18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 19)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 16)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 16)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 31)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 31)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 57)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 55)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

LỜI CHÚA THỨ HAI TUẦN IV THƯỜNG NIÊN Thánh Gioan Boscô, Linh mục. Lễ nhớ SỐNG LỜI CHÚA BÀI ĐỌC Bài đọc 1 : 2 Sm 15,13-14.30 ; 16,5-13a

30 Tháng Giêng 20227:21 CH(Xem: 618)

31-1ssLỜI CHÚA THỨ HAI TUẦN IV THƯỜNG NIÊN

Thánh Gioan Boscô, Linh mục. Lễ nhớ

SỐNG LỜI CHÚA

BÀI ĐỌC

Bài đọc 1 : 2 Sm 15,13-14.30 ; 16,5-13a

Chúng ta chạy trốn khỏi Áp-sa-lôm. Cứ để Sim-y nguyền rủa nếu Đức Chúa bảo nó.

Bài trích sách Sa-mu-en quyển thứ hai.

15 13 Khi ấy, người đưa tin đến nói với vua Đa-vít : “Lòng người Ít-ra-en đã theo Áp-sa-lôm.” 14 Vua Đa-vít bảo toàn thể triều thần ở với vua tại Giê-ru-sa-lem : “Đứng lên ! Chúng ta chạy trốn đi, vì chúng ta sẽ không thoát được Áp-sa-lôm. Đi cho mau, kẻo chẳng mấy chốc nó đuổi kịp chúng ta, giáng tai hoạ xuống chúng ta và dùng lưỡi gươm giết dân thành.”

30 Vua Đa-vít lên dốc Cây Ô-liu, vừa lên vừa khóc, đầu trùm khăn, chân đi đất, và toàn dân đi với vua ai cũng đầu trùm khăn, vừa lên vừa khóc.

16 5 Khi vua Đa-vít đến Ba-khu-rim thì kìa có một người từ đó đi ra. Y thuộc cùng một thị tộc với nhà Sa-un, và tên là Sim-y, con ông Ghê-ra. Y vừa đi ra vừa nguyền rủa. 6 Y ném đá vào vua Đa-vít và tất cả bề tôi vua, mặc dầu có toàn thể quân đội và toàn thể các dũng sĩ ở bên phải và bên trái vua. 7 Sim-y nói thế này trong lời nguyền rủa của y : “Cút đi, cút đi, tên khát máu, thằng vô lại ! 8 Đức Chúa đã đổ xuống đầu mày tất cả máu của nhà Sa-un, người đã bị mày chiếm ngôi ; và Đức Chúa đã trao vương quyền vào tay Áp-sa-lôm, con mày. Và này, mày phải tai hoạ, vì mày là tên khát máu !” 9 Ông A-vi-sai, con bà Xơ-ru-gia, thưa với vua : “Tại sao thằng chó chết này dám nguyền rủa đức vua là chúa thượng tôi ? Xin cho tôi qua chặt đầu nó !” 10 Vua nói : “Chuyện của ta can gì đến các ngươi, hỡi các con bà Xơ-ru-gia ? Nếu nó nguyền rủa và nếu Đức Chúa bảo nó : ‘Hãy nguyền rủa Đa-vít’, thì ai dám hỏi : ‘Tại sao mày làm như thế ?’”

11 Vua Đa-vít nói với ông A-vi-sai và tất cả bề tôi : “Này con trai ta, do chính ta sinh ra, mà còn tìm hại mạng sống ta, huống chi là tên Ben-gia-min này ! Cứ để nó nguyền rủa, nếu Đức Chúa đã bảo nó. 12 May ra Đức Chúa sẽ đoái nhìn đến nỗi khổ cực của ta, và Đức Chúa sẽ trả lại cho ta hạnh phúc, thay vì lời nguyền rủa của nó hôm nay.” 13a Vua Đa-vít và người của vua tiếp tục đi trên đường.

Đáp ca : Tv 3,2-3.4-5.6-7 (Đ. c.8a)

Đ. Lạy Chúa, xin trỗi dậy, cứu lấy con.

2Lạy Chúa, thù địch con đông vô kể,
người nổi dậy chống con thật quá nhiều !
3Quá nhiều kẻ đang nói về con :
“Chúa Trời đâu cứu hắn !”

Đ. Lạy Chúa, xin trỗi dậy, cứu lấy con.

4Nhưng lạy Chúa, chính Ngài là khiên che thuẫn đỡ,
là vinh dự của con,
là Đấng cho con được ngẩng đầu bất khuất.
5Tôi vừa cất tiếng kêu lên cùng Chúa,
Chúa liền đáp lại từ núi thánh của Người.

Đ. Lạy Chúa, xin trỗi dậy, cứu lấy con.

6Tôi nằm xuống và tôi thiếp ngủ,
rồi thức dậy, vì Chúa đỡ nâng tôi.7Tôi chẳng còn phải sợ
lũ người đông vô số đang vây bọc quanh tôi.

Đ. Lạy Chúa, xin trỗi dậy, cứu lấy con.

Tung hô Tin Mừng : Lc 7,16

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Mc 5,1-20

Thần ô uế kia, xuất khỏi người này.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

1 Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ sang bờ bên kia Biển Hồ, đến vùng đất của dân Ghê-ra-sa. 2 Người vừa ra khỏi thuyền, thì từ đám mồ mả, có một kẻ bị thần ô uế ám liền ra đón Người. 3 Anh này thường sống trong đám mồ mả và không ai có thể trói anh ta lại được, dầu phải dùng đến cả xiềng xích. 4 Thật vậy, nhiều lần anh bị gông cùm và bị xiềng xích, nhưng anh đã bẻ gãy xiềng xích, và đập tan gông cùm. Và không ai có thể kiềm chế anh được. 5 Suốt đêm ngày, anh ta cứ ở trong đám mồ mả và trên núi đồi, tru tréo và lấy đá rạch mình. 6 Thấy Đức Giê-su tự đàng xa, anh ta chạy đến bái lạy Người 7 và kêu lớn tiếng rằng : “Lạy ông Giê-su, Con Thiên Chúa Tối Cao, chuyện tôi can gì đến ông ? Nhân danh Thiên Chúa, tôi van ông đừng hành hạ tôi !” 8 Thật vậy, Đức Giê-su đã bảo nó : “Thần ô uế kia, xuất khỏi người này !” 9 Người hỏi nó : “Tên ngươi là gì ?” Nó thưa : “Tên tôi là đạo binh, vì chúng tôi đông lắm.” 10 Nó khẩn khoản nài xin Người đừng đuổi chúng ra khỏi vùng ấy. 11 Ở đó có một bầy heo rất đông đang ăn bên sườn núi.

12 Đám thần ô uế nài xin Người rằng : “Xin sai chúng tôi đến nhập vào những con heo kia.” 13 Người cho phép. Chúng xuất khỏi người đó và nhập vào bầy heo. Cả bầy heo -chừng hai ngàn con- từ trên sườn núi lao xuống biển và chết ngộp dưới đó. 14 Các người chăn heo bỏ chạy, báo tin trong thành và thôn xóm. Thiên hạ đến xem việc gì đã xảy ra. 15 Họ đến cùng Đức Giê-su và thấy kẻ bị quỷ ám ngồi đó, ăn mặc hẳn hoi và trí khôn tỉnh táo - chính người này đã bị Đạo Binh quỷ nhập vào. Họ phát sợ. 16 Những người chứng kiến đã kể lại cho họ nghe việc đã xảy ra thế nào cho người bị quỷ ám và chuyện bầy heo. 17 Bấy giờ họ lên tiếng nài xin Người đi khỏi vùng đất của họ.

18 Khi Người xuống thuyền, thì kẻ trước kia đã bị quỷ ám nài xin được ở với Người. 19 Nhưng Người không cho phép, Người bảo : “Anh cứ về nhà với thân nhân, và thuật lại cho họ biết mọi điều Chúa đã làm cho anh, và Người đã thương xót anh như thế nào.” 20 Anh ta ra đi và bắt đầu rao truyền trong miền Thập Tỉnh tất cả những gì Đức Giê-su đã làm cho anh. Ai nấy đều kinh ngạc.

SUY NIỆM-NÊN SỢ TỘI

Trong vòng bốn tháng, thánh nữ Françoise de Chantal tự tay săn sóc một bệnh nhân phong hủi. Người ta can ngăn thánh nữ vì sợ thánh nữ lây bệnh phong. Thánh nữ xác tín trả lời: “Tôi không sợ bệnh phong, tôi chỉ sợ tội.”

Nhân loại đang tự đẩy mình ra xa Thiên Chúa. Đây đồng thời là lúc con người cũng tiến gần hơn đến bãi tha ma của sự diệt vong. Chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai là những điềm báo trước. Chừng nào con người còn cậy vào sức mình mà hành động, ma quỷ và tội lỗi vẫn sẽ thắng thế. Quả thật, nếu chỉ dựa riêng vào sức mình, con người sẽ không thể chiến thắng được ma quỷ. Chúng hằng mong con người u mê trầm luân nơi tội lỗi.

Muốn chiến thắng, chúng ta cần tỉnh thức và bám vào Đức Giêsu. Chỉ có Người mới đem lại bình an, hạnh phúc cho con người. Nơi Đức Giêsu, con người được hòa giải với nhau, và với thế giới này.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, chỉ có Chúa là Đấng giải thoát chúng con khỏi ma quỉ là kẻ gây ra mọi khổ đau và sự chết. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Thánh Gioan Bôscô

Thánh Gioan Bôscô sinh ngày 16 tháng Tám năm 1815 tại Turinô, nước Ý. Song thân của ngài là những nông dân nghèo khó. Khi Gioan lên 2 thì thân phụ qua đời. Thân mẫu Gioan phải cố gắng hết sức để nuôi cả gia đình. Vừa đến tuổi khôn lớn, Gioan Bôscô đã phải làm việc vất vả để giúp đỡ mẹ. Ngài là người thông minh và đầy tràn sức sống. Rồi Gioan bắt đầu nghĩ đến việc đi tu làm linh mục. Ngài không dám nói điều đó với mẹ vì biết gia đình không có khả năng chu cấp cho ngài theo học ở chủng viện. Hơn nữa, thân mẫu Gioan lại đang cần có người phụ giúp việc nhà. Vì thế, Gioan đã nhẫn nại chờ đợi, cầu nguyện và hy vọng. Cuối cùng, một linh mục thánh thiện là thánh Giuse Caphasô nhận thấy Gioan có ước mơ muốn làm linh mục. Ngài đã giúp Gioan Bôscô gia nhập chủng viện. Suốt quá trình học tập, Gioan đã phải vất vả làm việc. Ngài học đủ thứ nghề: thợ mộc, đánh giầy, nấu ăn, làm bánh, trồng trọt, chăn nuôi… Gioan cũng làm nhiều việc khác nữa. Gioan đã không thể nào nghĩ rằng những kinh nghiệm thực tế đây sẽ rất giúp ích cho nhiều người sau này.

Năm 1841, Gioan Bôscô trở thành linh mục. Với tư cách là một linh mục, cha Đôn Bôscô bắt đầu sứ vụ lớn lao của mình. Ngài tập họp các em trai sống vô gia cư lại với nhau và dạy nghề cho chúng. Bằng cách này, chúng sẽ không phải đi ăn trộm ăn cắp hoặc quậy phá gây rối trật tự nữa. Khoảng năm 1850, đã có một trăm tám mươi em trai sống tại căn nhà dành cho các trẻ em của Đôn Bôscô. Mẹ của Đôn Bôscô là người giữ nhà. Thoạt đầu, người ta không hiểu được điều Đôn Bôscô đang làm. Họ cho rằng bọn trẻ sẽ không thể nào trở nên tốt được. Nhưng Đôn Bôscô xác nhận là chúng có thể.

“Em có muốn làm bạn của Đôn Bôscô không?” thánh nhân thường hay hỏi như vậy mỗi khi có một cậu nhỏ lạ đến với ngài. “Em muốn chứ?” Bôscô vui vẻ hỏi như thế và sau cùng ngài kết luận: “Rồi em sẽ giúp tôi cứu lấy linh hồn của em.” Ngài muốn các cậu trai của ngài mỗi tối phải đọc ba kinh Kính Mừng để Đức Mẹ giúp các cậu giữ mình khỏi tội. Ngài cũng dặn dò khuyên nhủ bọn trẻ phải thường xuyên lãnh nhận các bí tích Hòa giải và Thánh Thể với lòng yêu mến. Một trong các cậu nhỏ của Đôn Bôscô là Đa Minh Saviô sau này đã làm thánh.

Thánh Đôn Bôscô thiết lập một dòng tu chuyên đào tạo các linh mục và tu huynh theo tinh thần của thánh Phanxicô Salêsiô. Họ được gọi là các tu sĩ thuộc tu hội Salêdiêng Đôn Bôscô. Một dòng nữ dành cho các chị em Salêdiêng cũng được thiết lập với sự giúp đỡ của thánh nữ Maria Mazarêlô. Đôn Bôscô qua đời ngày 31 tháng Giêng năm 1888. Toàn thể dân thành Turinô đã xếp thành hàng dài trên các đường phố để tỏ lòng tôn kính, cảm phục, yêu mến và biết ơn ngài. Lễ an táng của Đôn Bôscô đã trở nên lời loan báo vui mừng tạ ơn Thiên Chúa vì đời sống kỳ diệu của con người này. Một linh mục trẻ coi xứ có lần gặp gỡ Đôn Bôscô về sau đã trở thành đức giáo hoàng Piô XI. Chính ngài đã sung sướng phong thánh cho Đôn Bôscô năm 1934.

Chúng ta hãy học hỏi nơi thánh Đôn Bôscô ảnh hưởng tốt mà ai ai cũng có thể thực hiện được, đó là vươn tay ra giúp đỡ người khác cách vui tươi quảng đại.

http://www.paolinevn