18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 8)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 7)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 4)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 11)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 26)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 26)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

PVLC Mùa Thường Niên Tuần XIV Thứ 4 Thứ Tư Bài Đọc I: (Năm I)St 41, 55-57; 42, 5-7a. 17-24a

07 Tháng Bảy 20219:04 CH(Xem: 535)

12-9sPVLC Mùa Thường Niên Tuần XIV Thứ 4

Thứ Tư

Bài Đọc I: (Năm I)St 41, 55-57; 42, 5-7a. 17-24a

"Chúng ta phải chịu thế này thật xứng đang, vì chúng ta đã phạm đến em chúng ta".

Trích sách Sáng Thế.

Trong những ngày ấy, cả nước Ai-cập gặp nạn đói kém, dân chúng kêu vua Pharaon, xin cho họ của ăn. Vua trả lời họ rằng: "Các ngươi hãy đến cùng Giuse và ông bảo thế nào, các ngươi hãy làm như vậy". Cơn đói kém ngày càng gia tăng khắp mặt đất. Bấy giờ ông Giuse mở các kho lúa, bán cho người Ai-cập, vì họ cũng đói kém khổ sở. Khắp mọi nước, người ta tuôn đến Ai-cập để mua lương thực ăn cho đỡ đói.

Các con ông Giacóp cũng đi chung với những người khác đến Ai-cập để mua lúa, vì nạn đói cũng hoành hành trong đất Canaan. Giuse có quyền trên toàn lãnh thổ Ai-cập, nên ông bán lúa thóc cho hết mọi người. Khi các anh của Giuse sấp mình lạy ông, ông nhận ra các anh, nên ông nói giọng cứng cỏi như nói với khách lạ. Ông hỏi họ: "Các ngươi ở đâu đến?" Họ đáp: "Chúng tôi từ đất Canaan đến mua thực phẩm".

Giuse đã truyền giam họ trong ba ngày; đến ngày thứ ba, ông cho dẫn họ ra khỏi tù và bảo rằng: "Các ngươi hãy làm điều ta dạy bảo, thì sẽ được sống: vì ta kính sợ Thiên Chúa. Nếu các ngươi là người lương thiện thì một người trong các ngươi sẽ ở lại trong tù, còn những người khác hãy đem lúa về nhà. Rồi các ngươi hãy dẫn đứa em út các ngươi tới đây cho ta, để ta có thể tin lời các ngươi, và các ngươi sẽ khỏi chết. Họ đã làm như Giuse dạy bảo.

Bấy giờ họ mới nói với nhau rằng: "Chúng ta phải chịu thế này thật xứng đáng, vì chúng ta đã phạm đến em chúng ta. Chúng ta đã thấy tâm hồn em chúng ta khổ sở, khi nó năn nỉ chúng ta tha cho nó, nhưng chúng ta không chịu nghe. Vì thế nên chúng ta phải chịu nỗi khốn khổ này". Bấy giờ, một người trong anh em là Ruben nói rằng: "Chớ thì tôi đã chẳng bảo anh em đừng có phạm đến đứa trẻ sao". Nhưng không ngờ rằng Giuse hiểu tiếng họ, vì ông dùng thông ngôn mà nói với họ. Ông Giuse lánh mặt đi một chút mà khóc.

Đó là lời Chúa.

Đáp Ca: Tv 32, 2-3. 10-11. 18-19

Đáp: Lạy Chúa, xin đổ lòng từ bi xuống trên chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài (c. 22).

Xướng: 1) Hãy ngợi khen Chúa với cây đàn cầm; với đàn mười dây, hãy xướng ca mừng Chúa. Hãy ca mừng Người bài ca mới, hát mừng Người với tiếng râm ran. - Đáp.

2) Chúa phá tan ý định của các nước, làm cho vô hiệu tư tưởng của chư dân. Ý định của Chúa tồn tại muôn đời, tư tưởng lòng Ngài còn mãi đời nọ sang đời kia. - Đáp.

3) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Người, nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Người, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn. - Đáp.

Alleluia: Ga 14, 5

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống; không ai đến được với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 10, 1-7

"Các con hãy đến cùng chiên lạc nhà Israel".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai môn đệ Người lại, và ban cho các ông quyền hành trên các thần ô uế để các ông xua đuổi chúng và chữa lành mọi bệnh hoạn, tật nguyền.

Đây là tên của mười hai Tông đồ: Trước hết là Simon cũng gọi là Phêrô, rồi đến Anrê em của ông, Giacôbê con ông Giêbêđê và Gioan em của ông, Philipphê và Bartôlômêô, Tôma và Matthêu người thu thế, Giacôbê con ông Alphê và Tađêô, Simon nhiệt tâm và Giuđa Iscariô là kẻ nộp Người.

Chúa Giêsu đã sai mười hai vị này đi và truyền rằng: "Các con đừng đi về phía các dân ngoại và đừng vào thành của người Samaria. Tốt hơn, các con hãy đến cùng các chiên lạc nhà Israel. Các con hãy đi rao giảng rằng: 'Nước Trời đã gần đến'".

Đó là lời Chúa.


Đâu là thành phần "những con chiên lạc nhà Israel": Họ là ai?

Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Tư Tuần XIV Thường Niên, tiếp ngay sau bài Phúc Âm hôm qua, ở chỗ, trong bài Phúc Âm hôm qua, Chúa Giêsu thấy dân chúng bơ vơ như chiên không chủ chăn, và ngỏ ý muốn có thêm cộng sự viên trong công cuộc cứu độ với Người kêu gọi, bằng cách kêu gọi các môn đệ hãy xin thêm thợ gặt đến làm mùa, thì trong bài Phúc Âm hôm nay "Chúa Giêsu gọi mười hai môn đệ Người lại, và ban cho các ông quyền hành trên các thần ô uế để các ông xua đuổi chúng và chữa lành mọi bệnh hoạn, tật nguyền".

Thành phần được Chúa Giêsu ưu tuyển này là những ai, được Thánh ký Mathêu cho biết như sau: "Đây là tên của mười hai Tông đồ: Trước hết là Simon cũng gọi là Phêrô, rồi đến Anrê em của ông, Giacôbê con ông Giêbêđê và Gioan em của ông, Philipphê và Bartôlômêô, Tôma và Matthêu người thu thế, Giacôbê con ông Alphê và Tađêô, Simon nhiệt tâm và Giuđa Iscariô là kẻ nộp Người".

Và sứ vụ của 12 môn đệ được gọi là tông đồ này như thế nào, cũng được Thánh ký Mathêu cho biết như thế này: "Chúa Giêsu đã sai mười hai vị này đi và truyền rằng: 'Các con đừng đi về phía các dân ngoại và đừng vào thành của người Samaria. Tốt hơn, các con hãy đến cùng các chiên lạc nhà Israel. Các con hãy đi rao giảng rằng: 'Nước Trời đã gần đến'".

Ở đây có 2 vấn đề được đặt ra: thứ nhất là danh xưng môn đệ và tông đồ có khác nhau không, nếu có thì như thế nào? Và thứ hai là địa bàn hoạt động của các tông đồ tại sao chỉ giới hạn vào "các chiên lạc nhà Israel" mà thôi?

Trước hết về danh xưng "môn đệ" (disciple) và "tông đồ" (apostle), căn cứ vào Phúc Âm, chúng ta nên hiểu như thế này:

1- "Môn đệ" là một ơn gọi, ơn gọi theo Chúa Kitô, còn "tông đồ" là sứ vụ đặc biệt, sứ vụ "làm chứng" cho Chúa Kitô, sứ vụ chính yếu của thành phần làm "môn đệ" Chúa Kitô;

2- Bởi thế "tông đồ" căn bản cũng là "môn đệ" của Chúa Kitô, tức là thành phần theo Chúa Kitô, nên các Phúc Âm hay thuật lại rằng Chúa Giêsu đi với các môn đệ của mình hoặc Người nói với các môn đệ của Người, chứ hầu như không viết là với các tông đồ. Ngay trong bài Phúc Âm hôm nay cũng thấy: "Chúa Giêsu gọi mười hai môn đệ Người lại", chứ không phải gọi 12 tông đồ lại.

3- Trong thành phần theo Chúa Kitô được Thánh Luca cho biết là có 72 "môn đệ" (disciples), thế nhưng cả 3 Phúc Âm Nhất Lãm (Mathêu, Marco và Luca) đều liệt kê chỉ có 12 "tông đồ" (apostles), thành phần "tông đồ" có tên tuổi đàng hoàng, như trong bài Phúc Âm hôm nay cho thấy, trong khi các "môn đệ" không được liệt kê tên tuổi như vậy, và các môn đệ này có thể bao gồm cả thành phần nữ giới theo phục vụ Chúa nữa, nhưng không cần toàn thời (full time) như các tông đồ, mà bán thời (part time) cũng được.

4- Để trở thành "tông đồ" cần phải hội đủ 3 điều kiện chính yếu bất khả thiếu: thứ nhất, phải được chính Chúa Kitô tuyển chọn + thứ hai, phải được chính Chúa Kitô tỏ mình ra cho + thứ ba, phải được chính Chúa Kitô sai đi. Thánh Phaolô cũng được gọi bằng danh xưng "tông đồ", (cho dù không sống trực tiếp với Người ngay từ đầu và có tên trong danh sách "tông đồ"), là vì ngài cũng hội đủ 3 yếu tố để làm "tông đồ" trên đây: cũng được chính Chúa Kitô tuyển chọn (xem Tông Vụ 9:15), cũng được chính Chúa Kitô tỏ mình ra cho (xem Tông Vụ 9:4-6) và cũng được chính Chúa Kitô sai đi (xem Tông Vụ 13:47).

Vấn đề thứ hai là địa bàn hoạt động của các tông đồ tại sao "các con đừng đi về phía các dân ngoại và đừng vào thành của người Samaria" mà chỉ giới hạn vào "các chiên lạc nhà Israel" thôi? Phải chăng tại vì dân ngoại (nhất là ở Galilêa) có thể nói đã biết nhiều về Chúa Giêsu, Đấng đã bắt đầu xuất hiện như ánh sáng chiếu trong tăm tối ở miền đất này, một sự kiện được Thánh ký Mathêu ghi nhận như sau:

"Khi Chúa Giêsu nghe Gioan đã bị tống giam thì Người lui về Galilêa. Người bỏ Nazarét mà đi đến sống ở Capernaum gần địa hạt Zebulun và Naphtali, cho trọn những gì đã được Tiên Tri Isaia nói: "Miền Galilêa dân ngoại: dân sống trong tăm tối đã được thấy ánh sáng cả thể..." (Mathêu 4:12-16).

Vì Galilêa là vùng đất của Dân Do Thái sống chung đụng với rất nhiều dân ngoại, một miền bắc hoàn toàn khác với miền nam Giuđêa thuần túy Do Thái và là nơi có giáo đô Giêrusalem, một miền bắc đã trở thành vùng hoạt động chính yếu của Chúa Giêsu, nơi Người cũng đã tuyển chọn 12 tông đồ, mà sau khi sống lại Người cũng đã hẹn với các tông đồ về lại Galilêa gặp Người (xem Mathêu 28:7) và các vị quả thực đã gặp Người ở đó (xem Mathêu 28:16) để được Người sai đi "tuyển mộ môn đồ khắp các dân nước" (Mathêu 28:19).

Galilêa còn là vùng đất không được Chúa Giêsu bao gồm trong lệnh truyền sai các tông đồ đi rao giảng khắp nơi trước khi Người thăng thiên về cùng Cha: "Các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền GiuđêA, SamariA và cho đến tận cùng trái đất" (Tông Vụ 1:8).

Vậy đối tượng các tông đồ được sai đến là "các chiên lạc nhà Israel" - Chúa Giêsu có ý ám chỉ những ai đây, nếu không phải thành phần dân Do Thái lầm lạc, chứ không phải thành phần Do Thái thành tâm đang tìm kiếm chân lý và thiết tha trông đợi Đấng Thiên Sai, như một Nicôđêmô (xem Gioan 3:1-2). Họ ở đâu? Nếu không phải ở ngay Galilêa, chứ không ở đâu xa, vì họ là thành phần đáng thương nhất!

Mà thành phần "các chiên lạc nhà Israel" đây thực sự là ai, nếu không phải là nhóm biệt phái và luật sĩ, thành phần mà các môn đệ của Chúa Kitô cần phải trổi vượt hơn về thánh đức (xem Mathêu 5:20), và không được nhiễm lây men gương mù gương xấu của họ (xem Mathêu 16:6), thành phần luôn có thái độ cao ngạo và thù nghịch với Chúa Kitô, bằng những hành động rình rập, bắt bẻ, chống đối và chụp bắt Người.

Phải chăng đó là lý do Chúa Giêsu đã báo trước cho các tông đồ được Người sai đi rằng: "Thày sai các con đi như chiên giữa sói rừng" (Mathêu 10:16) và cảnh giác các vị về những gian nan khốn khó xẩy ra do đối phương gây ra cho các vị, nhưng Người trấn an và phấn khích các vị rằng: "Đừng sợ kẻ chỉ giết được sự sống phần xác nhưng không thể hủy diệt được linh hồn" (Mathêu 10:28)?

Ý nghĩa lời Chúa Giêsu sai các tông đồ đến với "con chiên lạc nhà Israel" rất hợp với bài đọc 1 hôm nay. Ở chỗ, trong khi dân ngoại Ai Cập được no đầy cơm gạo nhờ Giuse, một người em được cha là tổ phụ Giacóp thương yêu đặc biệt, nên đứa em này đã bị các anh ghen ghét ám hại.

Nhưng không ngờ mưu độc của các anh lại được Thiên Chúa quan phòng thần linh lợi dụng để biến Giuse thành quan đệ nhị nước Ai Cập, nhờ đó, qua Giuse, Ngài chẳng những cứu được đại gia đình của tổ phụ Do Thái Giacóp trong nạn đói bấy giờ mà còn mở con mắt lầm lạc của những người anh ác tâm, "những con chiên lạc nhà Israel" đầu tiên, như họ đã nhờ Giuse mà nhận biết lỗi lầm quá khứ của họ trong bài đọc 1 hôm nay:

"'Chúng ta phải chịu thế này thật xứng đáng, vì chúng ta đã phạm đến em chúng ta. Chúng ta đã thấy tâm hồn em chúng ta khổ sở, khi nó năn nỉ chúng ta tha cho nó, nhưng chúng ta không chịu nghe. Vì thế nên chúng ta phải chịu nỗi khốn khổ này'. Bấy giờ, một người trong anh em là Ruben nói rằng: 'Chớ thì tôi đã chẳng bảo anh em đừng có phạm đến đứa trẻ sao?'"

Bài Đáp Ca hôm nay chúc tụng Chúa (câu 1), bởi Ngài có thể thực hiện mọi sự theo ý định của Ngài, không ai có thể ngăn cản hay phá đám được (câu 2), như những gì Ngài đã định liệu cho đại gia đình tổ phụ Giacóp khi gặp nạn đói sau này, một ý định luôn thiên về thành phần kính sợ Ngài và tin tưởng cậy trông vào Ngài (câu 3), như Giuse trong bài đọc 1 hôm nay.

1) Hãy ngợi khen Chúa với cây đàn cầm; với đàn mười dây, hãy xướng ca mừng Chúa. Hãy ca mừng Người bài ca mới, hát mừng Người với tiếng râm ran.

2) Chúa phá tan ý định của các nước, làm cho vô hiệu tư tưởng của chư dân. Ý định của Chúa tồn tại muôn đời, tư tưởng lòng Ngài còn mãi đời nọ sang đời kia.

3) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Người, nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Người, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên
TN.XIVL-4.mp3