22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 9)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 12)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 58)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 47)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 36)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 46)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 45)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 47)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 40)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ SÁU TUẦN XX THƯỜNG NIÊN

20 Tháng Tám 202111:57 SA(Xem: 620)

20-8bLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ SÁU TUẦN XX THƯỜNG NIÊN
Thánh Bernarđô Viện phụ, Tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ
SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : R 1,1.3-6.14b-16.22

Bà Na-o-mi trở về cùng với con dâu người Mô-áp là Rút. Họ đã đến Bê-lem.

Khởi đầu sách Rút.

1 Vào thời các thủ lãnh cai trị, một nạn đói xảy ra trong xứ. Có một người tên là Ê-li-me-léc, cùng với vợ là Na-o-mi và hai con trai bỏ Bê-lem miền Giu-đa đến lập cư trong cánh đồng Mô-áp. 3 Sau đó người chồng chết đi, còn lại bà vợ và hai người con. 4 Hai người này lấy vợ Mô-áp, một cô tên là Oóc-pa, cô kia tên là Rút. Họ ở lại đó chừng mười năm. 5 Một thời gian sau, cả hai người con trai đều chết, còn lại bà Na-o-mi mất chồng, mất con. 6 Bà lên đường cùng với hai người con dâu, bỏ cánh đồng Mô-áp mà trở về quê hương, vì tại cánh đồng Mô-áp, bà nghe nói là Đức Chúa đã viếng thăm dân Người và cho họ có bánh ăn.

14b Oóc-pa ôm hôn từ giã mẹ chồng, còn Rút thì cứ khắng khít theo bà.

15 Bà Na-o-mi nói : “Kìa chị dâu con trở về với dân tộc của nó và các thần của nó. Con cũng vậy, hãy theo chị dâu con mà về đi !” 16 Rút đáp : “Xin mẹ đừng ép con bỏ mẹ mà trở về, không theo mẹ nữa, vì

mẹ đi đâu, con đi đó,
mẹ ở đâu, con ở đó,
dân của mẹ là dân của con,
Thiên Chúa của mẹ là Thiên Chúa của con.”

22 Thế là từ cánh đồng Mô-áp, bà Na-o-mi trở về cùng với con dâu người Mô-áp là Rút. Họ đến Bê-lem vào đầu mùa gặt lúa mạch.

Đáp ca : Tv 145,5-6a.6b-7a.7b-8.9-10 (Đ. c.1b)

Đ. Ca tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi !

5Phúc thay người được Chúa Trời nhà Gia-cóp phù hộ
và cậy trông Chúa, Thiên Chúa họ thờ.
6aNgười là Đấng tạo thành trời đất với biển khơi
cùng muôn loài trong đó.

Đ. Ca tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi !

6bNgười là Đấng giữ lòng trung tín mãi muôn đời,
7axử công minh cho người bị áp bức,
ban lương thực cho kẻ đói ăn.

Đ. Ca tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi !

7bChúa giải phóng những ai tù tội,
8Chúa mở mắt cho kẻ mù loà.
Chúa cho kẻ bị dìm xuống đứng thẳng lên,
Chúa yêu chuộng những người công chính.

Đ. Ca tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi !

9Chúa phù trợ những khách ngoại kiều.
Người nâng đỡ cô nhi quả phụ,
nhưng phá vỡ mưu đồ bọn ác nhân.
10Chúa nắm giữ vương quyền muôn muôn thuở,
Xi-on hỡi, Chúa Trời ngươi hiển trị ngàn đời.

Đ. Ca tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi !

Tung hô Tin Mừng : Tv 24,4b.5a

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Lạy Thiên Chúa con thờ, lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con. Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Mt 22,34-40

Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, và yêu người thân cận như chính mình.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

34 Khi ấy, nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại. 35 Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng : 36 “Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất ?” 37 Đức Giê-su đáp : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. 38 Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất. 39 Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là : Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. 40 Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy.”

SUY NIỆM-GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG

Cha Thomas Merton, nhà văn Công giáo người Mỹ, đã nói: “Không yêu thương và nhân từ với kẻ khác, thì tình yêu của chúng ta dành cho Đức Kitô chỉ là tưởng tượng”.

Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu trình bày cho mọi người thấy giới răn quan trọng nhất là “mến Chúa và yêu người”. Chính Người là sợi dây nối kết tình yêu giữa con người với Thiên Chúa và con người với nhau. Sợi dây nối kết đó được thể hiện qua cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Người. Bởi vậy, chỉ trong Đức Giêsu, chúng ta mới có thể yêu thương đến vô cùng. Tình yêu thực sự đối với Thiên Chúa sẽ đưa mỗi chúng ta về với tha nhân.

Thánh Bernarđô là một mẫu gương sáng về điều đó. Thật vậy, ngài nổi tiếng không phải vì tài cao, hay xuất thân từ gia đình quý tộc. Ngài được biết đến là nhờ vào cuộc đời tận tụy lo cho phần rỗi các linh hồn. Ngài đã hết mình dấn thân để phục vụ Nước Trời và chuyển trao ơn cứu độ của Thiên Chúa đến với nhân loại.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết mến yêu và thi hành Luật Chúa một cách trung thành. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Thánh Bênađô

Thánh Bênađô sinh năm 1090 tại thành Đigiông, nước Pháp. Bênađô và sáu em trai em gái của ngài được giáo dục rất tốt. Khi Bênađô lên 17, thân mẫu qua đời. Biến cố này đã làm Bênađô rất đỗi đau buồn cho tới khi Humbêlin, người em gái có bản tính rất hoạt của Bênađô, đến tìm cách giúp ngài khuây khỏa. Rồi chẳng mấy chốc, Bênađô trở nên rất nổi danh. Bênađô vừa đẹp trai vừa thông minh, tính tình lại vui vẻ và hay pha trò, nên mọi người đều ham thích được ở với ngài.

Tuy nhiên, vào một ngày kia, Bênađô đã khiến cho bạn bè của ngài phải hoàn toàn ngạc nhiên: Bênađô sẽ xin vào tu trong dòng khổ tu Xitô! Bạn bè của Bênađô đã tìm đủ mọi cách để làm cho ngài từ bỏ ý định này. Nhưng rốt cục, chính Bênađô lại thuyết phục được các anh em mình, một người cậu và 26 đồng bạn nữa cùng tham gia với ngài. Lúc Bênađô và các anh em rời nhà ra đi, họ đã nói với Nivard, người em út đang chơi đùa với chúng bạn, rằng: “Tạm biệt em Nivard! Tạm biệt em! Bây giờ tất cả đất đai và tài sản là của em đó!” Nhưng cậu em đáp lại: “Sao? Các anh chọn trời và để đất lại cho em sao? Các anh có công bằng không?” Và sau đó ít lâu, Nivard cũng xin gia nhập với các anh mình trong đan viện.

Thánh Bênađô là một đan sĩ rất mực đạo hạnh. Sau ba năm, thánh nhân được sai đi thiết lập thêm một đan viện Xitô và làm bề trên nhà ấy. Đan viện mới tọa lạc dưới Thung Lũng Ánh Sáng và đan viện đã nổi danh nhờ bởi danh xưng này. Trong tiếng Pháp, Thung Lũng “Clairvaux” có nghĩa là Thung Lũng Ánh Sáng. Thánh Bênađô đã giữ chức đan trưởng tại đây suốt đời.

Dù Bênađô ham thích đời sống làm việc và cầu nguyện bên trong đan viện, người ta vẫn thường hay mời ngài ra ngoài làm những nhiệm vụ đặc biệt. Bênađô đã rao giảng, kiến tạo hòa bình cho các nguyên thủ quốc gia và là cố vấn cho các đức giáo hoàng. Thánh Bênađô cũng viết nhiều sách thiêng liêng rất hay. Vào thời ấy, Bênađô là người có nhiều ảnh hưởng quan trọng vào bậc nhất. Tuy vậy, ao ước lớn nhất của Bênađô vẫn là được sống thân mật với Thiên Chúa, được làm một đan sĩ thánh thiện. Ngài không muốn được nổi danh. Vị thánh này còn có một lòng sùng kính Mẹ Maria rất ư lạ lùng. Mỗi khi đi ngang qua ảnh tượng Đức Mẹ, thánh nhân thường hay chào Mẹ bằng câu: “Kính chào Mẹ Maria!” Người ta nói rằng một ngày kia, Đức Mẹ đã đáp lại lời chào của ngài: “Chào con, Bênađô!” Bằng cách này, Đức Mẹ cho biết tình yêu và lòng sùng kính thánh Bênađô dành cho Đức Mẹ thật lớn lao chừng nào; và Đức Mẹ cũng hài lòng biết bao!

Thánh Bênađô về trời năm 1153. Dân chúng rất đau buồn vì họ thương nhớ những ảnh hưởng tuyệt vời của ngài. Năm 1174, đức thánh cha Alêxanđơ III đã phong thánh cho Bênađô. Và đức thánh cha Piô VIII đã tôn nhận Bênađô làm Tiến sĩ Hội Thánh năm 1830.

Thánh Bênađô nhắc nhở chúng ta rằng mỗi chúng ta là một sự khác biệt. Mỗi người chúng ta có thể cống hiến tài năng của mình để làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Nếu bạn phân vân không biết mình phải đóng góp điều gì, bạn hãy tha thiết cầu nguyện xin thánh Bênađô trợ giúp.

http://www.paolinevn.