18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 8)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 14)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 27)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 27)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Bánh Rượu sau truyền phép là chính Mình Máu Chúa Kitô LỄ MÌNH MÁU CỰC THÁNH CHÚA GIÊSU

03 Tháng Sáu 20216:23 CH(Xem: 722)

bloodjBánh Rượu sau truyền phép là chính Mình Máu Chúa Kitô

LỄ MÌNH MÁU CỰC THÁNH CHÚA GIÊSU (Mc 14, 12-16;22-26)

 

Thứ Năm sau Lễ Chúa Ba Ngôi, tức 10 ngày sau Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Giáo Hội long trọng cử hành “Lễ của Chúa”. Liền sau Lễ là kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên các ngả đường ngõ phố để loan truyền cho mọi người biết rằng : Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới.

“Lễ của Chúa” hay còn gọi là “Lễ Mình Máu Chúa Kitô”.

Trước khi tự ý nộp mình chịu khổ hình và chịu chết, Chúa Giêsu, Thiên Chúa làm người, đã muốn trối lại cho các môn một dấu chỉ hữu hình về sự hiện diện của Người giữa chúng ta. Vào ăn bữa sau hết tại một căn phòng rộng rãi ở trong thành, đang khi ăn Chúa Giêsu cầm bánh trong tay thánh thiện khả kính, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ và nói : "Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta". Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: “Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người” (Mc 14, 22-24). Toàn bộ lịch sử của Thiên Chúa với con người được tóm gọn trong những lời trên.

Chúa Giêsu đã chọn bánh và rượu, làm dấu chỉ sự hiện diện của mình. Qua một trong hai dấu chỉ, Chúa Giêsu đã tự trao ban chính mình cách hoàn toàn, chứ không phải chỉ một phần, và dạy các môn đệ : “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Vì thế, mỗi khi chúng ta, những người công giáo cử hành Thánh lễ là chúng ta “nhớ đến Chúa Giêsu”; và tin rằng “Bánh và Rượu vừa được truyền phép là Mình và Máu Chúa Giêsu”. Lễ này công khai biểu lộ niềm tin này vào Bí tích Thánh Thể.

Chúa Giêsu hiện diện dưới hình thức Bánh và Rượu

Để hiểu Lễ của Chúa, trước tiên cần phải hiểu “bí tích” là gì. Bí tích là dấu chỉ hữu hình một thực tại vô hình. Thiên Chúa không ai thấy bao giờ, nhưng Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã mạc khải cho chúng ta : “Ai thấy Thầy, là thấy Chúa Cha; ai nghe lời Thầy, là nghe lời Chúa Cha; ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Chúa Cha; ai chối bỏ Thầy, kẻ ấy cũng chối bó Chúa Cha…” (x.Ga 14, 6-24). Chúa Giêsu, một con người thực sự sinh ra tại Palestin. Nơi Chúa Giêsu, người tín hữu biết được Thiên Chúa làm người. Sau khi chết và sống lại, Chúa Giêsu đã hiện ra với các môn đệ như dấu chỉ về sự hiện diện hữu hình luôn mãi của Người, chúng ta diễm phúc có được “Mình và Máu Chúa” dưới dạng cụ thể là Bánh và Rượu, như Chúa đã truyền cho chúng ta làm. Người công giáo tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu, dưới hình thức Bánh và Rượu đã được truyền phép.

Bánh được truyền phép, một thứ lương thực đơn giản, gồm ít bột và nước. Bánh, Thiên Chúa đã ban cho dân Chúa lần đầu tiên trong sa mạc. Bánh, Chúa Giêsu đã làm phép lạ hóa nhiều để nuôi dân chúng. Lời nguyện trong Thánh lễ, phần dâng bánh, Giáo hội xác định bánh là sản phẩm của hoa màu ruộng đất và lao công của con người. Để có bánh, con người phải khó nhọc nắng mưa, làm đất, gieo hạt và thu hoạch, cuối cùng làm bánh.

Bánh không chỉ là sản phẩm của con người, dù con người làm ra; bánh còn là sản phẩm của hoa màu ruộng đất, vì thế bánh là một ân ban. Thực ra, có công lao của con người, đất mới trổ sinh hoa trái ; những chỉ có Đấng Tạo Hóa mới làm cho cây đơm bông kết hạt. Bánh là hoa trái của đất trời. Hàm chứa sức mạnh của đất và hồng ân từ trời cao là nắng mưa. Nước cũng thế, để làm được bánh, chúng ta không thể tạo ra nước được. Nói đến đây làm chúng ta nhớ lại hành trình của Dân Chúa trong sa mạc khi người và súc vật khát nước, nước là hồng ân vĩ đại, chúng ta không có khẳ năng tạo nước ra cho mình.

Rượu là Dấu chỉ nói cho chúng ta một cách thế tương tự. Rượu thể hiện công trình tuyệt vời của Đấng Tạo Hóa : “Từ cao thẳm, Chúa đổ mưa xuống núi…Chế rượu ngon cho phấn khởi lòng người” (x.Tv 104,13-15). Rượu của niềm vui mà Thiên Chúa muốn cho chúng ta hưởng dùng. Nhưng rượu cũng nói về Cuộc Khổ Nạn : vườn nho phải lớn lên để được thanh tẩy ; dưới nắng mưa nho phải chín và được ép rượu : chỉ qua sự vất vả này mà rượu thành rượu quí.

Trong lễ Mình Máu Cực Thánh Chúa, chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu hiện diện trong tấm bánh. Điều này nhắc nhở chúng ta về cuộc hành trình 40 trong sa mặc của dân Israel. Manna của ăn Chúa nuôi dân trong sa mạc, nay Chúa Giêsu, Bánh bởi trời đích thực mà Thiên Chúa ban cho chúng ta.

Bí tích Thánh Thể nằm trong tiến trình của việc Nhập thể, trong đó Thiên Chúa đã "làm cho mình được nhìn thấy" qua một con người là Chúa Giêsu, sau khi sống lại và lên trời, bằng bánh và rượu được truyền phép.

Lễ này được cử hành thế nào ?

Sau Thánh lễ là cuộc rước long trọng Mình Thánh Chúa vừa được truyền phép qua các ngả đường và ngõ phố của các thị trấn cũng như làng mạc. Các tín hữu thể hiện đức tin của mình bằng cách trang trí cờ, hoa, băng rôn… công khai cho mọi người thấy niềm tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu nơi Bí tích Thánh Thể.

Phương Du ám chỉ Chúa là Chúa cả trời đất, muôn phương phải bái thờ.

Bàn thờ được trang trí hoa nến là để đón rước Vua Trời.

Mặt nhật, dưới dạng mặt trời (đó là ý nghĩa của từ «mặt nhật»), chỉ ra rằng Chúa Giêsu là “Mặt Trời”: Người là Ánh Sáng của lòng ta.

Bình khói hương nghi ngút vừa đi vừa xông lên trước Mình Thánh Chúa, làn hương thơm nghi ngút tỏa bay lên trước tòa Chúa tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta.

Các em bé rắc trên đường nhắc lại cuộc Rước Chúa Giêsu vào thành thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng.

Trong khi rước kiệu, chúng ta bước theo chính Chúa Giêsu. Và cầu xin Chúa : Hướng dẫn chúng ta trên đường đời ! Chỉ cho chúng ta đường phải đi đến với Giáo hội và các mục tử ! Kiệu Chúa ra ngoài nhà thời để Chúa nhìn thấy nhân loại đau khổ vì dịch bệnh, lang thang bấp bênh giữa bao nhiêu vấn nạn, thấy cái đói về thể lý và tâm lý hành hạ dân Cúa!

Lạy Chúa, xin Chúa chữa lành thế giới và ban cho nhân loại bánh để nuôi dưỡng xác hồn ! Xin cho nhiều người có công ăn việc làm ! Xin Chúa ban chính Chúa cho họ ! Xin Chúa tẩy rửa và thánh hóa chúng con trong mọi sự ! Xin Chúa giúp chúng con hiểu rằng phải qua Khổ Nạn, qua lời "xin vâng" trên cây thập giá, với sự từ bỏ và thanh tẩy, chúng con mới có thể đạt tới vinh quan. Xin qui tụ con cái Chúa tản mác khắp nơi về cùng một mối. Xin hiệp nhất chúng con với Giáo hội của Chúa, đoàn kết chúng con với anh em bị chia rẽ ! Nhất là xin ban cho chúng con! Amen!

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ