Tuesday, September 17, 20242:13 PM(View: 1)
Bà Natuzza Evolo gốc ở miền Calabria, Italy, vùng này có từ hàng ngàn năm trước, là miền đất hứa được chúc phúc..., vì ở đây phát sinh ra rất nhiều vị thánh và các nhà thần bí. Thánh quan thầy của vùng này là Francis ở Paola, là đấng sáng lập dòng Minims (Order of Minims, OM), chính là dòng đã khám phá ra tượng Đức Mẹ Được Thành Công đấy.
Monday, September 16, 20248:03 PM(View: 16)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary Bà Natuzza Evolo được Chúa ban ơn cho bà được nhìn và nghe thấy các linh hồn ở luyện ngục. Hiện nay bà đang được giáo hội chuẩn bị phong Chân Phước cho bà. Tuy bà nhận được nhiều ơn thiêng nhưng có khi những ơn lành này làm cho bà gặp khó khăn. Một vị bác sĩ Dòng Phanxico là Agostino Gemelli, một người có quyền thế...
Monday, September 16, 20247:46 PM(View: 19)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary Bà Natuzza Evolo được Chúa ban ơn cho bà nhìn và nghe thấy các linh hồn ở luyện ngục. Hiện nay bà đang được giáo hội chuẩn bị phong Chân Phước cho bà. Thiên Thần Bản Mệnh của bà cho bà biết là các linh hồn luyện ngục đang cần gì và cần bao nhiêu Thánh Lễ để cầu cho sự giải thoát của họ...
Monday, September 16, 20247:12 PM(View: 10)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary Bà Natuzza Evolo được Chúa ban ơn cho bà nhìn và nghe thấy các linh hồn ở luyện ngục. Hiện nay bà đang được giáo hội chuẩn bị phong Chân Phước cho bà. Bà Natuzza Evolo là một nhà thần bí. Bà xuất thân từ vùng Reggio Calabria. Đó là một thành phố và đô thị nằm ở Calabria miền nam Ý,
Monday, September 16, 20246:36 PM(View: 18)
Nguồn: Ecclesiasticus Con hãy nhớ rằng dù làm bất cứ việc gì thì con cũng phải bắt đầu bằng cách làm Dấu Thánh Giá. Khi con sắp ra đi, khi con bắt đầu công việc, khi con đi học, khi con ở một mình, và khi con ở với nhiều người...
Monday, September 16, 20246:16 PM(View: 18)
Sau đây là các thông điệp mà Đức Mẹ Maria ban cho thị nhân Mirjana, Medjugorje: 1. Thông điệp Đức Mẹ Maria ban ngày 2/4/2016: "Các con thân mến, đừng nên có trái tim khô cằn, khép kín và đầy sợ hãi. Các con hãy để cho tình yêu của Mẹ chiếu sáng và đổ tràn đầy trên các con với tình yêu và niềm trông cậy.
Sunday, September 15, 20244:12 PM(View: 26)
Nguồn: Spiritdaily.com Tác giả: Michael H. Brown Dịch giả: Kim Hà Tôi đến nước Ý vào năm 1991. Tôi quyết định đi thăm thành phố của Padre Pio ở miền Nam nước Ý. Đó là thành phố San Giovanni Rotundo. Thánh Padre Pio là một vị thánh thần bí.
Sunday, September 15, 20243:46 PM(View: 20)
Nguồn: Medjugorje-info.com LM Ivan Penavić, một linh mục đang trong tiến trình lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Hoc University of Tübingen ở nước Đức, đã cùng đồng tế với một linh mục của Giáo Xứ Medjugorje là Cha Zvonimir Pavičić.
Saturday, September 14, 20246:52 PM(View: 36)
1. Không muốn có những ao ước thiêng liêng. 2. Cảm thấy thân xác mệt mỏi. 3. Tâm hồn khô khan. 4. Cuộc sống cầu nguyện yếu kém. 5. Cảm thấy thất bại và không có ai nâng đỡ tinh thần. 6. Có những thói quen xấu mà không bỏ được. 7. Không muốn liên lạc với Chúa và làm những việc thiêng liêng tốt lành nữa.
Saturday, September 14, 20246:23 PM(View: 38)
1. Xin Chúa Giêsu thương xót mà ban những ơn chữa lành cho bạn.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN I MÙA CHAY SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Mt 4,1-11

Saturday, February 25, 20235:44 PM(View: 311)

30-4ssLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
CHÚA NHẬT TUẦN I MÙA CHAY

SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Mt 4,1-11

Đức Giê-su đã ăn chay bốn mươi ngày và chịu cám dỗ.

1 Sau khi chịu phép rửa, Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. 2 Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. 3 Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói : “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi !” 4 Nhưng Người đáp : “Đã có lời chép rằng : Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.”

5 Sau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, 6 rồi nói với Người : “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi ! Vì đã có lời chép rằng : Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá.”

7 Đức Giê-su đáp : “Nhưng cũng đã có lời chép rằng : Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.”

8 Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, 9 và bảo rằng : “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi.” 10 Đức Giê-su liền nói : “Xa-tan kia, xéo đi ! Vì đã có lời chép rằng : Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi.”

11 Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và có các sứ thần tiến đến hầu hạ Người.

SUY NIỆM-CÁM DỖ

Người nào tin tưởng vào bản thân sẽ hư mất; người nào tin tưởng vào Thiên Chúa sẽ làm được mọi sự (thánh Alphonsô Liguori).

Kinh nghiệm bị cám dỗ là một yếu tố quan trọng trong quá trình chuẩn bị của Đức Giêsu cho sứ mạng công khai của Người. Người được Thánh Thần dẫn dắt, nhưng lại bị quỷ cám dỗ. Tuy nhiên, khi đứng trước những cơn cám dỗ, Người không ngã theo nó, nhưng bình thản, cương quyết, dứt khoát đứng về phía Thiên Chúa để chứng tỏ Người là Con yêu dấu của Chúa Cha. Hành động của Người biểu lộ mối dây liên kết mật thiết với Cha. Đồng thời, qua kinh nghiệm này, Người chỉ cho con người cách để đi vào tương quan đúng đắn với Thiên Chúa.

Cám dỗ tuy không hoàn toàn cản bước chúng ta đi vào mối tương quan thân tình với Thiên Chúa, nhưng đó là phép thử để xem ta trung tín, yêu mến Thiên Chúa đến đâu. Nếu đầu hàng cám dỗ, ta dễ rơi vào bóng đêm tội lỗi. Chúng ta không kiêu ngạo, không cậy dựa vào sức mình sẽ vượt qua mọi cám dỗ, nhưng cậy trông nơi sức mạnh Thiên Chúa đỡ nâng chúng ta. Nhờ ơn Chúa, ta vững vàng bước đi trong đường lối của Người.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, trước cám dỗ, xin cho con bình tâm và cậy trông vào ân sủng Chúa, thay vì kiêu ngạo, hoặc phó mặc cho sự dữ tấn công. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

SỨ ĐIỆP MÙA CHAY NĂM 2023

CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

Khổ chế Mùa Chay và Lộ trình Hiệp Hành

Anh chị em thân mến!

Các Sách Tin Mừng Matthêu, Marcô và Luca đều thuật lại biến cố Chúa Giêsu Hiển dung. Qua đó, chúng ta thấy Chúa đáp lại thái độ của các môn đệ khi chưa thật sự hiểu Người. Thật vậy, trước đó không lâu, đã có một cuộc xung đột thực sự giữa Thầy Giêsu và môn đệ Simon Phêrô, người mà sau khi tuyên xưng niềm tin của mình vào Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, đã phản đối lời tiên báo về cuộc khổ nạn và thập giá của Người. Chúa Giêsu đã mạnh mẽ quở trách ông: “Xatan, lui ra đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người!” (Mt 16, 23). Và rồi, “sáu ngày sau, Chúa Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê, tới một ngọn núi cao” (Mt 17, 1).

Đoạn Tin mừng về Chúa Giêsu Hiển dung được đọc hàng năm vào Chúa Nhật II Mùa Chay. Thật vậy, trong mùa Phụng vụ này, Chúa đem chúng ta đi với Người và dẫn đến một nơi riêng biệt. Trong khi những bổn phận thường ngày đòi buộc chúng ta phải ở lại những nơi quen thuộc và những thói quen lặp đi lặp lại đến độ nhàm chán, thì trong Mùa Chay, chúng ta được mời gọi đi lên “một ngọn núi cao” cùng với Chúa Giêsu và sống một kinh nghiệm thiêng liêng đặc biệt - sự khổ chế - như dân thánh của Thiên Chúa.

Khổ chế Mùa Chay là một quyết tâm được trợ giúp nhờ ân sủng, để vượt thắng khiếm khuyết đức tin và thái độ phản kháng của chúng ta khi đi theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá. Đây chính là điều mà Phêrô và các môn đệ cần phải thực hiện. Để đào sâu kiến thức về Thầy, để hiểu trọn vẹn và đón nhận mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, được thực hiện trong sự hiến thân trọn vẹn vì tình yêu, chúng ta phải để Chúa Giêsu dẫn mình đi lối riêng, đưa lên cao và tách ra khỏi sự tầm thường và phù phiếm.

Giống như một cuộc leo núi, chúng ta cần phải khởi hành một lộ trình khó khăn đòi hỏi nỗ lực, hy sinh và tập trung. Những điều kiện tiên quyết này cũng rất quan trọng đối với lộ trình Hiệp Hành mà, là một Hội Thánh, chúng ta đã dấn thân thực hiện. Sẽ thật hữu ích khi chúng ta suy tư về mối tương quan giữa khổ chế Mùa Chay và trải nghiệm Hiệp Hành.

Trong cuộc “tĩnh tâm” trên núi Tabor, Chúa Giêsu đem theo ba môn đệ, những người được chọn để chứng kiếnmột biến cố độc nhất vô nhị. Chúa Giêsu muốn chia sẻ kinh nghiệm ân sủng này, chứ không giữ lại cho riêng mình, cũng như toàn bộ đời sống đức tin của chúng ta là một trải nghiệm được sẻ chia. Vì chính trong sự liên đới với nhau mà chúng ta đi theo Chúa Giêsu. Và chúng ta, là một Hội Thánh lữ hành giữa dòng thời gian, cùng trải nghiệm Năm phụng vụ và trong đó có Mùa Chay, chúng ta cùng tiến bước với anh chị em mà Chúa đã đặt bên cạnh chúng ta như những bạn đồng hành.

Cũng giống như biến cố Chúa Giêsu và các môn đệ đi lên Núi Tabor, chúng ta có thể khẳng định rằng, hành trình Mùa Chay của chúng ta là “Hiệp Hành”, bởi vì chúng ta cùng nhau đi trên một con đường, với tư cách là những môn đệ của một vị Thầy duy nhất. Hơn nữa, chúng ta biết rằng chính Chúa Giêsu là Con Đường, và do đó, trong hành trình Phụng vụ cũng như trong tiến trình Thượng Hội đồng, Giáo Hội không làm gì khác hơn là bước vào mầu nhiệm Đức Kitô – Đấng Cứu Độ một cách sâu xa và trọn vẹn hơn.

Và như thế chúng ta cùng bước lên cao điểm. Tin mừng thuật lại rằng Chúa Giêsu “biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (Mt 17, 2). Đây là “chóp đỉnh”, mục tiêu của cuộc hành trình. Vào cuối cuộc leo núi, khi đang ở trên đỉnh núi với Chúa Giêsu, ba môn đệ được ơn nhìn thấy Người trong vinh quang, chói ngời ánh sáng siêu nhiên. Một ánh sáng không đến từ bên ngoài, nhưng tỏa ra từ chính Chúa. Vẻ đẹp thiêng liêng của thị kiến này trỗi vượt hơn những nỗ lực mà các môn đệ đã cố gắng khi lên Núi Tabor.

Như trong bất kỳ chuyến leo núi gian nan nào, đang khi leo, chúng ta phải chăm chú nhìn vào con đường; nhưng bức tranh toàn cảnh mở ra ở cuối lộ trình gây bất ngờ và đền đáp cho chúng ta bởi sự kỳ diệu của nó. Cũng vậy, tiến trình Hiệp Hành thường có vẻ như là một con đường khó khăn, và đôi khi có thể gây nản lòng. Tuy nhiên, điều chờ đợi chúng ta ở cuối hành trình chắc chắn sẽ là một điều gì đó kỳ diệu và ngỡ ngàng, điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý muốn của Thiên Chúa và sứ mạng dành cho chúng ta trong khi phục vụ vương quốc của Ngài.

Trải nghiệm của các môn đệ trên núi Tabor càng phong phú hơn nữa khi, bên cạnh Chúa Giêsu biến hình, xuất hiện ông Môsê và Êlia, vốn là hiện thân của Lề luật và các Ngôn sứ (x. Mt 17, 3). Điều mới mẻ của Đức Kitô vừa là sự hoàn tất Giao ước cũ và các lời hứa, vừa không tách rời khỏi lịch sử của Thiên Chúa với dân của Ngài và đồng thời mặc khải ý nghĩa sâu xa hơn cho lịch sử đó. Tương tự như vậy, lộ trình Hiệp Hành bắt nguồn từ truyền thống của Giáo Hội, nhưng đồng thời cũng mở ra cho những điều mới mẻ. Truyền thống là nguồn cảm hứng để tìm kiếm những con đường mới, và để tránh những cám dỗ đối nghịch của sự trì trệ và ngẫu hứng.

Hành trình khổ chế Mùa Chay cũng như tiến trình Thượng Hội đồng đều có mục tiêu là một cuộc biến hình, cả về phương diện cá nhân lẫn Giáo Hội. Một sự biến đổi, mà trong cả hai trường hợp, đều có khuôn mẫu nơi Chúa Giêsu Hiển dung và được thực hiện nhờ ân sủng của mầu nhiệm Vượt qua của Người. Để cuộc biến hình này có thể trở thành hiện thực nơi chúng ta trong năm nay, tôi muốn đề nghị hai “Lộ trình” cần đi theo để cùng lên núi với Chúa Giêsu, và cùng với Người đạt tới mục tiêu.

Lộ trình thứ nhất liên quan đến mệnh lệnh mà Chúa Cha ngỏ với các môn đệ trên núi Tabor, khi họ chiêm ngưỡng Chúa Giêsu Hiển dung. Tiếng từ đám mây phán ra: “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!” (Mt 17, 5). Do đó, đề xuất đầu tiên rất rõ ràng: Chúng ta cần lắng nghe Chúa Giêsu. Mùa Chay là thời gian ân sủng để chúng ta lắng nghe Lời khi Người ngỏ lời với chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu nói với chúng ta như thế nào? Trước hết, từ Lời Chúa mà Giáo hội công bố cho chúng ta trong Phụng vụ. Mong sao chúng ta đừng để Lời ấy bị bỏ ngoài tai; trong trường hợp không thể tham dự Thánh Lễ thường xuyên, chúng ta hãy đọc các Bài đọc Kinh Thánh hàng ngày, dù là với sự trợ giúp của internet.

Ngoài Kinh Thánh, Chúa còn nói với chúng ta qua anh chị em của chúng ta, nhất là qua những khuôn mặt và câu chuyện của những người cần được giúp đỡ. Nhưng tôi cũng muốn thêm vào một khía cạnh khác, rất quan trọng trong tiến trình Hiệp Hành: thái độ lắng nghe Chúa Giêsu cũng bao gồm việc lắng nghe anh chị em khác trong Giáo Hội. Cách lắng nghe lẫn nhau là mục tiêu chính trong một số giai đoạn của tiến trình, nhưng nó luôn luôn không thể thiếu trong phương pháp và phong cách của một Giáo Hội hiệp hành.

Khi nghe tiếng Chúa Cha, các môn đệ “kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất. Bấy giờ Chúa Giêsu lại gần, chạm đến các ông và bảo: "Chỗi dậy đi, đừng sợ! Các ông ngước mắt lên, không thấy ai nữa, chỉ còn một mình Chúa Giêsu mà thôi” (Mt 17, 6-8). Đây là đề nghị thứ hai cho Mùa Chay này: đừng dựa vào một thứ tôn giáo được tạo ra từ những sự kiện phi thường và những kinh nghiệm kịch tính, hãy vượt qua nỗi sợ vì phải đối diện với thực tế và những đấu tranh, khó khăn và mâu thuẫn của nó trong cuộc sống hàng ngày. Ánh sáng mà Chúa Giêsu tỏ ra cho các môn đệ là sự báo trước về vinh quang Phục sinh, và đó phải là mục tiêu trong cuộc hành trình của chúng ta, khi chúng ta đi theo “một mình Người”.

Mùa Chay hướng về Lễ Phục Sinh: “tĩnh tâm” tự nó không phải là mục đích, nhưng là phương thế chuẩn bị cho chúng ta trải nghiệm cuộc khổ nạn và thập giá của Chúa Giêsu với đức tin, đức cậy và đức mến, hầu đạt tới sự phục sinh. Cũng vậy, trên lộ trình Hiệp Hành, ngay cả khi Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng của một số trải nghiệm hiệp thông mạnh mẽ, thì chúng ta đừng ảo tưởng là mình đã đến đích. Vì, cũng tại đây, Chúa lặp lại với chúng ta rằng: “Chỗi dậy đi, đừng sợ”. Vậy thì chúng ta hãy đi xuống đồng bằng, và xin cho ân sủng mà chúng ta đã trải nghiệm giúp chúng ta trở thành “những nghệ nhân của tính hiệp hành” trong cuộc sống thường ngày tại các cộng đoàn của chúng ta.

Anh chị em thân mến, xin Chúa Thánh Thần thúc đẩy và nâng đỡ chúng ta trong Mùa Chay này khi chúng ta lên núi với Chúa Giêsu, để cảm nghiệm được vẻ huy hoàng thần linh của Người. Và nhờ đó, chúng ta được củng cố trong đức tin, được tiếp tục kiên trì trong cuộc lữ hành cùng với Chúa Giêsu, Đấng là vinh quang của dân Người và ánh sáng của muôn dân.

Rôma, Đền thờ Thánh Gioan Lateranô, ngày 25. 01. 2023, Lễ Thánh Phaolô Trở lại.

Giáo hoàng Phanxico

Chuyển ngữ : Nt. Anna Ngọc Diệp, OP - Dòng Đa Minh Thánh Tâm

https://hdgmvietnam.