28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 18)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 20)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 16)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 36)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 57)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 62)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 54)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 71)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

Lễ Thánh Gia, Lời Chúa Bài Đọc I: Hc 3, 3-7. 14-17a "Ai kính sợ Chúa, thì thảo kính cha mẹ".

26 Tháng Mười Hai 20219:37 CH(Xem: 1294)

25-12bLễ Thánh Gia, Lời Chúa

Bài Đọc I: Hc 3, 3-7. 14-17a

"Ai kính sợ Chúa, thì thảo kính cha mẹ".

Trích sách Huấn Ca.

Thiên Chúa suy tôn người cha trong con cái; quyền lợi bà mẹ, Người củng cố trên đoàn con. Ai yêu mến cha mình, thì đền bù tội lỗi; ai thảo kính mẹ mình, thì như người thu được một kho tàng. Ai thảo kính cha mình, sẽ được vui mừng trong con cái, khi cầu xin, người ấy sẽ được nhậm lời. Ai thảo kính cha mình, sẽ được sống lâu dài. Ai vâng lời cha, sẽ làm vui lòng mẹ.

Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người còn sống. Nếu tinh thần người sa sút, thì hãy rộng lượng, ngươi là kẻ trai tráng, chớ đành khinh dể người. Vì của dâng cho cha, sẽ không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ, sẽ đền bù tội lỗi, và xây dựng đức công chính của ngươi.

Đó là lời Chúa.

Đáp Ca: Tv 127, 1-2. 3. 4-5

Đáp: Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người (x. c. 1).

Xướng: 1) Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người! Công quả tay bạn làm ra bạn an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may. - Đáp.

2) Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn. Con cái bạn như những chồi non của khóm ô-liu ở chung quanh bàn ăn của bạn. Đó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Đức Thiên Chúa. - Đáp.

3) Nguyện xin Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem hết mọi ngày trong đời sống của bạn, và để bạn nhìn thấy lũ cháu đoàn con! - Đáp.

Bài Đọc II: Cl 3, 12-21

"Về đời sống gia đình trong Chúa".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.

Anh em thân mến, như những người được chọn của Thiên Chúa, những người thánh thiện và được yêu thương, anh em hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hoà, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và hãy tha thứ cho nhau nếu người này có chuyện phải oán trách người kia. Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện.

Nguyện cho bình an của Chúa Kitô làm chủ trong lòng anh em, sự bình an mà anh em đã được kêu gọi tới để làm nên một thân thể. Anh em hãy cảm tạ Thiên Chúa. Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. Với tất cả sự khôn ngoan, anh em hãy học hỏi và nhủ bảo lẫn nhau. Hãy dùng những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca của Thần khí, cùng với lòng tri ân, để hát mừng Thiên Chúa trong lòng anh em. Và tất cả những gì anh em làm, trong lời nói cũng như trong hành động, tất cả mọi chuyện, anh em hãy làm vì danh Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mà tạ ơn Thiên Chúa Cha.

Hỡi các bà vợ, hãy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép. Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình, đừng đay nghiến nó. Hỡi những người con, hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là đẹp lòng Chúa. Hỡi những người cha, đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng nên nhát đảm sợ sệt.

Đó là lời Chúa.

Alleluia: Cl 3, 15a. 16a

Alleluia, alleluia! - Nguyện cho bình an của Chúa Kitô làm chủ trong lòng anh em. Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. - Alleluia.

Phúc Âm: Lc 2, 41-52

"Hai Ông Bà gặp Chúa Giêsu đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng, mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết.

Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrusalem để tìm Người. Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại.

Nhìn thấy Người, hai ông bà đã ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: "Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con". Người thưa với hai ông bà rằng: "Mà tại sao cha mẹ tìm Con? Cha mẹ không biết rằng Con phải lo công việc của Cha Con ư?" Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói.

Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nadarét, và Người vâng phục hai ông bà. Maria mẹ Người ghi nhớ những việc đó trong lòng. Còn Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta.

Đó là lời Chúa.

Suy niệm-Emmanuel Thánh Gia

Theo lịch trình phụng niên, Chúa Nhật trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh là Lễ Thánh Gia. Sau Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1062 - 8/12/1965), nhất là từ năm 1970 là năm canh tân phụng vụ theo công đồng này được bắt đầu áp dụng, thì như thế.

Tuy nhiên, trước Công Đồng Chung Vatican, Lễ Thánh Gia được cử hành vào Chúa Nhật trong Tuần Bát Nhật Lễ Hiển Linh, thời điểm hiện nay Giáo Hội cử hành Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, và Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, trước công đồng này được cử hành vào ngày kết thúc Tuần Bát Nhật Hiển Linh là ngày 13/1 (vì Lễ Hiển Linh bao giờ cũng được mừng vào ngày 6/1), như Lễ Mẹ Thiên Chúa kết thúc Tuần Bát Nhật Giáng Sinh hiện nay vậy, một lễ trước công đồng được cử hành vào ngày 11/10, ngày khai mạc Công Đồng Chung Vaticanô II năm 1962. Nếu Lễ Giáng Sinh rơi vào chính Chúa Nhật thì Lễ Thánh Gia được cử hành vào ngày 30/12.

Sở dĩ có sự chuyển đổi về thời điểm các lễ trong phụng niên như vậy là vì ý nghĩa của mỗi lễ và mối liên hệ giữa các lễ với nhau. Chẳng hạn như nếu Lễ Giáng Sinh được cử hành vào ngày 25/12 thì lễ sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả phải cử hành vào ngày 24/6, trước 6 tháng, vì vị thánh này được thụ thai trước Chúa Kitô 6 tháng (xem Luca 1:36); hay vì Lễ Mẹ Vô Nhiễm được cử hành vào ngày 8/12, nên Lễ Sinh Nhật của Mẹ phải được cử hành vào ngày 8/9, tức trước 9 tháng, ám chỉ Mẹ Maria được đặc ân vô nhiễm ngay từ khi hoài thai trong lòng thai mẫu, tức được Thiên Chúa gìn giữ khỏi nguyên tội, và chính vì thế, Lễ Mẹ Vô Nhiễm bao giờ cũng được cử hành ở thời điểm đầu Mùa Vọng như thể Mẹ là Rạng Đông (vì Mẹ được hưởng trước Ơn Cứu Chuộc của Chúa Kitô Con Mẹ) báo hiệu Mặt Trời Công Chính là Chúa Kitô sắp Giáng Sinh để cứu chuộc loài người

Lễ Thánh Gia hôm nay cũng thế, sở dĩ được Giáo Hội cử hành vào Chúa Nhật trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh, thay vì Chúa Nhật trong Tuần Bát Nhật Hiển Linh, phải chăng ám chỉ một mối liên hệ mật thiết giữa mầu nhiệm Giáng Sinh và mầu nhiệm Thánh Gia, ở chỗ, Hài Nhi Giêsu, Vị Thiên Chúa hóa thân làm người nơi "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Gioan 1:14) không phải là một nhân vật huyền thoại của dã sử, cũng không phải là một sinh vật có thật xuất thân từ một hành tinh nào đột nhiên xuất hiện trên trái đất này, mà là một nhân vật lịch sử thật sự, được sinh ra có cha có mẹ, trong một gia đình Do Thái.

Phụng Vụ Lời Chúa theo chu kỳ phụng niên Năm C cho Chúa Nhật Lễ Thánh Gia hôm nay tập trung vào vai trò của cả cha mẹ lẫn con cái theo tinh thần đức tin kính sợ Thiên Chúa. (Xin lưu ý là phụng niên chu kỳ cho cả 3 năm A-B-C đều giống nhau ở Bài Đọc 1 và 2 cùng Bài Đáp Ca, nhưng Năm B và Năm C có thể thay đổi Bài Đọc 1 và 2cùng Bài Đáp Ca. Chẳng hạn Năm C Bài Đọc 1 có thể thay bài Sách Samuel quyển 1 đoạn 1:20-22,24-28, đoạn về bé Samuel được sinh ra bởi bố mẹ son sẻ và được bố mẹ dâng lại cho Thiên Chúa trong Đền Thờ ở Siloe)

Trước hết, ở Bài Đọc 1, Sách Huấn Ca dường như nhấn mạnh đến vai trò của con cái đối với cha mẹ của mình, nhất là đối với người cha, nhiều hơn là vai trò của cha mẹ đối với con cái, nguyên bài như sau:

"Thiên Chúa suy tôn người cha trong con cái; quyền lợi bà mẹ, Người củng cố trên đoàn con. Ai yêu mến cha mình, thì đền bù tội lỗi; ai thảo kính mẹ mình, thì như người thu được một kho tàng. Ai thảo kính cha mình, sẽ được vui mừng trong con cái, khi cầu xin, người ấy sẽ được nhậm lời. Ai thảo kính cha mình, sẽ được sống lâu dài. Ai vâng lời cha, sẽ làm vui lòng mẹ. Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người còn sống. Nếu tinh thần người sa sút, thì hãy rộng lượng, ngươi là kẻ trai tráng, chớ đành khinh dể người. Vì của dâng cho cha, sẽ không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ, sẽ đền bù tội lỗi, và xây dựng đức công chính của ngươi".

Ở đây, trong Bài Đọc 1 này, chúng ta thấy phận sự của người con cần phải có đối với chung cha mẹ của mình và nhất là đối với riêng người cha là nhân vật chính trong gia đình. Ở chỗ: "Ai thảo kính cha mình, sẽ được vui mừng trong con cái, khi cầu xin, người ấy sẽ được nhậm lời. Ai thảo kính cha mình, sẽ được sống lâu dài", và ở chỗ: "Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người còn sống. Nếu tinh thần người sa sút, thì hãy rộng lượng, ngươi là kẻ trai tráng, chớ đành khinh dể người".

Phận vụ của con cái cần phải có đặc biệt đối với riêng người cha trong Bài Huấn Ca ở Bài Đọc 1 hôm nay có vẻ trọng cha giảm mẹ như thế không phải chỉ là một thứ tập tục phản ảnh văn hóa phụ hệ (nói chung, bao gồm nhất là Á Đông chúng ta) thời ấy, mà còn phản ảnh một mạc khải thần linh rất sâu xa về vai trò của Thiên Chúa là Cha được mạc khải trong Cựu Ước, một Vị Thiên Chúa là Cha tỏ ra chăm sóc cho dân Do Thái chẳng khác gì như một người mẹ (xem Isaia 49:15).

Đó là lý do ngay trong chính Bài Đọc 1 hôm nay, có một câu bao gồm cả cha lẫn mẹ như sau: "Ai vâng lời cha, sẽ làm vui lòng mẹ". Có nghĩa là dân Do Thái tuân giữ luật Chúa truyền và trung thành với giao ước của Ngài là làm những gì đẹp lòng Ngài là Đấng đã tận tâm tận lực chăm sóc cho họ suốt giòng lịch sử cứu độ của họ. Có thể nói, Thiên Chúa đóng vai trò là Cha khi tự động yêu thương dân Do Thái, sinh ra họ bằng cách lập giao ước với họ qua tổ phụ Abraham của họ, và tiếp tục đóng vai trò làm mẹ khi ở với họ, chăm sóc họ, dìu dắt họ và thứ tha cho họ.

Nếu Bài Đọc 1 nhấn mạnh đến vai trò của người con đối với cha mẹ thì Bài Đáp Ca lại chú trọng đến người chồng đối với vợ cũng là người cha đối với con cái trong gia đình, mà nếu người chồng và người cha này biết kính sợ Chúa thì thật là phúc lộc biết bao.

1) Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người! Công quả tay bạn làm ra bạn an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may.

2) Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn. Con cái bạn như những chồi non của khóm ô-liu ở chung quanh bàn ăn của bạn. Đó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Đức Thiên Chúa.

3) Nguyện xin Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem hết mọi ngày trong đời sống của bạn, và để bạn nhìn thấy lũ cháu đoàn con!

Ở Bài Đọc II, trong Thư gửi cho Kitô hữu thành Colose, Thánh Phaolô, ở câu kết thúc, đã bao gồm cả 3 vai trò chứ không nhấn mạnh đến 1 vai trò nào:

"Hỡi các bà vợ, hãy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép. Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình, đừng đay nghiến nó. Hỡi những người con, hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là đẹp lòng Chúa. Hỡi những người cha, đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng nên nhát đảm sợ sệt".

Tuy nhiên, trong chính câu khuyên nhủ này, chúng ta cũng thấy vị thế của người chồng nổi hơn người vợ. Ở chỗ, người vợ được nhắc đến đầu tiên về phận sự phải có đối với chồng mình. Trong Thư Êphêsô (5:21-25) cũng thế, Thánh Phaolô cũng khuyên nhủ vợ trước chồng:

"Vì lòng kính sợ Đức Ki-tô, anh em hãy tùng phục lẫn nhau. Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Ki-tô là đầu của Hội Thánh, chính Người là Đấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể của Người. Và như Hội Thánh tùng phục Đức Ki-tô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy. Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh..."

Ở đây cũng thế, vấn đề có vẻ trọng nam khinh nữ, nặng chồng nhẹ vợ, như trong chính những lời lẽ của Thánh Kinh, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước trên đây, cách riêng Bài Đọc 1 hôm nay và Đoạn Thư Epheso trên đây, không phải chỉ là những gì phản ảnh một thứ văn hóa cổ hủ ngày xưa, mà còn có lý do sâu xa xuất phát từ chính mạc khải Thánh Kinh và liên quan tới phẩm chất của phái tính nam nữ nữa.

Đúng thế, trong Thư gửi cho Timôthêu (đoạn 2 câu 11-15), Thánh Phaolô dường như đã cho biết lý do tại sao nữ giới cần phải tuân phục chồng mình trước, như sau:

"Khi nghe lời dạy dỗ, đàn bà phải thinh lặng và hết lòng phục tùng. Tôi không cho phép đàn bà giảng dạy, hay thống trị đàn ông, trái lại họ phải thinh lặng, vì A-đam được tạo dựng trước, rồi mới đến E-và. Cũng không phải A-đam đã bị dụ dỗ, nhưng là người đàn bà đã phạm tội, khi bị dụ dỗ. Tuy nhiên, người đàn bà sẽ được cứu nhờ sinh con cái, nếu kiên trì giữ đức tin, đức mến và sự thánh thiện, với lòng đơn sơ giản dị".

Bởi thế giáo huấn của Thánh Phaolô trong Tân Ước hay của Bài Huấn Ca trong Cựu Ước trong phần Phụng Vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật Lễ Thánh Gia hôm nay không phải là những gì chỉ thuần phản ảnh nền văn hóa xa xưa mà còn phản ảnh chính mạc khải Thánh Kinh nữa, có nghĩa là vẫn có giá trị giáo huấn thần linh như thường.

Trong Bài Phúc Âm hôm nay, theo Thánh ký Luca cho chu kỳ phụng niên Năm C, liên quan đến sự kiện Thiếu Nhi Giêsu được cha mẹ của Người tìm thấy ở trong Đền Thờ Giêsurusalem sau 3 ngày thất lạc, thì vai trò của người mẹ cũng là người vợ trong gia đình được gọi là Thánh Gia, một gia đình mô phạm cho tất cả mọi gia đình của xã hội loài người nói chung và Kitô hữu nói riêng, lại chiếm địa vị ưu thế và chủ động hơn người chồng và người cha.

Ở chỗ chỉ có người mẹ lên tiếng với người con chứ không phải người cha: "Nhìn thấy Người, hai ông bà đã ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: 'Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con'". Ở đây cũng thế, bề ngoài có vẻ Mẹ Maria lấn lướt Thánh Giuse, nhưng thật ra, theo mạc khải, vì Thiếu Nhi Giêsu chính là Người Con được Mẹ thụ thai và hạ sinh "bởi Thánh Linh" (Mathêu 1:20), nên Mẹ cảm thấy Mẹ đóng vai chính và có trách nhiệm với Con hơn Bõ Giuse của Người. Chưa nói đến nỗi đớn đau của Mẹ như chết khi vắng bóng Người Con Thần Linh chí thánh chí tôn của lòng mẹ kính mến trên hết mọi sự 3 ngày trời, một tình yêu mến mà Thánh Giuse không thể nào cảm thấy như Mẹ và bằng Mẹ, so với mối liên hệ giữa ngài với Chúa Giêsu như Mẹ.

Thật ra Mẹ Maria đã biết Thiếu Nhi Giêsu Con Mẹ là Thiên Chúa nhập thể, một Ngôi Vị Thần Linh có 2 bản tính, thiên tính và nhân tính. Thế nhưng, về nhân tính, Người giống như mọi người mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Nghĩa là, về thể lý cũng được thụ thai, cưu mang, hạ sinh, bú mớm, tăng trưởng, và về tâm lý cũng cần phải được học hỏi bởi Mẹ và Thánh Giuse, vị thì dạy Thánh Kinh cho Người, vị thì dạy nghề thợ mộc cho Người. Vì có trách nhiệm làm cha làm mẹ nên các ngài vẫn phải đi tìm Người khi không thấy Người đâu, cho dù có biết rằng Người là Thiên Chúa không thể nào lạc được, và dù có lạc cũng tự biết đường về một cách an toàn và chính xác, về một thôn làng hẻo lánh vô danh tiểu tốt để sống một cuộc đời ẩn dật ở đó 30 năm trường, gấp 10 lần 3 năm tỏ mình ra trong tất cả thời gian 33 năm Người sống trên dương thế ngắn ngủi của Người.

Về phần của Thiếu Nhi Giêsu, Người vẫn là con của cả hai, của cả Mẹ của Người lẫn Bõ Giuse của Người, cho dù Thánh Giuse của Người không phải là cha ruột của Người. Bởi thế, Bài Phúc Âm đã ghi lại lời Người thưa cùng cả cha lẫn mẹ (cha trước mẹ sau) của Người như sau: "Mà tại sao cha mẹ tìm Con? Cha mẹ không biết rằng Con phải lo công việc của Cha Con ư?"

Chưa hết, dù là Con Thiên Chúa, là Đấng vô cùng hoàn hảo và khôn ngoan hơn cha mẹ trần gian của mình một trời một vực, đến độ câu trả lời đơn sơ của Người là một thiếu nhi mới 12 tuổi mà "hai ông bà không hiểu", như Phúc Âm hôm nay cho biết, và một hình ảnh khác nữa được Phúc Âm hôm nay thuật lại chỉ nói lên một chút xíu của tất cả sự thật về Người: "hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại", Người vẫn sống trọn thân phận của một người con trong gia đình, như câu áp kết của Bài Phúc Âm hôm nay cho thấy: "Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nadarét, và Người vâng phục hai ông bà", khiến Mẹ của Người phải "ghi nhớ những việc đó trong lòng".

Ôi, một mẫu gương làm con tuyệt vời và lý tưởng là chừng nào. Một Thiên Chúa Hóa Công toàn năng và thượng trí trong thân phận làm người đã chẳng những trở thành con cái của loài người về thể lý, được thụ thai, cưu mang, hạ sinh, chăm sóc và dưỡng dục, mà còn sống trọn thân phận làm con của mình về phương diện luân lý, bằng việc ngoan ngoãn tuân phục cha mẹ của mình. Đó là lý do Bài Phúc Âm đã kết thúc ở câu: "Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta".

Lạy Thiếu Nhi Giêsu là "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng (con)" (Gioan 1:14), đã vâng phục cha mẹ trần gian của mình, xin cũng hoán cải chúng con trở nên như những trẻ nhỏ như Chúa đối với cha mẹ của chúng con cũng như với các vị bề trên được Chúa gửi đến chăm sóc và dẫn dắt chúng con thay Chúa. Amen.

Thánh Thi trong Giờ Kinh Sách của Lễ Thánh Gia đã cảm nghiệm và diễn tả chung Thánh Gia và riêng Chúa Giêsu Nazarét thật là tuyệt vời như sau:

Ngất ngây êm đềm khi tưởng nhớ
Ngôi nhà nếp sống kẻ thường dân,
Giêsu Cứu Chúa, Người trầm lặng,
Vui cảnh đơn sơ thú thanh bần.

Học nghề thợ mộc với cha nuôi,
Tháng năm khôn lớn, ẩn xa đời,
Đồng lao cộng tác, Người chia sẻ
Nước mắt mồ hôi của kiếp người.

Đăm đăm khóe mắt, nhìn không mỏi,
Hạnh phúc một đời cạnh chồng con,
Bà phải gian nan mà sung sướng,
Mối tình thắm thiết, chẳng hao mòn.

Thánh Gia từng trải nỗi lầm than,
Xin dủ tình thương kẻ cơ hàn,
Đoái lại gian trần đầy đau khổ,
Cho người kêu khấn được ủi an.

Muôn tâu Thánh Tử, Ngài giáng thế
Nêu tấm gương đời thật trắng trong,
Cùng với Thánh Linh và Thánh Phụ
Vinh quang hiển trị mãi vô cùng.

Lời Cầu và Lời Nguyện Phụng Vụ Giờ Kinh Chiều II Lễ Thánh Gia

Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng hữu, đã chấp nhận sống trong một gia đình dương thế. Ta hãy thờ lạy Người mà thân thưa:

Lạy Chúa là Vị Cứu Tinh nhân loại,

Chúa đã nêu gương cho người thế học đòi.

Chúa đã vâng phục Mẹ Maria và thánh Giuse cách lạ lùng, - xin dạy chúng con biết kính phục những nhà lãnh đạo chân chính.

Chúa đã nhiệt tình lo công việc Chúa Cha, - xin dạy các gia đình cũng nhiệt tâm phụng thờ Chúa Cha như vậy.

Chúa đã hằng thảo kính cha mẹ và được cha mẹ mến yêu, - xin cho mọi gia đình chúng con được êm ấm thuận hoà,
thấm nhuần tình tương thân tương ái.

Chúa đã để cha mẹ phải lo lắng kiếm tìm đang khi Chúa ở lại Giêrusalem, - xin dạy chúng con biết tìm kiếm Nước Thiên Chúa.

Chúa đã cho Đức Mẹ và thánh Giuse được chung hưởng vinh phúc trên trời, - xin đón nhận anh chị em chúng con đã qua đời vào hàng chư thánh hiển vinh.

Lạy Chúa, Chúa đã muốn đề cao Thánh Gia như tấm gương xán lạn để mọi người bắt chước. Xin làm cho chúng con cũng biết học đòi mà ăn ở đúng lễ nghĩa gia phong, sống đùm bọc lẫn nhau trong tình yêu mến, hầu được chung hưởng niềm an vui vĩnh cửu trong nhà Chúa trên trời. Chúng con cầu xin vì Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con.


Lễ Thánh Gia - Chúa Nhật 26/12
Phụng Vụ Giờ Kinh

Thánh thi (Giờ Kinh Sách)

Ngây ngất êm đềm khi tưởng nhớ
Ngôi nhà nếp sống kẻ thường dân,
Giê-su Cứu Chúa, Người trầm lặng,
Vui cảnh đơn sơ thú thanh bần.

Học nghề thợ mộc với cha nuôi,
Tháng năm khôn lớn, ẩn xa đời,
Đồng lao cộng tác, Người chia sẻ
Nước mắt mồ hôi của kiếp người.

Đăm đăm khoé mắt, nhìn không mỏi,
Hạnh phúc một đời cạnh chồng con,
Bà phải gian nan mà sung sướng,
Mối tình thắm thiết, chẳng hao mòn.

Thánh Gia từng trải nỗi lầm than,
Xin rủ tình thương kẻ cơ hàn,
Đoái lại gian trần đầy đau khổ,
Cho người kêu khấn được ủi an.

Muôn tâu Thánh Tử, Ngài giáng thế
Nêu tấm gương đời thật trắng trong,
Cùng với Thánh Linh và Thánh Phụ
Vinh quang hiển trị mãi vô cùng.

Bài đọc 2
Mẫu gương của gia đình Na-da-rét
Trích huấn từ của đức giáo hoàng Phao-lô VI (5-1-1964).

Na-da-rét là trường học để ta khởi sự tìm hiểu cuộc đời của Đức Giê-su ; đó là trường học của Tin Mừng.

Tại đây, trước tiên chúng ta học quan sát, học lắng nghe, chiêm niệm và thấu hiểu ý nghĩa vừa rất sâu xa, vừa rất huyền diệu của việc Con Thiên Chúa xuất hiện cách đơn sơ, khiêm tốn và dễ thương. Có lẽ chúng ta còn phải học để âm thầm noi theo.

Tại đây, chúng ta học được phương pháp giúp ta hiểu Đức Ki-tô là ai. Tại đây, chúng ta nhận ra cần phải quan sát khung cảnh nơi Người cư ngụ giữa chúng ta : địa điểm, thời gian, phong tục, ngôn ngữ, nghi lễ tôn giáo, và tất cả những gì Đức Giê-su đã sử dụng để mặc khải chính mình cho thế gian. Tại đây, mọi sự đều lên tiếng, mọi sự đều có ý nghĩa.

Tại đây, trong trường học này, chúng ta hiểu được cần phải có một kỷ luật thiêng liêng, nếu chúng ta muốn tuân theo giáo huấn của Tin Mừng và trở nên môn đệ Đức Ki-tô.

Ôi, tôi thật lòng mong muốn trở lại làm trẻ thơ và đến học nơi ngôi trường Na-da-rét khiêm nhu nhưng cao cả này ! Tôi khao khát biết bao được ở gần bên Đức Ma-ri-a để bắt đầu học lại phải sống như thế nào và tìm hiểu các chân lý của Thiên Chúa khôn ngoan siêu việt biết bao !

Nhưng, tôi chỉ là người khách qua đường. Tôi phải để lại đây ước muốn tiếp tục được học hỏi để hiểu thấu Tin Mừng cho dù việc học hỏi đó không bao giờ được ngưng nghỉ. Tuy nhiên, tôi sẽ không rời khỏi đây mà không lượm vội lấy, như thể trộm vụng, một vài bài học vắn tắt từ Na-da-rét.

Trước hết là bài học về thinh lặng. Ước chi nơi mỗi chúng ta lại nảy sinh lòng quý trọng sự thinh lặng. Đây là điều kiện tuyệt vời và cần thiết cho tinh thần, đang khi chúng ta bị quấy nhiễu vì bao tiếng la hét, ồn ào và náo động của cuộc sống hiện đại, luôn ầm ĩ và quá căng thẳng. Ôi, ước chi sự thinh lặng của Na-da-rét dạy chúng ta biết suy đi gẫm lại, biết trở về với nội tâm, sẵn sàng đón nhận những hướng dẫn âm thầm của Thiên Chúa và lắng nghe những vị thầy chân chính dạy bảo. Ước chi sự thinh lặng đó dạy chúng ta biết sự cần thiết và giá trị của việc chuẩn bị, nghiên cứu, suy niệm, của nếp sống cá nhân và nội tâm, của lời cầu nguyện mà chỉ một mình Thiên Chúa nghe thấy trong nơi bí ẩn.

Thứ đến là bài học về đời sống gia đình. Ước chi Na-da-rét dạy cho chúng ta biết ý nghĩa của gia đình, của sự hiệp thông trong tình yêu, của vẻ đẹp khắc khổ nhưng sáng ngời, cũng như tính cách linh thánh và bất khả xâm phạm của gia đình. Ước chi Na-da-rét chỉ cho chúng ta biết rằng việc huấn luyện tại gia đình êm dịu biết dường nào, và không gì có thể thay thế được. Ước chi Na-da-rét dạy cho chúng ta biết vai trò nền tảng của gia đình trong trật tự xã hội.

Sau nữa là bài học về lao động. Ôi căn nhà Na-da-rét, ngôi nhà của người con bác thợ mộc. Hơn bất cứ nơi nào khác, tại đây chúng tôi muốn hiểu và ca tụng lề luật tuy khắt khe nhưng mang tính cứu chuộc đòi buộc con người phải lao động. Tại đây, tôi mong ước mọi người ý thức lại về sự cao cả của lao động. Tại đây, dưới mái nhà này, tôi muốn nhắc nhở rằng lao động tự nó không phải là cùng đích. Đàng khác, sự tự do và tính cao cả của lao động không hệ tại ở các giá trị kinh tế mà thôi, nhưng còn ở những giá trị hướng lao động đến cứu cánh đích thực của nó.

Sau cùng, tại đây, tôi muốn gửi lời chào đến mọi người lao động trên toàn thế giới, đồng thời muốn chỉ cho họ thấy gương mẫu vĩ đại, người anh em mang bản tính Thiên Chúa, vị ngôn sứ bênh vực những quyền lợi chính đáng của họ, đó là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.


Thánh thi (Giờ Kinh Sáng)

Muôn lạy Chúa Giê-su,
Lạy Thánh Mẫu nhân từ,
Và Giu-se thánh cả,
Xin dâng kính bài thơ.

Ôi nhà Chúa rạng ngời
Hoa đức hạnh nở tươi,
Đây nguồn ơn suối phúc
Tuôn chảy bốn phương trời.

Thiên sứ đều run sợ
Chiêm ngưỡng Chúa Ngôi Hai
Mặc hình hài tôi tớ
Mà vâng lệnh loài người.

Thánh Giu-se hiền hậu
Điều khiển với chăm nom,
Đức Nữ Trinh từ mẫu
Phục vụ cả cha con.

Căn nhà tuy nghèo khổ,
Vượt trên mọi lâu đài,
Vì hồng ân cứu độ
Khởi đầu tại nơi đây.

Xin ba Đấng rủ tình
Ban phúc lộc trường sinh,
Xuống muôn vàn ơn thánh
Cho hết mọi gia đình.

Muôn lạy Chúa Ki-tô
Cho chúng con được nhờ
Cha mẹ Ngài dẫn dắt
Vào cõi sống ngàn thu.

Lời cầu (Giờ Kinh Sáng)

Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống, đã xuống thế làm người. Ta hãy cung kính và thiết tha dâng lời nguyện xin :

Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã vâng lời cho đến chết,
xin thánh hoá hồn xác chúng con.

Lạy Chúa Giê-su, Con Một Thiên Chúa, Chúa đã vâng phục Đức Mẹ và thánh Giu-se, - xin dạy chúng con biết ăn ở khiêm nhường.

Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã vâng lời cho đến chết,
xin thánh hoá hồn xác chúng con.

Lạy Chúa Ki-tô là Thầy chí ái của chúng con, xưa Đức Mẹ đã ghi lòng tạc dạ những lời Chúa nói và những việc Chúa làm, - xin dạy chúng con biết lắng nghe lời Chúa và quyết tình tuân giữ.

Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã vâng lời cho đến chết,
xin thánh hoá hồn xác chúng con.

Lạy Chúa Ki-tô, Chúa là Đấng dựng nên trời đất, mà lại muốn được gọi là con một người thợ mộc, - xin giúp chúng con giữ lòng khiêm tốn trong mọi công việc chúng con làm.

Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã vâng lời cho đến chết,
xin thánh hoá hồn xác chúng con.

Lạy Chúa Giê-su, xưa ở Na-da-rét, Chúa càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan, được Thiên Chúa và mọi người thương mến, - xin cho chúng con ngày một thêm trưởng thành, nhờ có Chúa hằng hướng dẫn.

Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã vâng lời cho đến chết,
xin thánh hoá hồn xác chúng con.

Thánh thi (Giờ Kinh Chiều I và II)

Ôi ánh hào quang cõi thiên đàng,
Ôi niềm hy vọng kẻ lầm than.
Lạy Chúa Giê-su, Ngài đã hưởng
Công cha nghĩa mẹ dưới trần gian.

Ma-ri-a hỡi, đầy phước lạ,
Duy chỉ mình Bà, Đấng khiết trinh,
Mới được bế bồng nuôi nấng Chúa,
Vỗ về âu yếm thật phỉ tình !

Giu-se con cháu tổ phụ xưa,
Bạn cùng Trinh Nữ : phúc ai ngờ,
Thiên Tử gọi bằng “cha yêu dấu”,
Êm đềm ngon ngọt nói sao vừa !

Dòng dõi Gie-sê ba vị thánh,
Cứu nhân độ thế đã vào đời,
Xin thương nhận lấy lời thành khẩn,
Như áng hương trầm toả nơi nơi.

Vườn cây đức hạnh biết bao nhiêu,
Nhà Chúa nở hoa thật mỹ miều,
Xin đổ ơn lành cho thế giới,
Gia đình nhân loại biết noi theo.

Trời đất vang lời chúc hiển vinh
Đấng từng thảo kính bậc sinh thành,
Giờ đây Thiên Quốc Ngài hiển trị
Bên hữu Thiên Hoàng với Thánh Linh.


Lời cầu (Giờ Kinh Chiều I và II)
Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng hữu, đã chấp nhận sống trong một gia đình dương thế. Ta hãy thờ lạy Người mà thân thưa :

Lạy Chúa là Vị Cứu Tinh nhân loại,
Chúa đã nêu gương cho người thế học đòi.

Chúa đã vâng phục Mẹ Ma-ri-a và thánh Giu-se cách lạ lùng, - xin dạy chúng con biết kính phục những nhà lãnh đạo chân chính.

Lạy Chúa là Vị Cứu Tinh nhân loại,
Chúa đã nêu gương cho người thế học đòi.

Chúa đã nhiệt tình lo công việc Chúa Cha, - xin cho các gia đình cũng nhiệt tâm phụng thờ Chúa Cha như vậy.

Lạy Chúa là Vị Cứu Tinh nhân loại,
Chúa đã nêu gương cho người thế học đòi.

Chúa đã hằng thảo kính cha mẹ và được cha mẹ mến yêu,
- xin cho mọi gia đình chúng con được êm ấm thuận hoà, thấm nhuần tình tương thân tương ái.

Lạy Chúa là Vị Cứu Tinh nhân loại,
Chúa đã nêu gương cho người thế học đòi.

Chúa đã để cha mẹ phải lo lắng kiếm tìm đang khi Chúa ở lại Giê-ru-sa-lem, - xin dạy chúng con biết tìm kiếm Nước Thiên Chúa.

Lạy Chúa là Vị Cứu Tinh nhân loại,
Chúa đã nêu gương cho người thế học đòi.

Chúa đã cho Đức Mẹ và thánh Giu-se được chung hưởng vinh phúc trên trời,
- xin đón nhận anh chị em chúng con đã qua đời vào hàng chư thánh hiển vinh.

Lạy Chúa là Vị Cứu Tinh nhân loại,
Chúa đã nêu gương cho người thế học đòi.

Lời nguyện (chung cho các giờ kinh)

Lạy Chúa, Chúa đã muốn đề cao Thánh Gia như tấm gương xán lạn để mọi người bắt chước. Xin làm cho chúng con cũng biết học đòi mà ăn ở đúng lễ nghĩa gia phong, sống đùm bọc lẫn nhau trong tình yêu mến, hầu được chung hưởng niềm an vui vĩnh cửu trong nhà Chúa trên trời. Chúng con cầu xin

Phụng Vụ Lời Chúa

Bài Đọc I: Hc 3, 3-7. 14-17a

"Ai kính sợ Chúa, thì thảo kính cha mẹ".

Trích sách Huấn Ca.

Thiên Chúa suy tôn người cha trong con cái; quyền lợi bà mẹ, Người củng cố trên đoàn con. Ai yêu mến cha mình, thì đền bù tội lỗi; ai thảo kính mẹ mình, thì như người thu được một kho tàng. Ai thảo kính cha mình, sẽ được vui mừng trong con cái, khi cầu xin, người ấy sẽ được nhậm lời. Ai thảo kính cha mình, sẽ được sống lâu dài. Ai vâng lời cha, sẽ làm vui lòng mẹ.

Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người còn sống. Nếu tinh thần người sa sút, thì hãy rộng lượng, ngươi là kẻ trai tráng, chớ đành khinh dể người. Vì của dâng cho cha, sẽ không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ, sẽ đền bù tội lỗi, và xây dựng đức công chính của ngươi.

Đó là lời Chúa.

Đáp Ca: Tv 127, 1-2. 3. 4-5

Đáp: Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người (x. c. 1).

Xướng: 1) Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người! Công quả tay bạn làm ra bạn an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may. - Đáp.

2) Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn. Con cái bạn như những chồi non của khóm ô-liu ở chung quanh bàn ăn của bạn. Đó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Đức Thiên Chúa. - Đáp.

3) Nguyện xin Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem hết mọi ngày trong đời sống của bạn, và để bạn nhìn thấy lũ cháu đoàn con! - Đáp.

Bài Đọc II: Cl 3, 12-21

"Về đời sống gia đình trong Chúa".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.

Anh em thân mến, như những người được chọn của Thiên Chúa, những người thánh thiện và được yêu thương, anh em hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hoà, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và hãy tha thứ cho nhau nếu người này có chuyện phải oán trách người kia. Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện.

Nguyện cho bình an của Chúa Kitô làm chủ trong lòng anh em, sự bình an mà anh em đã được kêu gọi tới để làm nên một thân thể. Anh em hãy cảm tạ Thiên Chúa. Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. Với tất cả sự khôn ngoan, anh em hãy học hỏi và nhủ bảo lẫn nhau. Hãy dùng những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca của Thần khí, cùng với lòng tri ân, để hát mừng Thiên Chúa trong lòng anh em. Và tất cả những gì anh em làm, trong lời nói cũng như trong hành động, tất cả mọi chuyện, anh em hãy làm vì danh Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mà tạ ơn Thiên Chúa Cha.

Hỡi các bà vợ, hãy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép. Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình, đừng đay nghiến nó. Hỡi những người con, hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là đẹp lòng Chúa. Hỡi những người cha, đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái,