18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 8)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 14)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 27)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 27)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Chúa Nhật Bài Đọc I: G 38, 1. 8-11 "Sóng cồn của ngươi phải dừng lại đây".

20 Tháng Sáu 202112:58 SA(Xem: 596)

cg83Chúa Nhật 20/6/2021
Bài Đọc I: G 38, 1. 8-11

"Sóng cồn của ngươi phải dừng lại đây".

Trích sách Gióp.

Bấy giờ từ cơn gió lốc, Chúa đáp lời Gióp rằng: "Khi nước chảy mạnh vỡ bờ như sinh ra bởi lòng mẹ, ai đã lấy cửa mà ngăn lại, lúc Ta lấy mây làm áo che nó, và lấy u tối che phủ nó như khăn bọc con trẻ? Ta đã vạch biên giới chung quanh nó, đã đặt khung cửa và then chốt mà phán rằng: "Ngươi chảy đến đây mà thôi, không được chảy xa nữa và vỗ sóng ba đào cũng phải dừng tại đây".

Đó là lời Chúa.

Đáp Ca: Tv 106, 23-24. 25-26. 28-29. 30-31

Đáp: Hãy tán tạ Chúa, bởi đức từ bi Người còn muôn thuở (c. 1).

Hoặc đọc: Alleluia.


Xướng: 1) Những người xuống tàu vượt biển ra khơi, làm nghề thương mại trên nơi nước cả, họ đã nhìn thấy những kỳ công của Chúa, và những việc huyền diệu của Người ở chỗ thâm uyên. - Đáp.


2) Chúa lên tiếng, và Người đã khiến phong ba nổi dậy, Người đã khiến cho sóng biển dâng cao. Những người đó lên tới trời xanh, xuống lòng biển thẳm, tâm hồn họ bủn rủn trong cảnh gian nguy. - Đáp.


3) Họ đã kêu cầu Chúa trong cơn khốn khó, và Người đã giải thoát họ khỏi chỗ lo âu. Người biến đổi phong ba thành gió thổi hiu hiu, và bao làn sóng biển đều im lặng. - Đáp.


4) Họ mừng vui vì thấy sóng biển yên, và Chúa đã đưa họ cập bến ước mong. Những người đó hãy cảm ơn Chúa vì lòng nhân hậu, và những điều kỳ diệu của Người đối với con người ta! - Đáp.

Bài Đọc II: 2 Cr 5, 14-17

"Đây mọi cái mới đã được tạo dựng".

Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, lòng mến của Đức Kitô thúc bách chúng ta; chúng ta xác tín điều này là một người đã chết vì mọi người, vậy mọi người đều đã chết. Và Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống, thì không còn sống cho chính mình nữa, mà là sống cho Đấng đã chết và sống lại vì họ.

Vì thế, từ nay chúng ta không còn biết ai theo xác thịt nữa. Mặc dù nếu chúng ta đã biết Đức Kitô theo xác thịt, thì giờ đây chúng ta không còn biết như thế nữa. Vậy nếu ai đã trở nên một tạo vật mới trong Đức Kitô, thì những gì cũ đã qua rồi, vì đây mọi sự đều được trở nên mới.

Đó là lời Chúa.

Alleluia: Ga 1, 14 và 12b

Alleluia, alleluia! - Ngôi Lời đã làm người và đã ở giữa chúng ta. Những ai tiếp rước Người, thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. - Alleluia.

Phúc Âm: Mc 4, 35-40

"Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Ngày ấy, khi chiều đến, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Chúng ta hãy sang bên kia biển hồ". Các ông giải tán đám đông; vì Người đang ở dưới thuyền, nên các ông chở Người đi. Cũng có nhiều thuyền khác theo Người. Chợt có một cơn bão lớn và những lớp sóng ùa vào thuyền đến nỗi sắp đầy nước. Và Người thì ở đàng lái dựa gối mà ngủ. Các ông đánh thức Người và nói: "Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao?" Chỗi dậy, Người đe gió và phán với biển rằng: "Hãy im đi, hãy lặng đi". Tức thì gió ngừng biển lặng như tờ. Rồi Người nói với các ông: "Sao các con sợ hãi thế? Các con không có đức tin ư?" Bấy giờ các ông kinh hãi và nói với nhau rằng: "Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người?"

Đó là lời Chúa.

"Chúng con chết mất"

Câu "Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người?" của các tông đồ trong bài Phúc Âm Thánh Marcô (4:35-40) cho Chúa Nhật XII Thường Niên hôm nay đã chứng tỏ các tông đồ đang từ từ nhận biết Đấng đã kêu gọi các vị và các vị đã bỏ mọi sự mà theo Người, nhưng vẫn chưa hoàn toàn thực sự biết Người là ai, như thế nào, nên Người đã phải lợi dụng mọi sự xẩy ra cho các vị để tỏ mình ra cho riêng các vị, nhờ đó các vị mỗi ngày mỗi tin kính Người hơn.

Nếu ở trong Phúc Âm Thánh ký Gioan, trường hợp đầu tiên Chúa Kitô đã tỏ mình ra cho các môn đệ tiên khởi đó là ở tiệc cưới Cana, khi Người biến nước lã thành rượu ngon (xem Gioan 2:11) thế nào, thì ở Phúc Âm Thánh ký Marco, có thể nói, sau các phép lạ Người làm trước đó, gián tiếp cũng để tỏ mình ra cho cả các môn đệ nữa, Người đã trực tiếp tỏ mình ra cho các vị qua việc tỏ quyền năng của Người ra bằng cách "dẹp yên cơn bão lớn và những lớp sóng ùa vào thuyền đến nỗi sắp đầy nước" khiến các vị hết sức hoảng sợ, cho dù lúc ấy Người đang ở giữa các vị.

Phải chăng chính vì Người đang ở giữa các vị mà các vị vẫn tỏ ra hoảng sợ như thể Người không hiện diện ở đó: "Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao?", mà Người, bấy giờ đang "ở đàng lái dựa gối mà ngủ" đã "chỗi dậy, Người đe gió và phán với biển rằng: 'Hãy im đi, hãy lặng đi'", sau đó Người không thể không lên tiếng khiển trách các vị rằng: "Sao các con sợ hãi thế? Các con không có đức tin ư?"

Phải công nhận là các tông đồ yếu đức tin thật đó. Bởi vì, theo lập luận và nhận định tự nhiên thì chẳng có ai ngủ say đến độ sóng gió bão bùng ào ào khiến con thuyền chập chùng nhào lên lộn xuống như vậy, khiến các môn đệ hò hét om sòm như thế mà Chúa Giêsu vẫn cứ ngủ như chết chẳng hay biết gì, thì có thể là Người chỉ giả vờ ngủ? Bằng không Người bị bệnh ngủ, hay Người là một con người ngủ vô địch thế giới, không ai lại có thể ngủ như Người.

Nếu Chúa Giêsu muốn thử thách các môn đệ, thì các môn đệ lúc ấy, nếu tinh ý biết rằng Ngưòi giả vờ ngủ say như chết, cũng thách đố Người ngược lại, bằng cách không đánh thức Người mà cứ để Người ngủ, thử xem Người ngủ say đến mức nào, cho tới khi Người tự chỗi dậy khiến bão tố lặng im, hay Người âm thầm làm cho sóng gió tự nhiên ngưng hẳn trong khi Người vẫn cứ ngủ.

Các môn đệ, trong trường hợp này, cũng có thể, thay vì đánh thức Người dạy thì bảo nhau ngồi quanh Người, hay ôm lấy Người, thế thôi, như thể nếu chúng con chết thì Thày cũng không sống được, bằng không thì chính Thày là phao cứu sống của chúng con. Bởi thế, nếu theo thói quen của mình Thiên Chúa chơi trò "giả vờ" (Luca 24:28) với chúng ta, thì chúng ta cũng cứ "tỉnh bơ" là xong, vì "tỉnh bơ" có nghĩa là và chính là tin vào Ngài vậy.

Thực tế cũng cho thấy sở dĩ Kitô hữu tin có Thiên Chúa, Đấng Toàn Năng và vô cùng khôn ngoan cùng nhân hậu, không bao giờ làm hại mình, nhưng vẫn cảm thấy lo âu sợ hãi khi gian nan thử thách xẩy ra cho họ, đến độ họ than không chịu được nữa, thậm chí trách Chúa bỏ rơi họ và quay lại bỏ Chúa luôn. Nghĩa là họ chỉ tin bằng lý trí (belief/knowledge) hơn là bằng cả con người của họ (trust/entrust), trong khi đó "Thiên Chúa là Thần Linh, nên ai tôn thờ Ngài phải tôn thờ trong tinh thần và chân lý" (Gioan 4:24).

Thánh Vịnh 106 (23-24, 25-26, 28-29, 30-31) được Giáo Hội chọn đọc cho Bài Đáp Ca hôm nay đã hết sức thích hợp với trường hợp xẩy ra cho các môn đệ cả trước lẫn sau cơn phong ba bão tố trên sóng nước ba đào của bài Phúc Âm cùng ngày:

1) Những người xuống tàu vượt biển ra khơi, làm nghề thương mại trên nơi nước cả, họ đã nhìn thấy những kỳ công của Chúa, và những việc huyền diệu của Người ở chỗ thâm uyên.

2) Chúa lên tiếng, và Người đã khiến phong ba nổi dậy, Người đã khiến cho sóng biển dâng cao. Những người đó lên tới trời xanh, xuống lòng biển thẳm, tâm hồn họ bủn rủn trong cảnh gian nguy.

3) Họ đã kêu cầu Chúa trong cơn khốn khó, và Người đã giải thoát họ khỏi chỗ lo âu. Người biến đổi phong ba thành gió thổi hiu hiu, và bao làn sóng biển đều im lặng.

4) Họ mừng vui vì thấy sóng biển yên, và Chúa đã đưa họ cập bến ước mong. Những người đó hãy cảm ơn Chúa vì lòng nhân hậu, và những điều kỳ diệu của Người đối với con người ta!

Câu "Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người?" vang lên từ môi miệng ngỡ ngàng và cõi lòng cảm phục của các môn đệ, cũng là lời các vị ngầm tuyên xưng rằng Người là Chúa tể càn khôn, Đấng đã được Sách Ông Gióp (38:1,8-11) trong bài đọc 1 cảm nhận như sau:

"Bấy giờ từ cơn gió lốc, Chúa đáp lời Gióp rằng: 'Khi nước chảy mạnh vỡ bờ như sinh ra bởi lòng mẹ, ai đã lấy cửa mà ngăn lại, lúc Ta lấy mây làm áo che nó, và lấy u tối che phủ nó như khăn bọc con trẻ? Ta đã vạch biên giới chung quanh nó, đã đặt khung cửa và then chốt mà phán rằng: Ngươi chảy đến đây mà thôi, không được chảy xa nữa và vỗ sóng ba đào cũng phải dừng tại đây'".

Việc Chúa Kitô tỏ mình ra cho các môn đệ của Người, trong khi Người còn ở với họ, nhất là qua cuộc khổ nạn và tử giá của Người, là để họ tin vào Người và sống cho Người, với tư cách là thành phần chứng nhân của Người, như Thánh Phaolô xác tín và kêu gọi trong Thư 2 Corintô (5:14-17) của ngài ở bài đọc 2 hôm nay:

"Anh em thân mến, lòng mến của Đức Kitô thúc bách chúng ta; chúng ta xác tín điều này là một người đã chết vì mọi người, vậy mọi người đều đã chết. Và Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống, thì không còn sống cho chính mình nữa, mà là sống cho Đấng đã chết và sống lại vì họ".

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL.

MTN.CNXII-B.mp3
https://youtu.be/k8p1AvimYSY