18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 0)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 9)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 23)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 23)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 21)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...
12 Tháng Tư 20249:28 CH(Xem: 64)
Nguồn: Spiritdaily.com và Forums of the Virgin Mary Đức Mẹ Maria đã từng can thiệp và thay đổi tình hình thế giới và tình hình giáo hội trong 500 năm trở lại đây. Thế giới luôn chiến đấu để chống nạn đói khát và bịnh tật. Những người Hồi Giáo đã chiếm đóng nước Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Họ cũng đã từng kiểm soát vùng Đất Thánh.

ĐỐI DIỆN VỚI GIỜ PHÚT KHÓ KHĂN CỦA CHÚNG TA

25 Tháng Sáu 20216:29 SA(Xem: 582)

angel11ĐỐI DIỆN VỚI GIỜ PHÚT KHÓ KHĂN CỦA CHÚNG TA

Phân định không phải là chuyện dễ dàng. Chúng ta thử giải quyết vấn đề nan giải này: khi chúng ta thấy lòng mình ở trong tình trạng lo âu cực độ, liệu chúng ta có lơ đi cho rằng một đau đớn như thế là dấu chỉ rằng đây không phải là nơi phù hợp với chúng ta, rằng có cái gì đó sai lầm ở đây không? Hoặc, như Chúa Giêsu, chúng ta chấp nhận ở lại và nói với chính mình, với người thân, với Chúa: “Con sẽ nói gì bây giờ, cứu con khỏi giây phút này sao?”

Khi Chúa Giêsu đối diện với cái chết sỉ nhục trên thập giá, Tin Mừng Thánh Gioan có ám chỉ đến việc Ngài được đề nghị một cơ hội để trốn thoát. Một phái đoàn người Hy Lạp, qua trung gian thánh Philiphê đề nghị Chúa Giêsu đi với họ, đến một nhóm sẽ đón Ngài và thông điệp của Ngài. Như thế Chúa Giêsu phải chọn: Chịu đựng nỗi thống khổ, tủi nhục và chết với cộng đoàn, hay từ bỏ cộng đoàn này để đến với cộng đoàn sẽ chấp nhận mình. Chúa Giêsu đã làm gì? Chúa Giêsu cũng sẽ đặt câu hỏi: “Tôi sẽ nói gì bây giờ, cứu tôi khỏi giây phút này sao?

Dù câu này được xem là câu hỏi, nhưng đó là câu trả lời. Ngài đã chọn ở lại, đối diện với lo âu, với sỉ nhục, với đau đớn vì Ngài thấy đây là lòng trung tín chính xác, Ngài được mời gọi trong chính tình yêu mà Ngài rao giảng. Ngài xuống thế để nhập thể, để giảng dạy thế nào là tình yêu thực sự và bây giờ cái giá phải trả cho những chuyện này là sỉ nhục, là lo âu, Ngài biết và chấp nhận những gì đòi hỏi Ngài bây giờ. Nỗi đau Ngài chịu không có nghĩa là Ngài đã làm cái gì đó sai, Ngài ở không đúng nơi, hoặc cộng đoàn này không đáng để Ngài chịu đau khổ này. Ngược lại: nỗi đau được hiểu là cách thể hiện lòng trung tín sâu thẳm nhất của chính sứ vụ và thiên chức của Ngài. Cho đến lúc này, chỉ có những lời kêu xin Ngài, bây giờ chúng ta xin Ngài nâng đỡ chúng ta trong thực tế; Ngài cần phải nuốt khó khăn để làm.

Tôi sẽ nói gì bây giờ, cứu tôi khỏi giây phút này sao? Chúng ta có đủ khôn ngoan và quảng đại để nói những lời này khi, trong sự dấn thân riêng của mình, chúng ta bị thách thức chịu đựng nỗi lo âu nóng bỏng trong lòng này không? Khi Chúa Giêsu đặt câu hỏi này, những gì Chúa phải đối diện là tấm gương gần như hoàn hảo cho các tình huống mà đôi khi chúng ta phải đối diện. Trong hầu hết mọi dấn thân, nếu chúng ta trung thành thì sẽ có khi chúng ta phải phải chịu đựng một nỗi lo âu trong lòng (và cũng có khi do hiểu lầm bên ngoài), chúng ta phải đối diện với một quyết định khó khăn: nỗi đau và sự hiểu lầm này (dù cho đó là do sự non nớt của chính mình) có phải là dấu chỉ tôi ở không đúng chỗ, tôi phải ra đi và tìm một ai khác, một cộng đoàn nào khác cần đến tôi không? Hoặc bên trong nỗi lo âu nội tâm này, hiểu lầm do bên ngoài, do sự non nớt của cá nhân tôi, tôi được gọi để nói: Tôi sẽ nói gì bây giờ, cứu tôi khỏi giây phút này sao? Đây là điều tôi đã được gọi! Tôi sinh ra để làm điều này!

Tôi nghĩ câu hỏi này rất quan trọng vì thường nỗi lo thường xuyên trong lòng có thể làm lung lay các cam kết dấn thân chúng ta, thúc đẩy chúng ta buông bỏ. Các hôn nhân, các ơn gọi sống đời sống thánh hiến, các dấn thân làm việc cho công lý, cho cộng đoàn tu sĩ và các dấn thân cho gia đình, bạn bè có thể bị buông bỏ vì đương sự nghĩ rằng không ai được gọi để sống trong lo âu tột độ, bị sầu khổ và hiểu lầm như vậy. Thật vậy, ngày nay nỗi đau, sầu khổ, hiểu lầm chung chung được xem như dấu chỉ để từ bỏ những chuyện mình đã dấn thân để đi tìm một ai khác, một cộng đoàn khác sẽ khẳng định mình, thay vì xem đây là dấu chỉ, bây giờ, chỉ có bây giờ, chỉ có giờ phút này, bên trong sự lo âu đặc biệt, sự hiểu lầm này, chúng ta mới có dịp mang lại ân sủng cho đời sống dấn thân của mình.

Tôi đã chứng kiến nhiều người từ bỏ hôn nhân, từ bỏ chức thánh, từ bỏ đời sống tu trì, từ bỏ cộng đoàn tôn giáo, từ bỏ bạn bè thân yêu, từ bỏ các dấn thân phục vụ cho công lý và hòa bình vì có một lúc nào đó họ cảm nhận mình quá đau và bị hiểu lầm. Và trong nhiều trường hợp này, tôi cũng thấy thực tế hóa ra là một điều tốt. Tình huống họ gặp không tốt cho họ cũng như cho người khác. Họ phải được cứu khỏi “lúc này.” Trong một vài trường hợp, điều ngược lại là đúng. Họ đau đớn tột cùng, nhưng nỗi đau đó là lời mời đến một nơi sâu đậm hơn, mang lại sự sống hơn trong đời sống dấn thân của họ. Họ rời đi, ngay lúc họ nên ở lại.

Chắc chắn, phân định không phải là chuyện dễ. Không phải lúc nào cũng vì thiếu quảng đại mà chúng ta từ bỏ dấn thân. Một số người quảng đại nhất, vị tha nhất mà tôi quen biết đã từ bỏ hôn nhân, chức thánh, đời sống tu trì hay bỏ giáo hội của mình. Nhưng tôi viết điều này vì ngày nay, nhiều tài liệu tâm lý và thiêng liêng đáng tin cậy không đủ làm nổi bật thách thức, như Chúa Giêsu đã trụ vững bên trong nỗi đau đớn tột cùng, hiểu lầm, nhục nhã của mình, thay vì bỏ đi để đến với một ai đó, một cộng đoàn nào đó chấp nhận và hiểu nỗi khao khát của mình, thì chúng ta chấp nhận nó sẽ mang đến sự sống hơn khi nói: Tôi sẽ nói gì bây giờ, cứu tôi khỏi giây phút này sao?

Rev. Ron Rolheiser, OMI