22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 34)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 42)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 67)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 55)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 44)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 53)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 52)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 54)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 44)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 67)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ BẢY TUẦN XI THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : 2 Cr 12,1-10

18 Tháng Sáu 202111:41 CH(Xem: 695)

27-4sLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ BẢY TUẦN XI THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : 2 Cr 12,1-10

Tôi chỉ tự hào về những yếu đuối của tôi.

Bài trích thư thứ hai của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

1 Thưa anh em, phải tự hào ư ? Nào có ích gì ! Dù thế, tôi cũng xin nói về những thị kiến và mặc khải Chúa đã ban cho tôi. 2 Tôi biết có một người môn đệ Đức Ki-tô, trước đây mười bốn năm đã được nhắc lên tới tầng trời thứ ba -có ở trong thân xác hay không, tôi không biết, có ở ngoài thân xác hay không, tôi cũng không biết, chỉ có Thiên Chúa biết. 3 Tôi biết rằng người ấy đã được nhắc lên tận thiên đàng -trong thân xác hay ngoài thân xác, tôi không biết, chỉ có Thiên Chúa biết-, 4 và người ấy đã được nghe những lời khôn tả mà loài người không được phép nói lại. 5 Về một người như thế, tôi sẽ tự hào ; còn về bản thân tôi, tôi chỉ tự hào về những yếu đuối của tôi. 6 Quả vậy, nếu muốn tự hào, thì tôi cũng không phải là người điên, vì tôi nói sự thật. Nhưng tôi không làm thế, kẻo người ta đánh giá tôi quá cao, so với điều họ thấy nơi tôi hoặc nghe tôi nói.

7 Và để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mặc khải phi thường tôi đã nhận được, thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Xa-tan được sai đến vả mặt tôi, để tôi khỏi tự cao tự đại. 8 Đã ba lần tôi xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này. 9 Nhưng Người quả quyết với tôi : “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.” Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Ki-tô ở mãi trong tôi. 10 Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh.

Đáp ca : Tv 33,8-9.10-11.12-13 (Đ. c.9a)

Đ. Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy.

8Sứ thần của Chúa đóng trại chung quanh
để giải thoát những ai kính sợ Người.
9Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy :
hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người !

Đ. Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy.

10Kính sợ Chúa đi, đoàn dân thánh hỡi,
vì ai kính sợ Người chẳng thiếu thốn chi.
11Kẻ giàu sang phải bần cùng đói khổ,
còn ai tìm kiếm Chúa chẳng thiếu của gì.

Đ. Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy.

12Các con ơi, hãy đến mà nghe,
ta sẽ dạy cho biết đường kính sợ Chúa.
13Ai là người thiết tha được sống,
ước ao hưởng chuỗi ngày hạnh phúc chứa chan ?

Đ. Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy.

Tung hô Tin Mừng : 2 Cr 8,9

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Đức Giê-su Ki-tô vốn giàu sang phú quý, nhưng đã trở nên khó nghèo, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có. Ha-lê-lui-a.


TIN MỪNG : Mt 6,24-34

Anh em đừng lo lắng về ngày mai.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

24 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được.

25 “Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết : đừng lo lắng cho mạng sống : lấy gì mà ăn ; cũng đừng lo lắng cho thân thể : lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao ? 26 Hãy xem chim trời : chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho ; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao ? 27 Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay ? 28 Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì ? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào : chúng không làm lụng, không kéo sợi ; 29 thế mà, Thầy bảo cho anh em biết : ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. 30 Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém lòng tin ! 31 Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi : ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây ? 32 Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. 33 Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. 34 Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai : ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.

SUY NIỆM-CHỌN LỰA

Vào thế kỷ XIV, viện trưởng Đại học Paris đã làm một thí nghiệm: Ông để cho một con lừa nhịn đói, nhịn khát trong mấy ngày. Sau đó, ông đưa đến một thùng nước và bó cỏ non. Lừa tuy đói, nhưng hết nhìn đóng cỏ lại ngó thùng nước, lưỡng lự, không biết chọn thứ nào để rồi kiệt sức mà chết.

Cuộc sống không ngừng đòi hỏi chúng ta phải chọn lựa, và chọn lựa nào cũng có cái giá phải trả. Kẻ bắt cá hai tay vẫn luôn kết thúc với bàn tay trắng. Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đòi hỏi thái độ dứt khoát nơi mỗi người: hoặc là chọn của cải vật chất mà xa lìa Thiên Chúa, hoặc là theo Đức Kitô với tinh thần khó nghèo, hiến dâng tất cả.

Cái giá phải trả khi theo Chúa thật rất đắt, nhưng chính Người đã nói: “Phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp” (Mt 19, 29).

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, Chúa biết con quá yếu hèn, nhiều khi muốn theo Chúa, nhưng bao phen chạy theo bả phù hoa thế gian. Xin ban cho con một ý chí cương quyết, một lòng mến sắt son để bước theo Ngài. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô: Cần những quyết định hoán chuyển vũ khí thành lương thực

Trong sứ điệp gửi đến Diễn đàn GLOBSEC Bratislava khai mạc ngày 15/6/2021 tại Slovakia, Đức Thánh Cha hướng tới thế giới sẽ được xây dựng sau đại dịch. Ngài mời gọi thực hiện một phân tích sáng suốt về quá khứ để truy tìm những trách nhiệm dẫn đến cuộc khủng hoảng sức khỏe và thúc giục "thực hiện các bước tiến" trong một tầm nhìn tổng thể và hy vọng.

Diễn đàn GLOBSEC Bratislava thường niên, một trong những hội nghị hàng đầu về an ninh toàn cầu trên thế giới, là một hoạt động đóng góp vào mục tiêu định hình cuộc tranh luận toàn cầu của tổ chức GLOBSEC. Diễn đàn năm 2021 có chủ đề “Chúng ta hãy xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn”.

Trước hết, Đức Thánh Cha cảm ơn Diễn đàn Bratislava đã tạo ra nơi chốn cho cuộc tranh luận quan trọng về việc tái thiết thế giới của chúng ta sau kinh nghiệm đại dịch, điều buộc chúng ta phải đối mặt với một loạt các vấn đề nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, sinh thái và chính trị, và tất cả đều có mối liên hệ với nhau.

Đức Thánh Cha đưa ra một số suy tư dựa trên phương pháp xem – xét – làm.

Xem

Trước hết là xem. Đức Thánh Cha nói rằng “việc phân tích quá khứ cách nghiêm túc và chân thành, bao gồm việc thừa nhận những khiếm khuyết mang tính hệ thống, những sai lầm đã mắc phải và sự thiếu trách nhiệm đối với Đấng Sáng tạo, với tha nhân và thụ tạo, đối với tôi, dường như là điều cần thiết để phát triển một ý tưởng phục hồi không chỉ nhằm mục đích xây dựng lại những gì đã có, nhưng để sửa chữa những gì không hoạt động tốt trước khi đại dịch virus corona xảy đến”.

Từ đó, Đức Thánh Cha thấy “một thế giới đã bị lừa dối bởi cảm giác an toàn ảo tưởng dựa trên sự khao khát thu nhập”; “một mô hình của đời sống kinh tế và xã hội mang tính bất công và ích kỷ”; “một cách sống không chăm sóc môi trường đầy đủ”.

Xét

Bước thứ hai là xét, đánh giá những gì mình thấy và việc này khuyến khích chúng ta trở nên tốt hơn. Nhắc lại ý tưởng của ngài trong buổi gặp giáo triều Roma vào dịp Giáng sinh năm ngoái – Khủng hoảng mở ra những cơ hội mới, Đức Thánh Cha mời gọi “lợi dụng thời gian này để tiến bước”. Ngài nói: “Khủng hoảng mở ra con đường cho một tương lai công nhận quyền bình đẳng thực sự của mỗi người: không phải là bình đẳng trừu tượng, mà là bình đẳng cụ thể, mang lại cho mọi người và các dân tộc những cơ hội công bằng và thực sự để phát triển”.

Làm

Cuối cùng là làm. Đức Thánh Cha nói: “Ai không hành động thì bỏ phí cơ hội mà khủng hoảng mang lại”. Hành động đòi có một mô hình phát triển đặt con người ở trung tâm. Do đó, “mỗi hành động đều cần một tầm nhìn, một tầm nhìn tổng thể và hy vọng” như tầm nhìn của ngôn sứ Isaia, nhìn thấy các dân “biến gươm đao thành cuốc thành cày, ren giáo mác nên liềm nên hái” (Is 2,4). Đức Thánh Cha giải thích: “Hành động vì sự phát triển của tất cả là thực hiện công việc hoán chuyển. Và trên hết là những quyết định hoán chuyển sự chết thành sự sống, vũ khí thành lương thực”. Đức Thánh Cha cũng nhắc đến sự hoán cải sinh thái, xem công trình sáng tạo như “ngôi nhà chung” và cần hành động để bảo vệ nó. (CSR_4334_2021)

Hồng Thủy - Vatican News