại, là tín hữu trong Giáo Hội, chúng ta cẩn biết rõ ý nghĩa và mục đích của phụng vụ thánh, tức toàn bộ việc thờ phượng, ngượi khen và cảm tạ Thiên Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, cũng nhờ ơn thông hiệp và cầu bầu của Đức Mẹ và các Thánh mà Giáo Hội dâng lên Thiên Chúa nhân danh Chúa Kitô ( in persona Christi).

Lm P. X Ngô Tôn Huấn