Wednesday, January 15, 20258:16 PM(View: 48)
Nguồn: https://abcnews.go.com/ Căn nhà của ông Ivan và bà Robyn Migel đã không bị lửa thiêu rụi. Ông bà đã sinh sống tại vùng Altadena trong suốt 25 năm, nhưng tuần qua, ngọn lửa the Eaton Fire đã đến viếng căn nhà yêu quý của ông bà. Ông bà Migel nói rằng một tượng Thiên Thần bằng sứ thì vẫn còn đứng sừng sững ở ngoài vườn của họ mà không bị nứt.
Tuesday, January 14, 20257:35 PM(View: 72)
Nguồn: Queen Of Peace Theo bản tin Angelus News thì:
Tuesday, January 14, 20257:00 PM(View: 67)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Thông điệp của Đức Mẹ Mỹ Quốc, Our Lady of America năm 1957: "Các con thân mến, nếu các con làm theo ý của Mẹ và cải thiện đời sống, nếu không thì Chúa sẽ cần phải thanh tẩy các con trong lửa của sự trừng phạt mà chưa ai nói tới. Các con phải chuẩn bị để nhận lãnh ơn lành bình an lớn lao của Chúa. Nếu các con không chuẩn bị tâm hồn...
Tuesday, January 14, 20256:40 PM(View: 62)
Mấy năm trước đây, một bé gái 5 tuổi được đưa vào viện mồ côi. Mấy ngày trước đó, bố mẹ của em đã cãi vã với nhau, rồi bố em đã bắn chết mẹ em, rồi quay súng lại mà tự vẫn. Tất cả xảy ra trước sự chứng kiến của em. Đến ngày Chúa Nhật sau đó, em được đưa đến Nhà thờ Công Giáo để tham dự thánh lễ và sau đó, dự lớp Giáo lý. Vì sợ cô giáo không hiểu hoàn cảnh của em,
Monday, January 13, 20259:34 PM(View: 52)
Nguồn: Spirit of Medjugorje Bà June Klins kể một cảm nghiệm của cha linh hướng Ray Donohue như sau: “Vào ngày 5 tháng 2 hàng năm, chúng ta mừng ngày lễ Thánh Agatha. Bà là một vị thánh đồng trinh và là vị thánh tử đạo. Vì thế chúng ta hãy cầu nguyện xin bà Thánh bảo vệ chúng ta khỏi nạn lửa cháy.
Monday, January 13, 20256:21 AM(View: 64)
Nguồn: Spiritdaily.com Hãy chúc lành cho ngôi nhà của mình vào dịp Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa 2025. Theo truyền thống thì vào Ngày Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa thì người Công Giáo chúc phúc cho căn nhà của mình bằng cách viết tắt các chữ C, M và B cùng với năm mới (2025) ở trên nơi cao của các cánh cửa chính của nhà mình.
Monday, January 13, 20255:55 AM(View: 55)
Gần đây, qua những vụ cháy lớn ở thành phố Los Angeles thì người ta nói nhiều về những lời cầu nguyện truyền thống về sự chúc lành cho các ngôi nhà bằng lời chúc lành Epiphany. (Chúa Giêsu chịu phép rửa)
Sunday, January 12, 20255:46 PM(View: 58)
Nguồn: Spiritdaily.com Câu chuyện của ông Ernest Shackleton về hiện tượng Người Thứ Ba đã gây nguồn cảm hứng cho thi sĩ T. S. Eliot.
Sunday, January 12, 20255:03 PM(View: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Lịch sử cho thấy khi người ta ở trong một hoàn cảnh khó khăn nhất thì người ta thường có cảm tưởng là có một sự hiện diện vô hình đã dẫn dắt họ tới với sự an toàn...
Saturday, January 11, 20259:47 PM(View: 70)
Suốt gần một tuần nay, vợ chồng tôi hồi hộp theo dõi những cảnh hoả hoạn và những câu chuyện mất nhà, mất mạng của các cư dân thành phố Los Angeles. Lúc này khi tôi đang viết bài này thì gió Santa Ana vẫn còn thổi mạnh. Gió rít lên qua những cánh cửa đóng kính của nhà tôi. Tôi đã thấy những cảnh hoả hoạn xẩy ra hầu như hàng năm nhưng năm nay,

LUYỆN NGỤC Ở ĐÂU TRONG KINH THÁNH ?

Friday, November 10, 20238:41 PM(View: 323)

1-2tLUYỆN NGỤC Ở ĐÂU TRONG KINH THÁNH

Đã bao giờ có ai hỏi bạn rằng tại sao người Công giáo lại tin có Luyện Ngục khi người đó vui vẻ nói rằng Luyện Ngục không có trong Kinh Thánh? Vậy tại sao tín nhân Công giáo có thể tin có Luyện Ngục khi không tìm thấy chữ “Luyện Ngục” trong Kinh Thánh?

Người đó đúng, trong Kinh Thánh không thấy chữ “Luyện Ngục” nào. Là người Công giáo, bạn trả lời thế nào? Có ba điều cần biết để trả lời.

DÙNG TÍNH LOGIC CỦA CÂU HỎI ĐỂ NÓI VỚI HỌ


Giả định trong câu hỏi là nếu điều gì đó không tìm thấy trực tiếp trong Kinh Thánh thì Kitô hữu chúng ta không nên tin điều đó. Kiểu suy nghĩ này là hệ quả của giáo điều Tin Lành về Sola Scriptura – Duy Kinh Thánh, họ cho rằng chỉ có Kinh Thánh là tất cả những gì tín nhân cần để xác định giáo lý và giáo điều đúng đắn. Họ cho rằng điều đó làm cho tín nhân Công giáo sai lầm khi tin có Luyện Ngục, bởi vì chữ “Luyện Ngục” không có trong Kinh Thánh.

Vậy làm thế nào để biến logic của họ chống lại họ? Tôi hỏi họ xem họ có bao giờ nghe nói bàn thờ trong nhà thờ của họ hay không. Nếu họ nói có, tôi yêu cầu họ chỉ cho tôi nơi các chỗ bàn thờ được đề cập trong Kinh Thánh. Nhưng họ không thể dẫn chứng. Sau đó, tôi hỏi họ có đến nhà thờ vào đêm thứ Tư hay không. Tôi không biết các nơi khác thế nào, nhưng ở miền Nam, đêm thứ Tư là đêm nhà thờ của những người theo đạo Tin Lành. Nếu họ nói có đến nhà thờ vào đêm thứ Tư, tôi yêu cầu họ chỉ cho tôi việc thực hành đó được đề cập ở chỗ nào trong Kinh Thánh. Họ không trả lời được. Cuối cùng, tôi hỏi họ có tin vào Chúa Ba Ngôi hay không. Tất nhiên họ tin vào Chúa Ba Ngôi. Vì thế, tôi hỏi: “Bạn có thể chỉ cho tôi chữ ‘Ba Ngôi’ ở chỗ nào trong Kinh Thánh?” Họ không trả lời được.

Tuy nhiên, chắc chắn họ sẽ nói rằng Chúa Ba Ngôi thực sự có trong Kinh Thánh. Chúa Cha được nhắc đến. Chúa Con được nhắc đến. Chúa Thánh Thần được nhắc đến. Khi Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, cả ba ngôi vị của Chúa Ba Ngôi đều hiện diện. Tôi nói: “Vì vậy, mặc dù chữ ‘Ba Ngôi’ không được đề cập trong Kinh Thánh, nhưng khái niệm về Chúa Ba Ngôi vẫn có trong Kinh Thánh, điều này khiến các tín nhân tin được chứ?” Tôi luôn nhận được câu trả lời xác định. Đó là cách tôi lý luận để họ thấy khái niệm về Luyện Ngục trong Kinh Thánh.

SÁCH SAMUEL

Tôi thích bắt đầu từ 2 Sm 12:13-18. Sách này ghi: Bấy giờ vua Đavít nói với ông Nathan: “Tôi đắc tội với Đức Chúa.” Ông Nathan nói với vua Đavít: “Về phía Đức Chúa, Người đã bỏ qua tội của ngài; ngài sẽ không phải chết. Thế nhưng vì trong việc này ngài đã cả gan khinh thị Đức Chúa, nên đứa trẻ ngài sinh được, chắc chắn sẽ phải chết.” Rồi ông Nathan trở về nhà. Vua Đavít cầu khẩn Thiên Chúa cho đứa trẻ, vua ăn chay nhiệm nhặt, và khi về nhà ngủ đêm thì nằm dưới đất. Các kỳ mục trong nhà của vua nài nỉ xin vua trỗi dậy, nhưng vua không chịu và cũng chẳng ăn chút gì với họ. Đến ngày thứ bảy, đứa bé chết. Triều thần vua Đavít sợ không dám báo tin cho vua biết là đứa bé đã chết, vì họ bảo nhau: “Khi đứa trẻ còn sống, chúng ta đã nói với đức vua và người đã không nghe chúng ta. Bây giờ làm thế nào để nói với người là đứa bé đã chết? Hẳn người sẽ làm liều!”

Chúng ta thấy gì ở đây? Vua Đavít phạm tội – ngoại tình và giết người. Ông nhận ra mình đã phạm tội, ông ăn năn và được tha thứ – Chúa “xóa bỏ” tội lỗi của ông. Tuy nhiên, ông nhận hình phạt về tội lỗi của mình sau khi ông được tha thứ – đứa con chết.

Nguyên Tắc Kinh Thánh Công giáo 1 – có thể bị trừng phạt vì tội lỗi ngay cả khi người ta đã được tha thứ. Bây giờ chúng ta hãy chuyển sang Tân Ước. Kh 21:27 nói: “Tất cả những gì ô uế cũng như bất cứ ai làm điều ghê tởm và ăn gian nói dối, đều không được vào thành, mà chỉ có những người có tên ghi trong Sổ trường sinh của Con Chiên mới được vào.” Điều này đề cập Giêrusalem Mới – Thiên Đàng.

Nguyên Tắc Kinh Thánh Công giáo 2 – không có gì ô uế, nói cách khác là không có dấu vết tội lỗi, sẽ được vào Thiên Đàng.

Dt 12:22-23 nói: “Nhưng anh em đã tới núi Sion, tới thành đô Thiên Chúa hằng sống, là Giêrusalem trên trời, với con số muôn vàn thiên sứ. Anh em đã tới dự hội vui, dự đại hội giữa các con đầu lòng của Thiên Chúa, là những kẻ đã được ghi tên trên trời. Anh em đã tới cùng Thiên Chúa, Đấng xét xử mọi người, đến với linh hồn những người công chính đã được nên hoàn thiện.”

Nguyên Tắc Kinh Thánh Công giáo 3 – có một cách, một quá trình, qua đó tinh thần của những người “công chính” được “hoàn thiện.”

Cuối cùng, tôi dùng 1 Cr 3:13-15: “Nhưng công việc của mỗi người sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Thật thế, Ngày của Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì Ngày ấy tỏ rạng trong lửa; chính lửa này sẽ thử nghiệm giá trị công việc của mỗi người. Công việc xây dựng của ai tồn tại trên nền, thì người ấy sẽ được lĩnh thưởng. Còn công việc của ai bị thiêu huỷ, thì người ấy sẽ phải thiệt. Tuy nhiên, bản thân người ấy sẽ được cứu, nhưng như thể băng qua lửa.”

Sau khi chết, nơi nào người ta được thử nghiệm các công việc của mình, và có thể mất mát – như qua lửa, nhưng vẫn được cứu độ? Hỏa Ngục chăng? Không, một khi bạn ở trong Hỏa Ngục thì bạn không thể thoát ra. Thiên Đàng chăng? Không, bạn không mất mát như qua lửa trên Thiên Đàng. Vậy thì phải ở một nơi khác.

Nguyên Tắc Kinh Thánh Công giáo 4 – có một địa điểm, hoặc trạng thái tồn tại, không phải là Thiên Đàng hoặc Hỏa Ngục.

Bây giờ, chúng ta hãy tóm tắt bốn nguyên tắc Kinh Thánh Công giáo như sau: Có thể bị trừng phạt vì tội lỗi ngay cả khi người ta đã được tha thứ. Không có dấu vết tội lỗi sẽ được vào Thiên Đàng. Có một số cách, hoặc một quá trình, nhờ đó mà linh hồn của những người công bình được hoàn thiện. Có một nơi ngoài Thiên Đàng và Hỏa Ngục, nơi mà bạn có thể chịu mất mát sau khi chết, nhưng vẫn được cứu độ, nhưng chỉ như qua lửa. Bạn đặt tất cả các nguyên tắc đó lại với nhau, và về bản chất, bạn vừa mô tả giáo huấn của Công giáo về Luyện Ngục. Kết luận: Luyện Ngục có trong Kinh Thánh.

CHÚNG TA CÓ THỂ HOÀN HẢO NGAY BÂY GIỜ?

Vượt ra ngoài Kinh Thánh, bạn có thể thêm vào cái mà tôi gọi là viễn cảnh thông thường về Luyện Ngục – điều 3. Nó thế này: Hãy hỏi: Hiện tại bạn có hoàn hảo hay không? Về mọi mặt – thể chất, tinh thần, cảm xúc và tinh thần – bạn có hoàn hảo hay không? Bạn có vướng mắc tội lỗi gì hay không? Bạn chưa bao giờ có ý nghĩ xấu, nói lời xấu, làm điều gì đó không nên hoặc không làm điều gì đó nên làm? Bạn có bao giờ bị bệnh? Tôi đã hỏi rất nhiều người như thế và chưa bao giờ có ai nói với tôi rằng họ hoàn hảo!

Tôi nói: “Vậy là bạn không hoàn hảo. Giả sử bạn chết ngay lúc này và được lên Thiên Đàng. Bạn sẽ được hoàn hảo trên Thiên Đàng chăng?” Những người Tin Lành luôn trả lời: “Vâng, tôi sẽ hoàn hảo trên Thiên Đàng.”

Chắc chắn là vậy. Bạn sẽ hoàn toàn hiệp nhất với Thân Thể của Đức Kitô, không còn tội lỗi, không còn đau đớn, không còn đau khổ, không còn bệnh tật. Linh hồn của bạn sẽ không còn tội lỗi và thể xác của bạn – sau khi phục sinh từ cõi chết – sẽ ở trong trạng thái vinh quang. Bạn sẽ là người hoàn hảo trên Thiên Đàng.

Sau đó, tôi yêu cầu họ suy nghĩ về những gì họ vừa thừa nhận. Bạn chết không hoàn hảo; nhưng bạn vào Thiên Đàng hoàn hảo. Làm thế nào mà điều đó xảy ra? Giữa lúc chết và lúc được vào Thiên Đàng, phải có một quá trình nào đó mà linh hồn của “những người công chính được nên hoàn thiện.” (Dt 12:23) N hững điểm không hoàn hảo của bạn được “thanh lọc” khỏi bạn. Tôi bảo người Tin Lành gọi quá trình đó là bất cứ thứ gì họ muốn, nhưng quá trình đó là cái mà người Công giáo chúng ta gọi là “Luyện Ngục.”

John Martignoni - Trầm Thiên Thu (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)